Lịch Sử Chùa Lưỡng Xuyên, Trà Vinh - .vn

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Chùa Việt Thứ năm, 01/02/2018, 09:32 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Lịch sử chùa Lưỡng Xuyên, Trà Vinh

Minh Mẫn gg follow

Chùa tọa lạc ở số 3 đường Lê Lợi, phường 1, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Chùa có tên Lưỡng Xuyên, xuất phát từ nguồn gốc Hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập có giấy phép do Pierre André Michel Pagès, thống đốc Nam Kỳ ký ngày13 tháng 8 năm 1934.

Tại sao có tên chùa Lưỡng Xuyên? Trong cơn biến cố của đất nước vào thời Pháp thuộc, Chư tôn đức ưu tư cho tiền đồ Phật học tương lai, đã vận động thành lập một số nơi trước khi lập thành Hội Lưỡng Xuyên Phật học. Những trường lớp ngoài hội Phật học Lưỡng Xuyên ra đời gồm có trường Sông Tra ở chùa Linh Nguyên thuộc Đức Hà Hòa Long An. (Như Trí Khánh Hòa) được coi là học sinh xuất sắc của trường Sông Tra thời đó. Trường Mai Sơn, thành lập đầu năm 1947. Trường Ứng Quang (Ấn Quang) ngã ba Vườn Lài lập nên vào năm 1948. Cuối năm 1950, trường Liên Hải sáp nhập với trường Mai Sơn và Ứng Quang làm Phật học đường Nam Việt, cử hòa thượng Thiện Hòa làm giám đốc. Khi mới sáp nhập mượn chùa Sùng Đức làm trụ sở tạm. Sau đó dời về chùa Ứng Quang ở Vườn Lài và đổi tên thành chùa Ấn Quang. Do thời cuộc khó khăn, cùng lúc phong trào chấn hưng phật giáo từ nước ngoài, HT.Khánh Hòa phải bán chùa Tuyên Linh ở Trà Vinh, năm 1932, để xây Thích Học Đường ngay tại chùa Linh Sơn, trụ sở của Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học. Ông Trần Nguyên Chấn, lúc ấy giữ chức phó hội trưởng của Hội, muốn nắm quyền thao túng không được, nên mật báo với nhà cầm quyền Pháp là trường dạy chủ nghĩa cộng sản, trường buộc phải giải tán. Ðầu năm 1951, HT.Thích Thiện Hòa đã vận động các trường Phật học Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Ðức và Ấn Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt. Từ đây, chùa Ứng Quang được đổi tên thành chùa Ấn Quang và được chọn làm trụ sở của Phật học đường (Tổ đình Ấn Quang). Hòa thượng Thích Thiện Hòa được bầu làm Tổng Giám đốc. Thích Học Đường, cơ quan đào tạo tăng tài, xóa bỏ nạn thất học của tăng đồ, không thực hiện được ở thành phố. Các hòa thượng cố tìm một phương thức khác. Trước tình thế khó khăn mọi bề, Chư tôn đức đành lập Liên đoàn Học xã lưu động, qua ba địa điểm: Đầu tiên là chùa Long Hòa của hòa thượng Huệ Quang ở Cầu Kè Trà Vinh, điểm kế tiếp là chùa Thiên Phước của hòa thượng Chánh Tâm ở Trà Ôn và điểm thứ ba là chùa Viên Giác của hòa thượng Tâm Quang ở Bến Tre Nhưng ở điểm thứ ba, lớp học bị ông Trần Nguyên Chấn báo cho tỉnh trưởng Bến Tre Liên Đoàn là lớp học hoạt động không giấy phép, hòa HT.Khánh Hòa đành giải tán. Thời bấy giờ thuế thân đã gây cho thanh niên Tăng không ít khó khăn, vào thập niên 30 thế kỷ trước, cuộc sống quá nghèo, dân tình đói khổ thì Chư tăng lấy tiền đâu đóng thuế, vì thế ai về chùa nấy với thầy Tổ. Ý thức được nỗi lo sợ việc thất học của các tăng sinh thời ấy, trong khi ngoại đạo được ngoại bang hỗ trợ bành trướng, Hòa thượng Khánh Hòa cùng Hòa thượng Huệ Quang cố vận động với các Hòa thượng cùng một số phật tử trí thức có hằng sản hằng tâm ở Trà Vinh thành lập một hội Phật học hợp pháp khác, có tên Hội Phật học Lưỡng Xuyên. Hội Lưỡng Xuyên hoạt động hợp pháp năm 1935 Thích Học Đường Lưỡng Xuyên bắt đầu hoạt động với ban điều hành: Hòa thượng Khánh Hòa làm giám đốc; Hòa thượng Huệ Quang làm đốc giáo; Hòa thượng Khánh Anh làm giáo thọ trưởng. Thỉnh thoảng có mời các vị Mật Thể, Như Ý, Trí Thuyên, Nhựt Liên từ Huế vào dạy. Khóa đầu tiên của trường gồm có 30 học viên, trong đó có các vị: Hành Trụ, Huyền Quang, Thiện Hòa, Thiện Hoa, v.v... Trường đã gửi học tăng ra Huế học, như: Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hiển Thụy, Hiển Không, Hiển Chơn, v.v... Nguồn gốc chùa Lưỡng Xuyên: theo một số văn bản thì Tháng 8/1934, với sự vận động của sư Huệ Quang, một phật tử tên là Dương Thị Liễu dâng cúng ngôi chùa Long Phước, tại một vị trí hết sức thuận lợi thuộc làng Long Đức (nay là thị xã Trà Vinh). Lúc này sư Pháp Hải trụ trì lo việc hoằng dương đạo pháp. Ba vị cao tăng quyết định đổi tên ngôi chùa Long Phước thành chùa Lưỡng Xuyên và xúc tiến thành lập “Lưỡng Xuyên Phật học hội” và “Lưỡng Xuyên Phật học đường”. Nhưng HT.Thích Minh Thanh, trụ trì chùa cổ Bửu Sơn, chợ Lớn cho biết: chùa Long Phước trụ sở Hội Lưỡng Xuyên Phật học thuộc quản lý của BTS Phật giáo tỉnh Trà Vinh hiện nay, do HT.Nhật Huệ làm phó Ban, ngài bị bệnh, giao cho thầy phó trụ trì Tuệ Không trông nom, từ đó thầy Tuệ Không tự tuyên bố là trụ trì chùa Lưỡng Xuyên, đã có một nhân cách không xứng đáng tu sĩ, mất oai nghi lẫn uy tín đối với quần chúng. Khi tôi (HT.Minh Thanh) về khảo sát để tái thiết chùa Long Thiền, xã Lưu nghiệp Anh, Trà Cú, Trà vinh chùa cổ của HT.Huệ Quang Pháp chủ Phật giáo miền Nam, được phật tử phản ảnh, trong đó có ông Ba Hộ là con của bà Dương thị Liễu, tức vợ của ông Cả Hùng, nói - chùa là cái gốc chấn hưng Phật giáo miền Nam, chùa của ông bà để lại mà giờ đây bê tha xuống cấp sao thầy không có ý kiến, tôi (HT.Minh Thanh) nói, tuy chùa của mình đã cúng cho Giáo hội, mình không có pháp lý, có quyền giải quyết, mình cũng chỉ là một tu sĩ của Giáo hội, hãy đề nghị Giáo hội giải quyết. Cấp dưới không giải quyết được thì đưa lên cấp trên. Trước đây chùa có tên là Long Phước, sao đổi là Lưỡng Xuyên? Trước kia bà cả Hùng cúng chùa cho 6 vị đứng tên: đứng đầu là sư cụ Huệ Quang, trong 6 người đó có ông Phạm Văn Liêu, trưởng tòa án, là con trai bà Cả Hùng (chủ chùa) để phụ trách việc lập hội chấn hưng Phật giáo. Con cháu bà cả Hùng vẫn còn ở Trà vinh nên họ rất bức xúc, tôi( HT.Minh Thanh) cũng chỉ là tu sĩ là đàn con cháu các vị ngày xưa, nhìn thấy chùa Tổ rất là đau lòng…(Bà Dương thị Liễu và ông cả Hùng là sui gia với bà cố tôi (HT.Minh Thanh). Thầy Nhật Huệ còn khỏe, tôi (HT.Minh Thanh) góp ý - chùa là chùa Long Phước, Hội Lưỡng Xuyên, sao bây giờ thầy lại lấy tên chùa Lưỡng Xuyên, nơi chùa lịch sử về sau ai đến khảo cứu làm sao họ phân biệt đâu là chùa Long Phước và hội Lưỡng Xuyên, thầy Nhật Huệ bảo do họ gọi quen nên chùa có tên là chùa Lưỡng Xuyên, giờ thay đổi là cả vấn đề khó khăn về pháp lý, tôi (HT.Minh Thanh) nói xưa kia chùa Long Khánh có lò mổ heo đối diện, cứ khuya trống công phu trỗi là họ mổ heo, bà Hội đồng Phong thấy bất tiện bỏ ra 300 đồng để dời đi chỗ khác, ai cũng biết đó là chùa lò heo, nhưng có ai gọi chùa Long Khánh là chùa lò heo bao giờ. Bấy giờ phải sửa lại cho đúng là Lưỡng Xuyên Phật học Hội Long Phước Tự, chứ không có chùa Lưỡng Xuyên, rồi ông Tuệ Không chẳng tu học, từ tư cách, lời nói thái độ không ra gì, ông ta trông nom lò thiêu, giờ đưa vô đó tung hoành, Giáo hội địa phương không có trách nhiệm sao! Lưỡng Xuyên Phật học hội là cơ sở đào tạo nhiều danh tăng góp phần chấn hưng cho Phật giáo Việt Nam, vào đầu bán thế kỷ XX, xuất hiện nhiều nhân tài, cao tăng cho Phật giáo Việt Nam với thế kỷ hiện đại. Trong đó có HT.Thiện Hoa, HT.Thiện Hòa,…Hiện nay, chùa Long Phước (tức Lưỡng Xuyên vừa là cơ sở văn phòng BTS Phật giáo tỉnh, vừa là chốn tổ trang nghiêm thờ chư vị thạch trụ tiền bối một thời có công đào tạo danh tăng, chấn hưng Phật giáo. Và là danh thắng của tỉnh Trà Vinh. Chùa Lưỡng Xuyên được xậy dựng vào thế kỷ XIX, đến năm 1934, chùa được Hòa thượng Khánh Hòa trùng tu lần một và đặt tên cho chùa là chùa Long Phước. Năm 1987, chùa lại được thầy Minh Hà trụ trì đã đổi tên là chùa Lưỡng Xuyên mà theo HT.Minh Thanh cần phục hồi tên cũ để tôn trọng lịch sử, phân biệt rõ chùa Long Phước khác với Lưỡng Xuyên Phật học hội, Phật học Lưỡng Xuyên và đây cũng là nơi đánh dấu sự ra đời của hội Phật học Lưỡng Xuyên. Đã xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật học và mở Phật học đường Lưỡng Xuyên do các HT.Khánh Hòa, Khánh Anh và Huệ Quang phụ trách. Minh Mẫn - Nguồn tham khảo: - Thích Thiện Hoa, 50 năm chấn hưng Phật giáo T.1. Sài Gòn 1970 - Thích Khánh Anh, Khánh Anh văn sao. - Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Báo Duy Tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Kinh đại thừa công đức tạo tượng Phật ( Phần 1)

    Kinh đại thừa công đức tạo tượng Phật ( Phần 1)

  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 8)

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 8)

  • Bài kinh: Đức Phật khuyên người niệm Phật

    Bài kinh: Đức Phật khuyên người niệm Phật

  • Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

    Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

  • Hậu quả phía sau của lời thề độc

    Hậu quả phía sau của lời thề độc

  • Kinh thọ trì danh hiệu bảy Đức Phật sinh ra công đức

    Kinh thọ trì danh hiệu bảy Đức Phật sinh ra công đức

  • Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

    Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

  • Kinh Bách Dụ: Uống nước trong thùng gỗ

    Kinh Bách Dụ: Uống nước trong thùng gỗ

  • Kinh Tứ thập nhị chương

    Kinh Tứ thập nhị chương

  • Lược giảng Kinh Pháp Hoa

    Lược giảng Kinh Pháp Hoa

Lược sử thú vị của Chùa Kỳ Viên tại Sài Gòn

Chùa Việt 18:18 27/11/2024

Chùa Kỳ Viên thành lập vào năm nào không có tài liệu để chứng minh cụ thể, nhưng theo bảng chùa Kỳ Viên hiện nay vẫn còn treo ở trước chánh điện thì trong bản chùa đó có ghi hai dòng chữ Tàu có thể giúp chúng ta xác định được niên đại của chùa

Ngôi chùa 283 năm tuổi ở Bình Dương

Chùa Việt 18:00 27/11/2024

Chùa Hội Khánh (Bình Dương) là di tích lịch sử cấp quốc gia với 283 năm tuổi. Đây là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tới hoạt động, gây dựng phong trào yêu nước một thời gian khá dài từ năm 1923-1926.

“Báu vật” ở ngôi chùa không khói nhang, từng lọt top đẹp nhất thế giới

Chùa Việt 08:55 26/11/2024

Sở hữu tuyệt tác kiến trúc, ngôi chùa không bao giờ thắp nhang trở thành địa điểm thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan.

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

2

Hiểu nhân quả học Phật dứt sát sinh, thay đổi số mệnh

3

Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?

4

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)

5

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

6

Trung ấm nghĩa là gì?

7

Đại đức Thích Thiện Nguyên, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện Đầm Dơi viên tịch

Tin chọn lọc

Lược sử thú vị của Chùa Kỳ Viên tại Sài Gòn

Ngôi chùa 283 năm tuổi ở Bình Dương

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Chim trên đất Cù Lao

Chùa Núi Nổi giữa đồng bằng

Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2000 năm tuổi ở Thường Tín

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Hội Lưỡng Xuyên Phật Học