LỊCH SỬ CÁC ANH HÙNG NHỎ TUỔI
Có thể bạn quan tâm
LỊCH SỬ CÁC ANH HÙNG NHỎ TUỔI
KIM ĐỒNG
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng ,quê ở thôn Nà Mạ ,xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên và là tổ trưởng của tổ chức Đội ta khi mới thànhlập(1941)
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo;Bố mất sớm , anh trai tham gia cách mạng . Kim Đồng sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng.
Năm 1943 trong một lần đi liên lạc về. giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta.Kim Đồng nhanh trí nhử bọn địch nổ súng về phía mình.Nhờ tiếng súng nổ ấy các cán bộ đã tránh thoát lên rừng.Song ,Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ,bên bờ suối Lê-Nin -Hôm ấy vào ngày 15-2-1943
Võ Thị Sáu (1935–1952)
Võ Thị Sáu tên thật: Nguyễn Thị Sáu, ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mới 12 tuổi đã tham gia cách mạng. Năm 14 tuổi chị dùng lựu đạn giết chết tên quan ba Pháp và 20 tên lính.
Năm 1950 chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng ác ôn tại xã nhà, lần đó chị bị bắt, sau gần 3 năm giam cầm và tra tấn ở Khám Chí Hoà, giặc Pháp đưa chị ra Côn Đảo. Chúng lén lút đem chị đi thủ tiêu, lúc giết chị tên giặc bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào chúng “ Tao chỉ biết đứng không biết quỳ”. Võ Thị Sáu hi sinh anh dũng hồi 7 giờ ngày 23.1.1952.
Chị VÕ THỊ SÁU đã được nhà nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất. Anh hùng Lực lượng vũ trang ( 1993)
VỪ-A-DÍNH
Vừ -A -Dính ngườdân tộc H Mông, tỉnh Lai Châu. mới 13 tuổi anh tham gia liên lạc chodân quân, bộ đội. Năm 1948 trong một trận càn, giặc Pháp đã bắt được anh trong lúc đang đi công tác, chúng khảo tra, đánh đập anh trong 3 ngày nhưng khai thác được gì; biết mình không thoát được nên anh lừa bọn giặc phải khiêng anh đi quanh suốt ngày trong rừng dụ rằng để chỉ nơi cơ quan kháng chiến. khi biết bị lừa bọn giặc đã dã man bắn chết anh.
V ừ- A- Dính đã trở thành liệt sĩ thiếu niên của Đội ta
LÊ VĂN TÁM
Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn.Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.
Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chổ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố.
Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc :“Em bé đuốc sống”
NGUYỄN BÁ NGỌC
Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B trưòng cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá (năm học 1964-1965).Vào những năm 1964 giặc Mỹ đổ bộ vào miền Nam và cho máy bay đánh phá miền Bắc.
Một hôm (1965) tại xã Quảng Trung bị giặc ném bom dữ dội, lúc ấy người lớn đã ra đồng ruộng chỉ còn trẻ con ở nhà .
Đang ở dưới hầm nhưng nghe tiếng khóc to ở nhà bên, nhào lên dìu 2 em nhỏ xuống hầm, thì bị bom bi bắn vào lưng, cứu được 2 em nhỏ rồi Ngọc lả đi, vết thương nặng Ngọc đã hy sinh vào ngày 5-4-1965 tại bệnh viện. Noi gương ấy nhiều bạn trong cả nước dũng cảm hy sinh cứu em nhỏ trong bom đạn của địch
LÊ HỒNG PHONG(1902-1942)
Lê Hồng Phong sinh năm1902 tại xã Hưng Thông ng Nguyên, Nghệ Tĩnh.
Năm 22 tuổi anh được cử sang Xiêm rồi sang Trung Quốc để liên lạc cách mạng, anh gia nhập cộng sản Đoàn và tham gia nhiều lớp đào tạo quan trọng ở Trung Quốc, Nga…và trở thành cán bộ quân sự quan trọng của cách mạng. Cuối năm 1934 anh được bầu làm uỷ viên dự khuyết củaQuốc tế cộng sản. Năm1936 anh tới Trung Quốc triệu tập hội nghị TW mở đầu thời kỳ cách mạng mặt trận dân chủ ở ViệtNam.
- Năm 1937về Sài Gòn cùng TW lãnh đạo cách mạng.
- Năm 1938 anh bị địch bắt và bị tra tấn dã man nhưng không khai thác đựoc gì chúng đưa anh về làng quản thúc. Năm 1939 anh bị bắt lần hai. Năm1940 Thực dân Pháp đày anh ra Côn Đảo với án 5 năm tù, Chúng tìm mọi cách giết hại anh, dùng đủ cách tra tấn. cuối cùng chúng giam anh trong hầm tối chật hẹp và cùm kẹp suốt ngày.
Ở đó ít lâu anh mắc bệnh kiết lỵ đến cạn kiệt sức lực, và anh đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6-9-1942
Nguyễn Viết Xuân
Nguyễn Viết Xuân - (sinh ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). 18 tuổi, anh xung phong vào bộ đội ở trung đoàn pháo cao xạ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị chiến đấu của anh đã bắn rơi nhiều máy bay địch.Năm 1964, đơn vị anh đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời phía Tây Quảng Bình. Buổi sáng ngày 18- 11- 1964, đơn vị anh đã đánh trả nhiều đợt tiến công điên cuồng của lũ máy bay Mỹ với tiếng hô vang "Nhằm thẳng quân thù, bắn!".
Lúc bị thương nát đùi bên phải, anh yêu cầu cắt bỏ chân và tiếp tục đưa vào bờ công sự, chỉ huy chiến đấu. Khi bầu trời không còn bóng giặc mọi người hùa đến nhưng anh đã hy sinh –
Lời hô " Nhằm thẳng quân thù, bắn!" trở thành bất tử, đã làm bạt vía quân thù và là biểu tượng của khí phách tuổi trẻ ViệtNam trong cuộc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân Mỹ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)
Quê ở xã Thanh Quýt, Huyện Điện Bàn, QuảngNam. Năm 15 tuổi anh theo gia đình vào Sài Gòn, làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán, tham gia biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn. Anh bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9-5-1964, giữa lúc đang gài mìn tại cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Mắc-na-ma-ra dẫn đầu, sang Sài Gòn vạch kế hoạch tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Anh bị xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964. Lúc xử bắn, anh không cho chúng bịt mắt, anh nói “ Phải để cho tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi!” và anh hô to:
… Hãy nhớ lấy lời tôi Đả đảo đế quốc Mỹ
Đả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh muôn năm
Anh được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân
HOÀNG VĂN THỤ (1909-1944)
Hoàng Văn Thụ sinh ngày 04/11/1909, tộc Tày, quê xã Nhân Lý (nay là xã Hoàng Văn Thụ), huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn .
Năm 1929 kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng.
Năm 1934 được bổ sung vào Xứ uỷ Bắc Kỳ.
Năm 1939 được bầu làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ.
Năm 1940 được bầu vào Ban Chấp hành TW.
Năm 1941 được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương, phụ trách công tác công - binh vận, sáng lập báo Cờ giải phóng.
Đến Tháng 8/1943, Hoàng Văn Thụ bị thực dân Pháp bắt.
Sáng 24- 5-1944, thực dân Pháp mang anh ra xử bắn. Anh ung dung ra pháp trường. Khi giám thị hỏi anh có cần bịt mắt hay không, anh trả lời không cần. Quan toà hỏi anh có cần nói lời cuối cùng, anh nói: " Trong cuộc đấu tranh sinh tử, giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng". Cha cố hỏi anh có cần rửa tội hay không, ông đáp: "Cảm ơn ông, tôi không có tội gì. Nếu yêu nước, cứu nước là có tội thì những người Pháp hiện giờ đang đấu tranh chống phát xít Đức bên nước ông đều là có tội cả. Ông hãy về hỏi xem họ có tội không?".
TRẦN VĂN ƠN
Văn Ơn sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm 1940, sau khi học xong tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, Trần Văn Ơn được lên Sài Gòn theo học tại trường Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Năm học 1947 – 1948, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước tại trường và gia nhập Hội học sinh sinh viên ViệtNam-Nambộ. Trần Văn Ơn đã vận động nhiều học sinh tham gia bãi khoá phản đối vua bù nhìn Bảo Đại đến trường, tổ chức mítting kỷ niệm ngày quốc tế lao động1-5
Anh đã tuyên truyền sách báo, tài liệu nói về chủ nghĩa Mác,và Liên Xô .Anh được phân công phát triển thêm mạng lưới cơ sở Hội học sinh Việt Nam. Sáng ngày 9-1-1950, Trần Văn Ơn đã dẫn đầu đoàn biểu tình với khẩu hiệu đòi quyền lợi cho học sinh, phản đối độc lập giả hiệu. Vào lúc 13 giờ, chính quyền Sài Gòn huy động một lực lượng lớn cảnh sát kết hợp với lính lê dương bao vây khu vực học sinh biểu tình. Một cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Trần Văn Ơn đã dũng cảm đương đầu với dùi cui, che chở cho học sinh nhỏ tuổi và các nữ sinh thoát ra ngoài. Bọn địch nổ súng, Trần Văn Ơn đã anh dũng hy sinh. Anh vừa tròn 19 tuổi. Ngày 23-3-2000 Trần Văn Ơn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
LÝ TỰ TRỌNG(1925-1931)
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng quê xã Thạch Minh, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Gia đình bị giặc khủng bố phải chạy sang Thái Lan và anh sinh ra ở đó. Năm 1926, anh được sang Quảng Châu học, rồi làm việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Năm1929 anh được phái về Sài Gòn công tác ở cơ quan Trung ương An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 9-2-1931, trong cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩaYên Bái, anh bắn chết viên thanh tra cảnh sát Pháp Lơ-Grăng để bảo vệ người diễn thuyết. Anh bị bắt, bị tra tấn dã man rồi lại dụ dỗ, nhưng anh luôn luôn giữ khí tiết cách mạng. Giữa đêm một ngày cuối năm 1931 kẻ thù đưa anh lên máy chém. Trước lúc hy sinh anh còn hát vang bài Quốc tế ca. Lúc ấy anh mới 17 tuổi |
Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941)
Nguyễn Thị Minh Khai (tên thật: Nguyễn Thị Vịnh) sinh năm 1910 ở xã Vĩnh Yên, thị xã Vinh, tỉnh Nghệ An.
Năm 16 tuổi chị đã tham gia cách mạng. Năm1930 chị được kết nạp Đảng, được cử sang hoạt động ở Hương Cảng. Năm 1931-1933 bị đặc vụ Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giam .
Năm 1935 học Trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Mat-cơ-va. Năm 1936 về nước làm bí thư Thành uỷ Sài Gòn và uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ. (Nguyễn Thị Minh Khai là người đồng chí, người bạn đời của Lê Hồng Phong).
Năm 1940, bị bắt tại Sài Gòn; bị thực dân Pháp kết án tử hình, bị bắn tại Hóc Môn 28.8.1941. Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng ViệtNam.
BẾ VĂN ĐÀN
Bế Văn Đàn ngưòi dân tộc Tày ở xã Quang Vinh, huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Anh vào bộ đội rất hăng hái và dũng cảm chiến đấu góp phần làm cho giặc Pháp điên đảo trong chiến dịch Đông Xuân.
Đầu năm 1954 trong trận đối đầu ác liệt với địch nhiều đồng chí đã hy sinh; Quyết trả thù cho đồng đội nhưng lúc đó tầm súng của xạ thủ Pù thấp quá, không chút ngập ngừng anh quỳ xuống lôi khẩu súng của Pù đặt lên lưng 2 tay ghì chặt súng và thét “ Bắn, bắn…trả thù cho các đồng chí”. Khẩu trung liên của Pù nhả đạn làm kẻ địch kinh hoàng.
Bế Văn Đàn đã oanh liệt hy sinh với hình ảnh “Lấy thân mình làm giá súng”.
Anh được nhà nước tặng thưởng huân chương quân công hạng nhì
Ngô Gia Tự ( 1908 - 1935)
Ngô Gia Tự sinh ngày 3-12-1908 ở làng Tam Sơn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Anh say mê đọc sách, học rộng tài cao, lại thêm biết nuôi chí lớn lo nước thương dân. Người anh ruột là Tri huyện muốn anh cố học để ra làm quan, nhưng ông kiên quyết đi theo con đường cách mạng, cứu dân, cứu nước.Từ năm 1926 anh gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, rồi được sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện. Giữa năm 1927 anh trở về nước, công tác ở tỉnh bộ Bắc Ninh, anh gây dựng được nhiều cơ sở, tích cực hoạt động trong nông dân binh lính và bám sát phong trào công nhân
Cuối năm 1928, anh vào Sài Gòn hoạt động dưới lốt công nhân khuân vác, tuyên truyền giáo dục cách mạng, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh. Khoảng năm 1929, anh ra Hà Nội dự phiên họp thành lập chi bộ đảng Cộng sản đầu tiên ở số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội).Sau đó được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ. Cuối năm 1930, anh bị địch bắt tại Sài Gòn đến 5-1933 thì bị đầy ra Côn Đảo. Vào một đêm cuối tháng 1-1935, chi bộ nhà tù tổ chức cho ông và một nhóm anh em vượt Côn Đảo, nhưng anh và các bạn đã mất tích giữa biển, Lúc ấy anh tròn 27 tuổi.
HÀ HUY TẬP(1902-1941)
Hà Huy Tập sinh 1902. quê làng Kim Nặc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Vốn là giáo viên của trường tiểu học Vinh, từ năm 1926 ông tham gia nhóm Phục Việt (sau đổi tên là Tân Việt). Năm 1927, ông vàoNam, cùng nhiều đồng chí khác hoạt động phát triển tổ chức đảng Tân Việt. Tháng 12-1928, ông sang Quảng Châu, liên lạc với Tổng bộ Việt Minh Thanh niên cách mạng đồng chí hội, được giới thiệu sang học ởLiên Xô ở trường Đại học Phương Đông
Tại Mátxcơva với bí danh Suixkine. Đến năm 1932, ông lên đường về nước, nhưng đến Pháp thì bị bắt và bị trục xuất sang Bỉ. Ông tìm cách sang Trung Quốc. Từ 1934, ông tham gia Ban chỉ huy hải ngoại Đảng. Năm 1935, ông có chân trong Ban chấp hành trung ương tại Thượng Hải. Sau đó ông về nước tích cực hoạt động.Tháng 5-1938, ông bị bắt tại Sài Gòn rồi bị trục xuất về quê để quản thúc. Hai năm sau chúng lại đưa ông vào Sài Gòn để xử lại, tuyên án 5 năm tù. Đến ngày 25-3-1941 chúng lại tuyên án tử hình, và xử bắn tại Hóc Môn. Hà Huy Tập là một chiến sĩ Cộng sản kiên cường, lập công đầu trong công cuộc chống đế quốc
MẠC THỊ BƯỞI (1927-1951)
Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong Cách mạng tháng Tám, cô tham gia Phụ nữ Cứu quốc tại địa phương. Sau khi Pháp tái chiến Đông Dương, cô bắt đầu tham gia lực lượng du kích và là một cán bộ chính trị cơ sở, hoạt động ở địa phương, vốn nằm trong vùng kiểm soát của quân đội Pháp.
Năm 1949, quân đội Pháp xây dựng bốt (đồn)…, liên tục tổ chức càn quét ở xã Nam Tân. Vì vậy cán bộ ở xã phải sang các vùng lân cận, Mạc Thị Bưởi vẫn tiếp tục ở lại xây dựng tổ chức cho Việt Minh. Hơn thế, cô còn tổ chức các tổ nữ du kích, xây dựng cơ sở ở xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho quân Pháp.
Năm 1950, quân Việt Minh tấn công đồn Thanh Dung, Mạc Thị Bưởi đã thực hiện việc trinh sát tiền trạm, tạo cơ sở để trận đánh thành công. Quân đội Pháp nhiều lần treo giải thưởng để bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng đều không thành công. Năm 1951, cô làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn bị gạo sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Trong một chuyến vận chuyển đó, bà bị quân Pháp phục kích bắt được và tra tấn tàn bạo. Cô kiên quyết không khai một lời và bị giết vào ngày 23 tháng 4 năm 1951, khi đó cô mới 24 tuổi. Ngày 31- 8 -1955, Mạc Thị Bưởi được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng2
ĐẶNG THUỲ TRÂM
Đặng Thuỳ Trâm sinh trưởng trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa, mẹ là dược sĩ, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội. Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam với tư cách là một bác sĩ quân y và được điều vào công tác ở Đức Phổ, chiến trường Quảng Ngãi. Thùy Trâm vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 27 - 9- 1968.
Ngày 22 tháng 6 năm 1970, bệnh xá Đức Phổ bị tập kích, Đặng Thùy Trâm hy sinh. Hài cốt cô được mai táng tại nơi hy sinh,
Sau thống nhất được đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ. Năm 1990, được gia đình đưa về nghĩa trang Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Cô là tác giả hai tập nhật ký được viết từ ngày 8-4-1968 cho đến ngày 20- 6- 1970( 2 ngày trước khi hy sinh). Hai tập nhật ký này được Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến vào cuối tháng 4- 2005 trả lại cho gia đình .
Đặng Thuỳ Trâm được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Namtruy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006
Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941)
Nguyễn Văn Cừ quê làng Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1926, tham gia lễ truy điệu Phan Châu Trinh nên bị đuổi học.
-Năm 1929 Gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và trở thành đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng.
- Những năm 1929 – 1930 hoạt động tại vùng mỏ, phụ trách các chi bộ Đảng ở Mạo Khê, Cửa Ông, Cẩm Phả.
Tháng1.1931 bị bắt giam ở Hoả Lò, kết án tù chung thân; Đến 1932 bị đày đi Côn Đảo. Anh tham gia các lớp học lí luận cách mạng bí mật tổ chức trong nhà tù; phụ trách tờ báo “Người tù đỏ”; viết bài cho tạp chí “ Ý kiến chung”. Năm 1936 ra tù trở về Hà Nội, khôi phục và tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ. Tháng 9-1937 là Uỷ viên thường vụ Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 3.1938, được cử làm tổng bí thư của Đảng. Tháng11-1939 Chủ trì Hội nghị VI của Ban Chấp hành TW Đảng ở Hóc Môn, Gia Định nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc và thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế. Thang1-1940 bị thực dân Pháp bắt kết án tử hình. Và anh bị bắn ngày 28-8-1941 ở Hóc Môn. Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng ViệtNam.
CÙ CHÍNH LAN
Cù Chính Lan sinh năm 1930 ở xã Quỳnh Đôi,huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ Tĩnh trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1945 anh tham gia cùng nhân dân cướp chính quyền. Năm 1951 anh tham gia chiến dịch Hoà Bình cùng đồng đội bắn cháy 4 xe tăng, một chiếc chạy theo hướng Xuân Mai nhả đạn vào trận địa, anh đã bám theo và dùng lựu đạn đánh vào chiếc xe ấy bốc cháy, anh được thưởng huân chương quân công với danh hiệu anh hùng đánh xe tăng.
Năm 1952 trong trận đánh GôTô, anh đã anh dũng chiến đấu dù mất lần từng cánh tay, cánh chân, còn miệng anh vẫn cương quyết “ Tôi còn mồm, chỉ huy chiến đấu được”. triệt hạ đồn xong anh tắt thở. Lúc đó anh mới 23 tuổi. Được nhà nước phong danh hiệu “Anh hùng quân đội nhân dân” là liệt sĩ
LA VĂN CẦU
La văn Cầu người dân tộc Tày, sinh năm 1932 tại xã Quang Thành, Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Với lòng khao khát đựoc cầm súng giết giặc trả thù cho cha và giải phóng đất nước mới 16 tuổi anh khai lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Năm 1950 lúc đánh trận Đông Khê lần 1 anh đau chân nhưng vẫn xin đi đánh, dù vậy anh vẫn vác được khẩu súng 12ly7 thu của địch về tới đơn vị. Trận đánh Đông Khê làn 2 anh được phân công chỉ huy tổ bộc phá đánh vào lô cốt đầu, địch tập trung hoả lực đánh trả nhiều đồng chí đã bị thương; khi đó cánh tay phải của anh bị gãy nát nên anh yêu cầu đồng đội chặt đứt cánh tay để khỏi vướng víu rồi ôm bộc phá đánh vào lô cốt đầu mở đường cho đơn vị xung phong.
Năm1952 được chính phủ và Bác Hồ tặng huy chương kháng chiến hạng nhất.
Ngày 19-5-1952 anh được tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
PHAN ĐÌNH GIÓT
Quê ở Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tỉnh, bố chết sớm hai mẹ con lam lũ nghèo khó
Năm 1950 anh mang cát sỏi vào mình cho đủ cân để được tòng quân đánh Pháp.
Cuối năm 1953 đơn vị anh được giao đánh đồn Him Lam - Điện Biên Phủ, mở màn cho chiến dịch, Anh đã cùng đồng đội đánh quyết liệt vào các hoả điểm của địch, nhưng còn một hoả điểm vẫn xối đạn liên tục làm cho đồng đội không tiến lên được. Anh liền nghĩ cách bịt nó lại. Anh lao lên ném hết số lựu đạn rồi ngã người úp lưng che kín lỗ châu mai của địch; đồng đội xông lên chiếm cứ điểm Him Lam mở đầu thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ
TRẦN PHÚ
Trần Phú sinh ngày 1-5-1904 quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm1924 tham gia cách mạng đồng chí hội lấy tên là Lý Quý.
Năm 1925 tham gia cách mạng ViệtNamcộng sản Đảng
Năm 1927 học tại Mac-cơ-va
Năm 1929 bị Pháp kết án tử hình vắng mặt
Năm1930 về nước hoạt động
Tháng 10-1930 thảo ra luận cương chính trị của Đảng và được bầu làm tổng bí thư đầu tiên của Đảng.
Ngày 19-4-1931 bị bắt tại Sài Gòn, chúng đánh đập tra tấn hết sức dã man, sau đó chúng đưa anh vào nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn) nhưng không chịu đựng nổi anh đã mất vào ngày 3-9-1931
Tô Vĩnh Diện (1924-1953)
Tô Vĩnh Diện - sinh nǎm 1924, quê ở xã Nông Trường huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Nhà nghèo, từ 8 đến 20 tuổi phải đi ở cho địa chủ, chịu đựng bao cảnh áp bức bất công. Tháng 7-1949, xung phong vào bộ đội, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Tháng 5-1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn, Tô Vĩnh Diện được điều làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo. Trên đường kéo pháo ở Điện Biên, pháo lao nhanh xuống dốc, Tô Vĩnh Diện xông lên trước, lấy thân chèn bánh pháo, cứu pháo an toàn, hy sinh một cách anh dũng. Anh đã được Quốc hội truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
VŨ BẢO
Liệt sĩ Vũ Bảo tên thật là Võ Văn Bảo, sinh năm 1949 trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng tại xã Cát Khánh (Phù Cát) Bình Định. 14 tuổi, Vũ Bảo đã giác ngộ cách mạng và tham gia làm giao liên du kích. Với lòng nhiệt tình, xông xáo và mưu trí, Vũ Bảo luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Ngày 20/7/1963, giặc bất ngờ đổ quân bao vây thôn An Quang hòng tiêu diệt các cán bộ cách mạng đang công tác tại đây. Trong lúc chèo thuyền đưa các cán bộ vượt vòng vây, Vũ Bảo đã anh dũng hy sinh. Trước khi hy sinh, Vũ Bảo nói: "Một mình cháu hy sinh cũng không ảnh hưởng nhiều đến cách mạng. Nếu các chú hy sinh thì thiệt hại cho Tổ quốc, cho đồng bào nhiều lắm." Hành động hy sinh dũng cảm của Vũ Bảo đã được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ViệtNamtặng thưởng Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng ba. Ngày 17/7/2002, Chủ tịch nước đã truy tặng liệt sĩ Vũ Bảo danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
DƯƠNG VĂN NỘI
Dương Văn Nội tham gia Đội thiếu niên cứu quốc Thủ Đô từ tháng 10 năm 1946. Lúc đó Nội mới 14 tuổi, Nội cùng hơn 60 bạn khác ở các phố Đội Cấn, Ngọc Hà… vào đội giao thông thuộc khu Thăng Long. Đầu tháng 12 năm 1946, trước ngày toàn quốc kháng chiến ít hôm, Nội được cử sang làm liên lạc cho một đại đội tự vệ chiến đấu ở khu Thăng Long. Đến tháng 3 năm 194, đơn vị của Nội về đóng ở chợ Giang Xá và lấy tên là Đội du kích Thủ Đô. Đầu tháng 4 năm 1947, giặc Pháp mở cuộc hành quân lớn gồm nhiều mũi càn quét vào nơi Đội du kích Thủ Đô đóng quân. Nội đã cùng các anh tham gia chiến đấu. Với khẩu súng trường cao gần bằng người. Nội bình tĩnh và nhanh nhẹn bắn giặc. Một mình Nội đã hạ được 3 tên giặc Pháp. Sau đó, súng hết đạn, Nội bị trúng đạn giặc hy sinh ngay tại trận. Hôm ấy là ngày 2 - 4 - 1947, Nội vừa bước sang tuổi 15. Dương Văn Nội đã được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương chiến thắng hạng nhì.
HỒ VĂN MÊN
Hồ Văn Mên sinh năm 1953 tại ấp Thạnh Lộc, xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé trong một gia đình nghèo. Lên 6 tuổi, mồ côi mẹ. Năm 10 tuổi, cha bị bọn Mỹ Ngụy bắt đánh đập tàn phế rồi giết chết. Hồ Văn Mên liền vào đội thiếu nhi tham gia giết giặc từ đấy. Đến năm 13 tuổi, đã tham gia 7 trận lớn nhỏ, diệt 79 tên địch, cùng nhiều xe cơ giới của địch. Sống với bà nội, Mên tỏ ra là đứa cháu ngoan, đỡ bà việc nhà, cùng bà đi chợ bán trầu cau lấy tiền sinh sống. Nhiều nơi mang dấu tích và chiến công của anh như: Cua Cát, Phú Văn, Chợ Mới… đã đi vào lịch sử đánh giặc của tỉnh Sông Bé. Một lần bị giặc bắt, Mên đã tìm cách trốn thoát và lại tiếp tục đánh giặc.Trận đánh nổi tiếng nhất là trận diệt hơn 59 tên sĩ quan và binh lính ngụy ở sòng bạc Phú Văn. Hồ Văn Mên đã được tặng ba danh hiệu vẻ vang: dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới, dũng sĩ diệt xe cơ giới cấp ưu tú. Năm 1967, Hồ Văn Mên được ra miền Bắc thăm Bác Hồ và là đại biểu nhỏ tuổi nhất trong đoàn thiếu nhi dũng sĩ miền Nam ngày đó. Anh mất ngày 5-3-1984 do vết thương ở sọ não trong trận đánh giặc trước đây tái phát.
KƠ-PA-KƠ-LƠNG
Kơ-pa-kơ-lơng sinh ngày 19-8-1948 dân tộc Gia Rai, Tây nguyên. Căm thùMỹ-Diệm giết cha trong cuộc nổi dậy của dân làng, anh quyết chí trả thù.
13 tuổi anh đã xin vào đội du kích, nhưng không được chấp nhận, anh liền tự làm nỏ, phục kích bắn bị thương 1 tên giặc, nó không chết vì tên không tẩm thuốc độc. Anh bèn xin người già mũi tên có độc và bắn chết 3 tên liền. Thế là anh được nhận vào đội du kích và được phát súng với 3 viên đạn phải hạ được 3 tên giặc. KơPa Kơ lơng đã bắn phát thứ nhất xâu liền 5 tên, phát thứ hai xâu liền ba tên còn viên thứ ba anh nộp lại vì đã hai lần quá 3 tên. Đến một trận khác anh bắn 3 viên hạ 7 tên, một lần khác nữa anh bắn 7 viên hạ 19 tên giặc.
Trong đơn xin gia nhập quân đội anh viết “ em đã giết 34 tên Mỹ ngụy, phá được 8 xe cơ giới, nay em đã lớn xin cấp trên cho em được vào quân giải phóng.
Năm 15 tuổi KơLơng đã đánh 30 trận, giật 12 quả mìn lật nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên địch, trong đó có 4 tên Mỹ.
KơPa KơLơng được tặng danh hiệu anh hùng quân đội
NGÔ MÂY
Ngô Mây quê ở làng Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. mồ côi cha từ thưở nhỏ
Mùa thu năm 1945 anh trở thành đội viên đội “Tự vệ sắt” của làng. Theo lời Bác gọi “ thanh niên cảm tử, cho tổ quốc quyết sinh” anh có mặt ngay trong đội cảm tử của tỉnh nhà. Anh viết quyết tâm thư nguyện ôm bom giết giặc.
Anh được bố trí mai phục ở trong rừng suối Vôi, Hơn một đại đội Âu Phi và bốn xe cơ giới ầm ầm lao trên đường An Khê, anh ôm bom ra nấp ở vệ đường chờ giặc đến. Như kế hoạch quân ta rút lui, giặc mắc mưu xông ra miệng hò hét: -Việt Minh đâu,Việt Minh đâu? Như ánh chớp Ngô Mây vụt lên thét lớn : “ Việt Minh đây”
Bọn giặc thấy anh một mình liền ùa tới toan bắt sống, anh liền nhấc bổng quả bom lao lên phía giặc: “Ầm”, tiếng nổ xé trời, bọn giặc tiêu tan. trái bom của anh đã chặn đứng cuộc đụng độ đầu tiên mở đường cho các trận ác liệt sau nầy.
Ngô Mây đã hy sinh nhưng tấm gương người liệt sỹ trẻ tuổi “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” chẳng bao giờ phai
NƠ TRANG LƠNG
Từ khi thực dân pháp đặt chân lên vùng Tây nguyên, các cuộc nổi dậy của đồng bào miền núi xảy ra liên tục. Quan trọng nhất là cuộc nổi dậy của người anh hùng Tây nguyên -Nơ Trang Lơng chống lại âm mưu bình định Tây nguyên.
Thành tích nổi bật nhất là trận hạ đồn Bù-mê-ra, giết được tên sĩ quan khét tiếng Hăng-ri met:
Lúc ấy năm 1911 Hăn-ri-met hành quân vào vùng Mnông đốt làng hãm hiếp và giết cả nhà Nơ-trang-lơng.
Năm 1914 Nơ trang lơng cùng em lập mưu gạt Hăng ri met kéo quân ra khỏi đồn, Nghĩa quân chia làm 2 cánh, một cánh giết chết Hăng ri met, một cánh triệt hạ đồn Bù mê ra.
Nơ Trang Lơng tiếp tục cầm đầu cuộc kháng chiến đến tháng 5 -1935 ông đã hy sinh
Từ đó trong lịch sử tên tuổi Nơ Trang Lơng được nhắc đến như các anh hùng của dân tộc
Lê Thị Hồng Gấm | |
Lê Thị Hồng Gấm, sinh nǎm 1951, trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang). Tham gia cách mạng từ nhỏ, việc gì được giao cũng nhận và hǎng hái làm tròn. Đối với đồng đội thì ơn nghĩa chí tình như đứa em gái. Chị hi sinh trên đường giao liên vào xuân 1970, sau khi một mình tiêu diệt nhiều tên địch, bắn rơi máy bay lên thẳng của địch. Bị thương nặng biết không qua khỏi, chị đã bắn đến viên đạn cuối cùng, gắng sức đập gẫy nát khẩu súng không để lọt vào tay địch. Lúc đó Hồng Gấm mới 19 tuổi. |
Lê Thị Riêng (1925 - 1968)
Lê Thị Riêng Quê Bạc Liêu, nguyên ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miềnNam, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miềnNam. Bị địch bắt vào tháng 5-1967, giam tại nhà lao Biên Hòa. Dù địch tra tấn vô cùng dã man, chị vẫn không khuất phục.
Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, chị bị địch giết chết trên đường Hồng Bàng - Sài Gòn (nay thuộc đường Hùng Vương).
Phan Đăng Lưu (1902 - 1941)
Phan Đăng Lưu (1902 - 1941), nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Cộng sản ViệtNam. Quê: xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Trường Canh nông (Tuyên Quang). Tham gia Hội Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng), uỷ viên Tổng bộ. Năm 1928, tham gia xuất bản “Quan hải tùng thư” tại Huế; uỷ viên thường vụ của Tổng bộ Đảng Tân Việt. Đại diện Đảng Tân Việt sang Quảng Châu để bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Bị bắt tại Hải Phòng (9.1929), bị kết án tù khổ sai và đày đi Buôn Ma Thuột. Ra tù năm 1936, tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ ở Huế. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1938); uỷ viên thường vụ (1940), được phân công chỉ đạo phong trào ở Nam Kỳ. Dự Hội nghị VI (11.1939, hội nghị quyết định nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế) và Hội nghị VII (11.1940) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bị bắt 22.11.1940 khi vừa về đến Sài Gòn. Bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị bắn ở Hóc Môn (28.8.1941). Phan Đăng Lưu là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ViệtNam
Tô Hiệu (1912-1944) Tô Hiệu người làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Cha ông làm nghề dạy học. Những năm 1925-1926 ông theo học trường Pháp - Việt tại thị xã Hải Dương, tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh nên bị đánh trượt trong kỳ thi tiểu học. Năm 1927 Tô Hiệu lên Hà Nội, vừa học vừa kiếm tiền nuôi thân, vừa tham gia hoạt động yêu nước trong phong trào học sinh. Sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1930 ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt, chúng kết án 4 năm tù giam, đày đi Côn Đảo. Mùa thu năm 1938, ông được Trung ương Đảng phân công phụ trách miền duyên hải Bắc kỳ, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự Đảng Hải Phòng. Ngày 30/5/1939, Tô Hiệu lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thuế đèn, thuế nước. Ngày 1/12/1939, ông bị bắt trên đường đi in tài liệu ở Hải Phòng. Năm 1940 ông bị đày lên Sơn La. Tại đây Tô Hiệu được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, ông đã lãnh đạo anh em kiên trì đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù. Ngày 7/3/1944 Tô Hiệu qua đời tại Sơn La. Mộ ông được an táng tại nghĩa địa Vườn ổi. Hưởng dương 32 tuổi. |
Hồ Văn Nhánh
Sinh năm 1955 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân. Năm 1968, ông giác ngộ cách mạng, tham gia Đội du kích mật của xã nhà. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) của ta, địch tiến hành phản kích quyết liệt; cho nên chiến trường bị chia cắt và hầu như địa phương nào, trong đó có xã Long Hưng, cũng gặp khó khăn về vũ khí và đạn dược. Trước tình hình đó, ông quyết định đột nhập vào căn cứ Đồng Tâm của Sư đoàn 9 Mỹ để gỡ mìn, lấy vũ khí địch đánh lại địch. Cứ thế, ngày qua ngày, sau khi đi học về, Hồ Văn Nhánh lại bí mật luồn qua các vòng rào dây thép gai, vào căn cứ của địch tiến hành việc gỡ mìn. Đây là một công việc cực kỳ nguy hiểm; nhưng do thông minh, cẩn thận và dũng cảm, ông đã gỡ được hàng ngàn quả mìn các loại, cung cấp cho bộ đội và du kích các xã chế tạo vũ khí đánh địch. Từ sáng kiến của ông, Đội du kích của các xã xung quanh căn cứ Đồng Tâm và Ban Chỉ huy Mặt trận vành đai diệt Mỹ Bình Đức đã thành lập các tổ chuyên trách gỡ mìn; và số mìn thu được ngày càng nhiều. Tháng 9 – 1969, trong một lần gỡ mìn ở vòng rào thứ 3 của căn cứ Đồng Tâm, ông đã anh dũng hy sinh. Lúc ấy, ông mới vừa 14 tuổi. Chỉ trong một năm công tác, Hồ Văn Nhánh đã 131 lần vào căn cứ Mỹ, trực tiếp gỡ hơn 4.500 quả mìn, hướng dẫn cho bộ đội và du kích gỡ được hơn 1.100 quả, phục vụ cho bộ đội và du kích đánh trên 300 trận, tiêu diệt hàng trăm lính Mỹ và tay sai. Ông được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Phạm Hồng Thái (1895-1924)
Phạm Hồng Thái (tên thật: Phạm Thành Tích); liệt sĩ chống Pháp nổi tiếng đầu thế kỉ 20. Quê: làng Do Nha, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Học Trường Kĩ nghệ Hải Phòng (1916). Năm 1919, công nhân Nhà máy điện Hãng SIFA, tham gia đấu tranh, bị sa thải. Năm 1923, làm ở Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Tháng 1.1924, cùng Lê Hồng Phong sang Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4.1924, gia nhập Tâm tâm xã do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập (1923). Tháng 4.1924, ám sát toàn quyền Meclanh (Merlin). Ngày 19.4.1924, Phạm Hồng Thái giả làm phóng viên, lọt vào khách sạn Vichtoria ở Sa Điện, tô giới của Pháp ở Quảng Châu, nơi Meclanh dự tiệc, ném tạc đạn và Meclanh bị thương nhẹ. Phạm Hồng Thái bị truy đuổi phải nhảy xuống Châu Giang hi sinh.
Di hài được chính quyền Trung Hoa mai táng ở núi Hoàng Hoa Cương, khu mộ của 72 liệt sĩ Trung Quốc hi sinh trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), có bia đề “Việt Nam liệt sĩ Phạm Hồng Thái chi mộ”.
( Sưu tầm từ các tư liệu của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh)
Nhắn tin cho tác giả Trường Th An Linh @ 14:29 21/09/2012 Số lượt xem: 72963 Số lượt thích: 1 người (Nguyễn Thị Hương)Từ khóa » Các Anh Hùng Nhỏ Tuổi Của Việt Nam
-
Những Anh Hùng Trẻ Tuổi - Nhà Văn Hóa Thanh Niên
-
20 ANH HÙNG TRẺ TUỔI TRONG LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
-
Chân Dung 10 Anh Hùng Thiếu Niên Tuổi Nhỏ Trí Lớn Đã Làm ...
-
Tiểu Sử Các Anh Hùng Nhỏ Tuổi Trong Lịch Sử Việt Nam Thời ...
-
Tiểu Sử Các Anh Hùng Nhỏ Tuổi
-
Những Người Anh Hùng Trẻ Tuổi Trên Tem Bưu Chính - VNPost
-
20 ANH HÙNG TRẺ TUỔI TRONG LỊCH SỬ
-
Tiểu Sử Các Anh Hùng Nhỏ Tuổi - .vn
-
Bài Dự Thi Người Anh Hùng Nhỏ Tuổi Chí Lớn Vừ A Dính (8 Mẫu)
-
Bài Dự Thi Người Anh Hùng Nhỏ Tuổi Chí Lớn (8 Mẫu) Đáp án Cuộc Thi ...
-
NOI GƯƠNG NGƯỜI ANH HÙNG NHỎ TUỔI – KIM ĐỒNG
-
TIỂU SỬ KIM ĐỒNG