LỊCH SỬ CỦA MỘT HỌ | ĐỖ GIA AN LEO
Có thể bạn quan tâm
Vài nét về lịch sử Họ đỗ Việt Nam Lời mở đầu sách họ Đỗ Việt Nam, Tập I, đã viết: ” Họ Đỗ- một cộng đồng người Việt cổ đã sống trên quê hương đất tổ này từ xa xưa, rất lâu đời”. Các di tích, thư tịch cũ còn lưu giữ không ít nơi đã khẳng định rõ họ Đỗ đã tồn tại gắn liền với nơi phát tích, sinh tụ của người Việt cổ trên vùng đất này ít nhất cách đây khoảng 5.000-6.000 năm, trược thuở lập nước đầu tiên mang quốc hiệu Văn Lang, trước cả thời xác lập vua Hùng đời thứ nhất. Thật vây, theo ” Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư”, ” Bách Việt Tộc Phả” thì những người họ Đỗ xa xưa nhất tới nay được biết đến là cụ bà họ Đỗ, tên huý là Ngoạn, còn gọi là công chúa Đoan Trang. Cụ sinh ngày mồng tám tháng tư và hoá (mất) ngày rằm tháng bảy. Cụ thường được gọi theo họ là Đỗ Quý Thị ( tức Quý bà họ Đỗ). Cụ lấy chồng người họ Nguyễn tên là Nguyễn Minh Khiết tức là Đế Minh. Hai cụ sinh ta Lộc Tục (sau là Kinh Dương Vương). Họ Nguyễn Vân ở làng Vân Nội vẫn cúng giỗ cụ hằng năm với bài văn cúng: ” Thỉnh tổ tổng khoa- Cúng gia tiên”. Mộ và miếu thờ cụ ghi trong thư tịch cũ trên đây nay vẫn còn ở Ba La, thị xã Hà Đông. Cụ có 8 người em trai có tên là: Đỗ Xương, Đỗ Tiêu, Đỗ Kỷ, Đỗ Cương, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng. Do có sự bất hoà với chồng ( Đế Minh), Cụ đã đem con trai là Lộc Tục (khi còn ít tuổi) vào tu động Tiên Phi (thường gọi là Động Tiên) ở huyện Lạc Thuỷ thuộc tỉnh Hoà Bình ngày nay, cùng với 8 em trai của Cụ giúp cho Lộc Tục Trưởng thành: Cụ theo đạo Bà La môn, đạo hiệu là Hương Vân Cái Bồ Tát. Tám vị em trai đều là người tài giỏi, hết lòng giúp cháu(con của chị) cho đến khi Lộc Tục được cha là Đại Minh giao quyền thay cha trị vì đất nước, lấy hiệu là Kinh Dương Vương (được tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế), đặt tên là Xích Quỷ ( Xích nghĩa là đỏ, Quỷ là chữ ghép từ ba chữ Vương-Tam Vương-Xem sách “Họ Đỗ Việt Nam” Tập 1, NXB, VH-TT, Hà Nội, năm 2001, trang 239-244 do PGS Đỗ Tòng chủ biên và sách “Việt Nam cội nguồn trăm họ” của GS Bùi Văn Nguyên, NXB, KH-XH, Hà Nội 2001, tr 75-83). Tám vị mà Lộc Tục gọi là cậu ( em mẹ) sau đều trở thành các vị “Kim Cương”, thường được gọi là Bát Bộ Kim Cương và mang Phật hiệu, gồm: 1-Đỗ Xương, hiệu Thanh Trừ Tai Kim Cương; 2- Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thận Kim Cương; 3- Đỗ Kỷ, hiệu là Hoàn Tuỳ Cầu Kim Cương; 4- Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thuỷ Kim Cương; 5-Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương; 6-Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương; 7- Đỗ Bích, hiệu là Tử Hiền Thần Kim Cương; 8- Đỗ Trọng, hiệu là Đại Thần Lục Kim Cương. Bia con cóc Mộ của 8 vị này ở gò Thiềm Thừ (con cóc tía) ở vùng Ba La, cách mộ cụ bà Đỗ Quý thị mấy trăm mét đường chim bay. Trước đây gò này còn hai bia đá, trụ vuông, trên đỉnh trụ bia có con cóc ôm quả địa cầu, tượng trưng là “Cậu Ông Trời” (Ngọc Hoàng Thượng Đế). Bốn mặt bia đề bốn câu chữ Hán. Phiên âm chữ Hán: – Phương phần bảo vật – Vạn cổ nghiễm nhiên – Chi hạng lưu hương – Thiên thu thường tại. Lời dịch của La Sơn Phù Tử Nguyễn Thiếp năm 1789: – Lối cũ dấu thơm – Nghìn xưa vẫn đó – Cây to báu vật – Muôn thuở còn đây. Do biến động của lịch sử hai bia này đã bị di chuyển và nay vẫn còn nằm trên bờ sông Nhuệ thuộc làng Cự Khê. Tiếp theo dòng lịch sử đất nước, qua các thế hệ thời Hùng về sau cũng còn để lại di tích về những nhân vật lịch sử họ Đỗ tiêu biểu như: Thời Hùng Vương thứ Sáu có Đỗ Phụng Chân ở trang Khê Kiều, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình ngày nay, đã có công đánh giặc Ân, được dân làng tôn làm Thành Hoàng. Thời Hùng Nghị Vương (Hùng Vương thứ 17) ở trang Nhân Lý, nay là làng Tiểu Quan ( Châu Giang, Hưng Yên) có một gia đình họ Đỗ (Đỗ Quang) gồm 3 người con đã có công giúp nước, trong đó có một con gái. Thời Hùng Vương thứ 18: Số nhân vật lịch sử họ Đỗ xuất hiện không còn là cá biệt, như ở trang Cổ Tiết ( Thái Bình) có gia đình Đỗ Công Điềm và ba con trai Đỗ Quân Tấu , Đỗ Lục Lang, Điền Khánh và con gái là Liên Nương đã có công chống giặc, giúp dân, được suy tôn làm Thành Hoàng làng, hiện vẫn tiếp tục được thờ phụng. Từ đầu Công nguyên, nhất là từ thời Hai Bà Trưng, càng về sau danh sách các nhân vật họ Đỗ được ghi tên trong sử sách ngày càng nhiều mà qua hai cuốn sách họ Đỗ Việt Nam tập I và tập, đã cố gắng sưu tập, vẫn còn ít xa so với thực tế lịch sử. Hiện nay, họ Đỗ Việt Nam đã phát triển thành một công đồng rộng lớn, định cư ở hầu hết các vùng, các địa phương trong nước, từ miền cực Bắc đến tận Cà Mau. Xin nêu lên một vài số liệu đã thu thập được: 1 – Hai tập sách họ Đỗ Việt Nam (tập I và tập II) chúng tôi đã sưu tập, giới thiệu tóm tắt lịch sử được khoảng 320 chi , nhánh họ Đỗ ở các làng xã ( trong đó có 124 chi họ Đỗ ở vùng Nghệ – Tĩnh, Nam Thanh Hoá, gọi là Đậu ) , thực tế con số này chỉ là một phần nhỏ trong tổng số các chi nhánh họ Đỗ ở khắp mọi miền tổ quốc. Qua tìm hiểu sơ bộ một số nơi cho thấy: Các chi, nhánh họ Đỗ Việt Nam ở các làng xã khắp nơi còn rất đông; chẳng hạn tỉnh Vĩnh Phúc có 150 xã, phường , thị trấn thì có tới 144 xã có người họ Đỗ định cư, trong khi hai tập sách chúng tôi mới chỉ giới thiệu được 5 nơi . Không ít làng , xã có tới 5 – 9 chi, nhánh họ Đỗ có gốc thuỷ tổ khác nhau. Những tư liệu này cho thấy không gian sinh sống của cộng đồng cư dân họ Đỗ khá rộng lớn. 2 – Về các nhân vật họ Đỗ được giới thiệu và tôn vinh trong hai cuốn sách “Họ Đỗ Việt Nam” mặc dù chưa sưu tập hết nhưng đã đạt được một con số thật đáng quí. Thấm nhuần quan niệm về đạo lý truyền thống nhân văn tốt đẹp của tổ tiên là “Quan nhất thời , Dân vạn đại” chúng tôi sưu tập và giới thiệu những người họ Đỗ từ quan to chức lớn đến thứ dân, ai là người có công với dân, với nước được nhân dân, trong đó có họ hàng làng nước kính trọng, đều được coi là nhân vật đáng tôn vinh. Đương nhiên việc phân loại sắp xếp ở đây cũng chỉ tương đối hợp lý. Cụ thể là: – Có 219 nhân vật lịch sử , xưa và nay trong đó có 50 vị được tặng giải thưởng danh hiệu vinh dự đặc biệt của Nhà nước, danh hiệu “Nhân Dân”, … – Có 132 vị Đai khoa cũ: 5 vị bậc Tam Khôi, Trạng Nguyên , Bãng nhãn, Thám hoa. Tiến sĩ Đệ Nhị Giáp có 18 vị, Tiến sĩ Đệ Tam Giáp có 62 vị. Tám vị đạt Phó Bảng . Họ Đỗ xếp hàng thứ 6 trong số các họ cả nước có người đỗ Đại khoa thời cũ. – Có 167 vị đỗ Trung khoa thời cũ ( Hương cống , Cử nhân ). – Có 486 vị là Tiến sĩ thời nay ( tính từ 1945 đến 2003 ). – Có 157 vị được Nhà nước ta phong chức danh khoa học bậc cao ( Viện sý, Giáo sư, Phó Giáo sư ) . Chưa có số liệu về các chức danh này của người họ Đỗ định cư ở nước ngoài. – Có 215 vị được Nhà nước ta tặng danh hiệu “Ưu tú” gồm 32 nghệ sĩ ưu tú, 109 nhà giáo ưu tú và 64 thầy thuốc ưu tú. – Quan Võ xưa và nay có tới 133 vị, trong đó có 15 vị cấp Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam. – Sứ Thần cũ có 26 vị. – Những gương vượt khó khăn, có sáng tạo đặc biệt, cống hiến cho đời 4 vị; Tuổi trẻ thành đạt trong học đường có 16 người. – Đại biểu Quốc Hội, thành viên các Uỷ ban Quốc Hội và Chính Phủ từ khoá I cho đến nay có 97 vị. – Có 27 vị Chân tu trong các Tôn Giáo. – Có 62 vị được phong là Phúc Thần và Thành hoàng làng. Tất cả các con số thống kê trên đây đều thấp thậm chí rất xa so với thực tế. Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ, song qua nghiên cứu bước đầu cho thấy họ Đỗ Việt Nam là một công đồng có số dân không nhỏ và tuy còn ít hơn một số dòng họ khác nhưng có thể xếp vào hàng 10 họ có dân see đông ở nước ta. Vì vậy trong thực tế lịch sử Cộng đồng họ Đỗ đã, đang và sẽ cùng các dòng họ khác đoàn kết góp phần vun đắp nên truyền thống Văn hoá Việt Nam, xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc trên phạm vi cả nước hay ở từng làng, xã những nơi có các chi, nhánh họ Đỗ tồn tại và phát triển. Bài viết đưa ra các cứ liệu chứng tích để chứng minh họ Vũ, một dòng họ phổ biến, sinh ra nhiều người con ưu tú của dân tộc, đã xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử Việt Nam. Qua các dấu tích (đền thờ và thần tích), tác giả đã nêu ra những vấn đề cần phải xem xét, nghiên cứu về lịch sử của một dòng họ mà cho đến nay vẫn có nhiều người nhìn nhận chưa thật khách quan. Trong tiến trình lịch sử văn hoá của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, các dòng họ, đặc biệt là các dòng lớn đều có vai trò nhất định. Ở Việt Nam, họ Vũ được xếp vào một trong những dòng họ phổ biến. Theo Lê Trung Hoa trong cuốn Họ và tên người Việt Nam, tại Việt Nam số lượng người mang họ Vũ xếp thứ bảy, với 3,9% dân số. Dòng họ này cũng đã sinh ra cho dân tộc những người con ưu tú được xếp vào bậc hào kiệt, danh nhân của đất nước như: Vũ Thục Nương, Vũ Văn Nhậm, Vũ Quốc Trân, Vũ Tông Phan, Võ Nguyên Giáp, Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc Phan, Vũ Bằng, Vũ Cao, Vũ Ngọc Liên, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt (tên thật là Phan Văn Hoà), Võ Thị Sáu (tên thật là Nguyễn Thị Sáu ), Võ An Ninh, Vũ Đình Hoè, Vũ Ngọc Khánh, Vũ Khoan, Vũ Tuyên Hoàng, Vũ Ngọc Nhạ, Vũ Nguyên Bác,…Tự hào về dòng họ của mình, không ít người đã mang tâm huyết tìm hiểu về lịch sử, tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh và phát huy vai trò của dòng họ này trong điều kiện hiện nay với mong muốn tiếp tục phát huy vai trò của con cháu họ Vũ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, khi tiếp cận với các tư liệu hiện hành về lịch sử, nguồn gốc, xuất xứ của dòng họ Vũ, tôi thấy có một số vấn đề cần được quan tâm một cách sâu sắc và đầy đủ hơn. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn tham góp những cứ liệu lịch sử và các sự kiện được lưu truyền trong dân gian để chúng ta có thể nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về lịch sử dòng họ Vũ tại Việt Nam. Khi xác định nguồn cội của dòng họ Vũ ở Việt Nam, nhiều người cho rằng, thuỷ tổ của dòng họ Vũ hiện nay bắt đầu từ cụ Vũ Hồn, được thờ tại nhà thờ họ Vũ tại Mộ Trạch, Hải Dương. Trong từ điển tra cứu Wikipedea, nguồn gốc của họ Vũ ở Việt Nam đã được viết như sau: “Tương truyền họ Vũ ở Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, không có chứng cứ khẳng định rằng tất cả các gia tộc họ Vũ tại Việt Nam đều có cùng gốc từ đây. Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương, ông tổ họ Vũ là ông Vũ Hồn (804-853) là con trai một quan phủ nhà Đường (618-907) tên là Vũ Huy, người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau khi từ quan, Vũ Huy đã đi du ngoạn phương Nam và đã dừng chân tại đất Giao Châu, khi ấy là khu đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ bây giờ. Ông đã lấy một người thôn nữ tên là Nguyễn Thị Đức tại làng Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu (sau này là tỉnh Hải Dương). Ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thân (804) bà Đức sinh con trai, đặt tên là Vũ Hồn (804-853). Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là một công thần mà húy nhựt là ngày mùng 3 tháng chạp âm lịch.” Trên trang Web của họ Vũ, trong bài viết Xuất xứ họ Vũ Việt Nam, tác giả Đặng Phương Nghi đã khẳng định: Dòng họ Vũ ở Việt Nam, bao gồm cả dòng họ Võ ở Miền Trung và Nam Bộ, đều chỉ có chung một thủy Tổ là Cụ Vũ Hồn ở làng Mộ Trạch, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng. (3) Tác giả đã đưa ra một lập luận: “Nếu họ Vũ đã có từ trước Ông Vũ Hồn, thì tại sao trước đó không có các danh nhân họ Vũ được ghi trong sử sách ? Tại sao các danh nhân họ Vũ được ghi trong sử sách Việt Nam, sau thời Ông Vũ Hồn, lại hầu hết là người vùng đồng bằng Bắc Bộ – Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Bắc, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Hà, v.v., và sau này có cả Thanh Hóa, Nghệ An, v.v…- nhưng không thấy ai sinh trưởng ở vùng thượng du – Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Thái ?” Lẽ nào để đưa ra kết luận về xuất xứ và lịch sử của một dòng họ, chúng ta có thể xuất phát từ những suy luận mang tính cảm tính như vậy? Là một người con của họ Vũ, tôi cũng đã tìm về nhà thờ họ ở Mộ Trạch, Hải Dương. Qua các tư liệu và huyền tích về Vũ Hồn (804 – 853), ông là người tài cao, học rộng đã thi và đỗ đạt cao vào năm mười tám tuổi. Ông được bổ làm quan, được vua Đường phong chức Đô Ngự xứ ở quận Giao Châu (Việt Nam lúc bấy giờ). Đô Ngự xứ Vũ Hồn đi kinh lý thấy vùng đất Bách nhạn hồi sào ở vùng Bình Giang ngày nay, cho rằng nơi đây mến mộ lòng người, dân chúng có thể phát về đường khoa cử, bèn lập ấp đem mẹ từ phương Bắc sang nuôi dưỡng và gọi vùng đất này là Khả Mộ. Tên có từ ngày ấy. Dần dần lưu truyền đời con đời cháu, đọc chệch đi nên làng mang tên Mộ Trạch như ngày nay. Năm 853, mẹ mất. Vũ Hồn đưa về mai táng ở thôn Kiệt Đặc thuộc vùng núi Phượng Hoàng, Chí Linh bây giờ. Cũng năm đó, ngày 23 tháng Chạp năm Quý Dậu (853) Vũ Hồn mất, hưởng dương 49 tuổi. Vua Đường đã ra sắc phong cho ông là Đương Cảnh thành hoàng. Nhân dân đã rước bài vị của ông vào đình thờ tôn là thành hoàng làng. Con cháu họ Vũ đời sau có người đã suy tôn ông là thuỷ tổ dòng họ Vũ ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là đến thế kỷ thứ 9, Việt Nam mới có họ Vũ. Và nguồn gốc của họ Vũ ở Việt Nam xuất phát từ một viên quan lại người Hoa. Trước những tư liệu và sự khẳng định của những người nghiên cứu về dòng họ Vũ, tôi không tránh khỏi sự băn khoăn, trăn trở. Sự băn khoăn của tôi bắt đầu từ những huyền tích, chứng tích về một nhân vật lịch sử thời Hai Bà Trưng. Trong các nữ tướng tụ nghĩa dưới cờ của Bà Trưng, Bát Nạn tướng quân (có sách chép là Bát Nàn) là một nữ tướng có công lao, đóng góp lớn. Bà có tên thật là Vũ Thị Thục (còn gọi là Thục Nương), quê ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Linh, tỉnh Vĩnh Phú. Theo thần tích được lưu giữ tại đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, bà là con của ông Vũ Chất. Bà nổi tiếng là người xinh đẹp và tài giỏi, với mối thù Thái thú Tô định đã giết vị hôn phu của mình, khi Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, bà đã tụ nghĩa dưới cờ của bà Trưng. Bà đã trở thành trợ thủ đắc lực của Hai Bà Trưng và được phong là Đông Nhung đại tướng quân. Sau khi lên ngôi, bà Trưng đã phong cho bà là Trinh Thục công chúa. Năm 42, khi Mã Viện cầm quân tiến đánh, bà đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh vào ngày 18 tháng 3. Hiện nay, đền thờ của bà đã được lập tại quê hương và tại Thái Bình. Bà đã được suy tôn thành một linh thần đất Việt. Ngoài hai đền thờ tại Phú Thọ và Thái Bình, tượng của bà còn được phối thờ tại các đền thờ Hai Bà Trưng, như ở Mê Linh. Ở Trung Quốc, tại tỉnh Quảng Đông cũng có đền thờ Bà Các tư liệu lịch sử và những truyền thuyết được lưu truyền về Bát Nạn tướng quân, người con gái họ Vũ, là một chứng tích thể hiện họ Vũ ở Việt Nam đã xuất hiện ngay từ thế kỷ 1, trước khi có ngài ‘thuỷ tổ’ Vũ Hồn. Sự băn khoăn về thuỷ tổ họ Vũ càng lớn hơn và đã trở thành nỗi day dứt khi chúng tôi có thêm được một số cứ liệu khác qua các di tích đến nay vẫn còn hiện hữu ở Việt Trì, Phú Thọ. Nhân đây, tôi xin được cung cấp để các nhà nghiên cứu tham khảo. Thứ nhất là đền thờ bà Vũ Thị Hiền tại phường Tân Dân, thành phố Việt Trì. Thứ hai là miếu Thiên cổ thờ Vũ Thê Lang ở thôn Hương Lan, xã Trưng Vương thành phố Việt Trì. Theo ngọc phả hiện còn được lưu giữ, Bà Vũ Thị Hiền là vợ của Đại Nại Cao Sơn Đại vương, một linh thần được thờ tại thôn Kim Quất Thượng, tổng Lân Thượng nay thuộc phường Tân Dân, thành phố Việt Trì. Đại Nại là em của Vua Hùng Vương thứ nhất. Bà Vũ Thị Hiền là người đã cho đào giếng Rùng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Khi biên soạn cuốn Linh thần Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo cũng đã kể đến Đại Nại Cao Sơn Đại vương trong từ điển. Sau khi các tư liệu về chữ cổ của của Việt Nam được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã tìm đến nhà ông Đỗ Văn Xuyền ở tại nhà số 2 ngõ 55 đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tôi đã được ông kể lại quá trình đi tìm chữ cổ và được ông tặng bài viết về hệ thống giáo dục thời Hùng Vương. Theo ông, ngay từ thời Hùng Vương, nước ta đã có một nền giáo dục phát triển toàn diện, với hệ thống trường lớp quy củ ở kinh đô Văn Lang. Tuy những nghiên cứu khảo cổ chưa tìm được chính xác nền giáo dục nước ta thời đó phát triển đến mức nào, nhưng có thể khẳng định từ thời Hùng Vương, người dân Đại Việt đã có truyền thống hiếu học và chúng ta đã có chữ viết riêng để phục vụ việc học. Và thú vị hơn, ông đã giới thiệu cho tôi 18 người thày dạy học thời kỳ này. Là một nhà giáo, tôi thấy đây là một tư liệu quý. Trong số các thày giáo đó, tôi đã chú ý tới thày Vũ Thê Lang. Trong một số lần đi công tác, tôi đã được anh Vũ Viết Thành đưa tới thăm miếu Thiên cổ, nơi thờ hai vợ chồng Thày Vũ Thê Lang cùng hai công chúa để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của người thày giáo họ Vũ này. Ngôi miếu cổ nằm tại thôn Hương Lan, xã Trưng Vương thành phố Việt trì. Trải qua bao cuộc bể dâu, ngày nay ngôi miếu cổ vẫn còn trên một quả đồi nhỏ, dưới tán hai cây táu cổ thụ đã hơn ngàn tuổi, một cây hoa vàng, một cây hoa bạc. Theo các cụ quản lý, trông coi trong miếu cho biết: từ ngân sách của địa phương và sự đóng góp của nhân dân, ngôi miếu hiện nay đã được trùng tu, xây dựng lại trên nền miếu cổ sau khi bị cháy . Trong Thiên cổ miếu, hiện có treo bức hoành phi ghi Thiên cổ miếu và hai câu đối: “Hùng Lĩnh trung chi thắng tích. Nam thiên trích khí linh từ” bằng chữ Hán (dịch là: Đền thiêng thờ người có chí khí mạnh mẽ, lớn lao của nước Nam). Ngoài ra, trong ngôi miếu cổ này còn có những lư hương cổ bằng gốm có từ đời nhà Lý, nhà Lê… Sau đó, khi tìm hiểu thêm, tôi đã đọc được bài “Thiên cổ miếu và những chứng tích về nghề giáo thời Hùng Vương”. Bài viết này đã cung cấp một số thông tin liên quan đến thân thế của thày giáo Vũ Thế Lang. Sau đây, chúng tôi xin được trích dẫn nguyên văn: “Ngọc phả (hiện đang được lưu giữ trong miếu) được viết lần đầu vào năm Hồng Phúc thứ 2 (tức năm 1573), đời vua Lê Anh Tông, do Đông các Học sĩ Nguyễn Bính phục soạn, ghi chép lại nguồn gốc của ngôi miếu cổ này. Theo đó, người được thờ trong đền là thầy Vũ Thế Lang (quê ở Mộ Trạch – Hải Dương) và vợ là bà Nguyễn Thị Thục – là thầy giáo dạy hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Trong cuốn ngọc phả bằng giấy dó đã cũ nát theo thời gian, có ghi: “Đời Hùng Duệ Vương có Vũ Thê Lang là con của Vũ Công, người Mộ Trạch, Hải Dương, do gia cảnh khốn khó mà lên kinh đô Văn Lang tìm kế sinh nhai. Do học rộng, hiểu nhiều, ông được vua Hùng thứ 18 tin tưởng gửi gắm dạy dỗ hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai vợ chồng cùng chết vào ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Dậu, được chôn cùng một mộ và được dân làng Hương Lan lập đền thờ “. Năm Kỷ Dậu được xác định là năm 289 trước Công Nguyên . Người thày họ Vũ này đã gắn với hai vị công chúa mà tên tuổi của họ được lưu truyền gắn liền với tín ngưỡng dân gian Tứ bất tử của nước Nam. Tiên Dung sau kết hôn với Chử Đồng Tử và Ngọc Hoa kết hôn với Tản Viên Sơn Thánh. Từ những tư liệu và chứng tích này, người nghiên cứu lại có thêm các minh chứng chứng tỏ họ Vũ ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm, trước cả thời Hai Bà Trưng, ngay từ đời Hùng Vương thứ 1, hàng nghìn năm trước Công Nguyên. Nước có nguồn, cây có cội. Tìm về cội nguồn là một trong những việc làm đáng quý của con người. Có thể có nhiều người trong họ Vũ hôm nay có gốc từ Cụ Vũ Hồn, nhưng coi đó là thuỷ tổ của họ Vũ ở Việt Nam thì e là một việc chưa thoả đáng. Cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, dòng họ Vũ đã xuất hiện ngay từ buổi đầu của lịch sử dân tộc. Thời gian có thể phủ bụi và xoá nhoà đi nhiều thứ, nhưng sự thật vẫn luôn là sự thật. Những đền thờ, những thần tích đã ghi dấu về sự hiện diện của dòng họ này. Đó là những cứ liệu không thể xem nhẹ và bỏ qua. Một dòng họ mà tên tuổi đã gắn liền với lịch sử văn hiến và lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cần được các nhà nghiên cứu và các cháu con tìm hiểu một cách sâu sắc và thận trọng hơn. VŨ DƯƠNG THUÝ NGÀ Khái quát về lịch sử dòng họ Đỗ Việt Nam Cách đây hơn 10 năm họ Đỗ chưa ai biết được cội nguồn của dòng tộc mình như bây giờ. Nhờ hồng phúc Tổ tiên, chúng ta ngày càng có thêm hiểu biết về dòng họ từ ngày khai thiên lập địa hơn năm ngàn năm trước đến ngày hôm nay. Từ ngàn xưa, những con dân của dòng Họ Đỗ cũng như các dòng họ khác vẫn khao khát tìm nhau bằng một tình cảm dòng tộc lặn sâu trong huyết quản. Dần dần, sự phát triển của văn hóa dòng họ đã đem đến cho mỗi người sự hiểu biết về Tổ tiên, về bà con Họ Đỗ ở các vùng miền. Sự hiểu biết ấy đã giúp cho tình cảm dòng họ ngày càng sâu sắc, sự liên kết những người con của dòng họ ngày càng rộng rãi. Người đầu tiên đặt nền móng văn hóa cho sự hiểu biết về dòng họ Đỗ, sự liên kết sâu rộng của những con người trong họ Đỗ Việt Nam là giáo sư Đỗ Tòng – người con ưu tú của Họ Đỗ đã tận tâm sưu tầm và nghiên cứu, tìm hiểu về Họ Đỗ ở tầm khoa học. Giáo sư đã đi ngược lại lịch sử để tìm ra tông tích của Họ Đỗ từ ngày có người Việt cổ. Theo các tài liệu, các thông tin chi tiết đầy đủ về gia phả Họ Đỗ Việt nam với các công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ của hơn 400 dòng Họ Đỗ trong nước và 28 dòng Họ Đỗ ở nước ngoài đã khẳng định người Họ Đỗ lâu đời nhất ở Việt Nam hiện tìm thấy là cụ Long Đỗ tên thật là Đỗ Khanh, hiệu là Phúc Lộc cụ sinh năm 4630 TCN. Mất ngày 25/9/4535 TCN thọ 95 tuổi. Cụ Long Đỗ là Hoàng Tử thứ 15 của Đế Thích Bát Hải Đại Vương, là cháu nội của cụ Đế Thiên Phục Hy Thiên Không Giáo Chủ. Cụ được cha đặt tên là Long Đỗ, sau gọi là Đỗ Long, về sau còn được gọi là Thần Bạch Mã, một trong tứ trấn Thăng Long thành. Hiện nay mộ của cụ ở tại số 3 ngõ Gạch, đền Bạch Mã -Hoàn Kiếm – Hà Nội. Các con và các cháu của cụ sau này đặt tên bao giờ cũng có chữ ”Đỗ” đứng đầu và từ đó, họ Đỗ đã ra đời cách đây hơn 5 nghìn năm. Đến đền Bạch Mã. hồn tôi như trải quyện về mấy nghìn năm trước để lắng nghe từ thâm trầm vũ trụ lời vọng thiêng liêng dòng tộc. Trong dòng chảy khôn cùng của tạo hoá, từ thăm thẳm của lòng đất, Cụ đã chọn nơi đây để giao hoà, ngự trị vĩnh hằng. Thật kỳ diệu thay! Cách đây không xa phía hừng đông lộng toả, là nơi an lạc của con cháu Cụ – cụ bà Đỗ Thị Đoan Trang và tám cụ ông – tám vị Bát Bộ Kim Cương như tám cây cột đá giúp Lộc Tục Kinh Dương vương khai sáng vũ trụ. Hẳn là đức độ cao cả của các cụ đã tạo dựng đài huyền thoại vĩnh hằng. Trong những điều biết được thì được biết về dòng họ mình là niềm tự hào kiêu hãnh lớn lao nhất. Toàn thể dòng họ Đỗ Tại thôn Duyên Mĩ, xã Yên Cường xin chân thành cảm ơn giáo sư Đỗ Tòng người đã được suy tôn danh dự là Trưởng Đỗ tộc Việt Nam. Bằng đức độ, tài năng khơi dòng nguồn cội, Cụ đã tạc vào vũ trụ bức chân dung lộng lẫy – họ Đỗ Việt Nam. Đối với những người con họ Đỗ, công đức ấy là một đặc ân thánh thiện. Nguyện cầu Cụ khoẻ mạnh, sống lâu. Cầu chúc cho dòng họ Đỗ Việt Nam trường tồn lan toả, xứng đáng với linh ký tổ tiên. Dưới đây là truyền thuyết về cụ Long Đỗ Chúng ta thường nghe nói vị thần thành hoàng đất Long Đỗ (Thăng Long) trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Long Đỗ có nghĩa là “rốn rồng”, chính là Núi Nùng ở Hà Nội. Khi xưa, Cao Biền đời nhà Đường được cử sang cai trị Giao Châu (nước ta hồi đó là xứ Giao Châu) cho đắp thành Đại La. Một hôm, Biền đang vẩn vơ dạo ngoài cửa đông thành, bỗng thấy mưa to gió lớn, rồi một đám mây ngũ sắc bốc lên từ mặt đất, tụ lại ở trên không, tia sáng bốc lên chói mắt, khí trời trở nên lạnh lẽo. Giữa đám mây, thấy hiện ra một người “đầu đội mão xích hoa, thân mặc áo tử hà, xiêm là, giày đỏ, bay lượn ở trong mây mù, hương lạ thơm lừng, đàn sáo hợp tấu, lững lờ uyển chuyển, lúc thấp lúc cao, lâu ước độ hai khắc rồi bỗng nhiên tan mất. Cao Biền kinh dị, cho là yêu quái. Đêm hôm ấy, Biền mộng thấy người gặp lúc ban ngày, đến bảo rằng: “Ta là Long Đỗ vương khí quân, thấy ông mở rộng kinh thành thì đến xem chơi, chớ có ngờ”. Biền tỉnh dậy than: “Ta không biết làm chính trị nên quỷ thần vượt mặt ta, sự này là điềm lành hay điểm gở?”. Rồi Cao Biền dựng đền, đắp tượng thờ rồi lấy một nghìn cân sắt, đồng làm bùa trấn yểm. Khi Biền làm lễ trấn yểm, bỗng một trận cuồng phong nổi lên quật đổ cây to, tung đất, làm tất cả đồng sắt trấn yếm đều biến thành tro bụi. Một vầng sáng chói trên không trung, tiếp theo là tiếng cười sang sảng như tiếng chuông đồng. Biền lạnh hết sống lưng nhưng cũng ngước mắt lên nhìn – vẫn là người hôm trước. Người đó quắc mắt nhìn Cao Biền: “Ông không trấn yểm được đâu”. Biền bủn rủn chân tay và nghĩ thầm: “Ta phải về Bắc thôi, nơi này linh thiêng quá!”. Sau quả nhiên khi Cao Biền trở về nước ốm mà chết. Vị thần không cho Cao Biền trấn yểm thành Đại La chính là thần Long Đỗ. Sinh thời cụ Long Đỗ là tể tướng của hai đời Vua. Cụ đã rất giỏi về nông nghiệp. Cụ đã đi khắp nơi dạy dân trồng lúa nước, trồng cây đậu và chế biến sản phẩm lúa gạo và đậu phụ. Cụ luôn được Vua Cha là Bát Hải Đại Vương giúp cho mưa thuận gió hoà vì thế đời sống xã hội thời đó rất thịnh vượng (Theo sự tích cây đậu). Về sau dân gian truyền tụng và gọi cụ là: “Thần Long Đỗ”. Được nhà Vua phong thần: “Đỗ Phủ Thành Hoàng Thần Quân”. Đến đời vua Lý Thái Tổ phong là: “Quốc Đô Định Bang Thành Hoàng Đại Vương”. Thời nhà Trần Vua Trần Thánh Tông phong là: “Bảo Quốc Định Bang Đại Vương”. Đời thứ hai là cụ Long Quy. Đời thứ ba là cụ Long Ngao. Đời thứ tư là cụ ĐỗThương. Cụ Đỗ Thương là tể tướng của hai đời Vua là: Sở Minh Công (Đế Thừa ) và Đế Minh (Nguyễn Minh Khiết) cụ bà thứ 9 của cụ Đỗ Thương có tên là Vụ Tiên. Cụ Tiên đã sinh ra cụ bà Đỗ Quý Thị và 8 người em trai (trong dân vẫn gọi là Bát Bộ Kim Cương). Cụ Đỗ Quý Thị có tên thật là Đỗ Đoan Trang sinh ngày 8/4/4307 TCN mất ngày rằm tháng 7 năm 4212TCN hưởng thọ 95 tuổi hiện nay mộ của cụ còn ở tại Ba La -Hà Đông- Hà Nội. Cụ được đời sau phong là Hương Vân Cái Bồ Tát và Sa Bồ Giáo Chủ. Hiện nay cụ còn được tôn vinh là Đệ Nhất Tiên Thiên Thánh Mẫu. Cụ Đỗ Quý Thị sinh ra Nguyễn Lộc Tục. Lộc Tục được 8 người cậu ruột phò trợ về sau đã nối nghiệp cha lập ra nước Xích Quỷ và xưng là Kinh Dương Vương từ đây bắt đầu của triều đại Hùng Vương thứ nhất của trang vàng lịch sử Việt Nam. Tám người em trai của cụ Đỗ Thị Đoan Trang là: Đỗ Xương, Đỗ Tiêu, Đỗ Kỷ, Đỗ Cương, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng. Tám vị mà Lộc Tục gọi là cậu sau đều trở thành các vị “Kim Cương”, thường được gọi là Bát Bộ Kim Cương và mang Phật hiệu, gồm: 1- Cụ Đỗ Xương, hiệu Thanh Trừ Tai Kim Cương; 2 – Cụ Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thận Kim Cương; 3- Cụ Đỗ Kỷ, hiệu là Hoàn Tuỳ Cầu Kim Cương; 4- Cụ Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thuỷ Kim Cương; 5- Cụ Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương; 6- Cụ Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương; 7- Cụ Đỗ Bích, hiệu là Tử Hiền Thần Kim Cương; 8- Cụ Đỗ Trọng, hiệu là Đại Thần Lục Kim Cương. Bia con cóc – Mộ của 8 vị này ở gò Thiềm Thừ (con cóc tía) ở vùng Ba La, cách mộ cụ bà Đỗ Quý thị mấy trăm mét đường chim bay. Trước đây gò này còn hai bia đá, trụ vuông, trên đỉnh trụ bia có con cóc ôm quả địa cầu, tượng trưng là “Cậu Ông Trời” (Ngọc Hoàng Thượng Đế). Bốn mặt bia đề bốn câu chữ Hán. – Phương phần bảo vật – Vạn cổ nghiễm nhiên – Chi hạng lưu hương – Thiên thu thường tại. Năm 1789 La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp dịch như sau: – Lối cũ dấu thơm – Nghìn xưa vẫn đó – Cây to báu vật – Muôn thuở còn đây . Hiện nay trên đất nước Việt Nam hơn 400 dòng họ Đỗ. Có nghĩa là hơn 5 nghìn năm qua, cây cổ thụ đã vươn cành xanh lá. Từ một cành của một cây cổ thụ, Ông tổ khảo họ Đỗ ngự tại nhà thờ thôn Duyên Mĩ xã Yên Cường đã đến đây khai sinh, lập nghiệp. Cho đến thời điểm này (năm 2010) con cháu họ Đỗ tại thôn Duyên Mỹ, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã có tới đời thứ mười một.
Chia sẻ:
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie- Theo dõi Đã theo dõi
- ĐỖ GIA AN LEO Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- ĐỖ GIA AN LEO
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Nguồn Gốc Họ đỗ ở Việt Nam
-
Đỗ (họ) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đôi Dòng Lịch Sử Và Tinh Hoa Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam
-
Họ ĐỖ Không Có Tổ Họ Và Cũng Không Phải Gốc Rễ Người Việt?
-
Lịch Sử Họ Đỗ Việt Nam Người Việt Nam... - Họ Đỗ Thống Nhất
-
Vài Nét Về Lịch Sử Họ đỗ Việt Nam
-
Dòng Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam: Lưu Truyền, Lan Tỏa Giá Trị Văn Hóa ...
-
Lịch Sử Dòng Họ Họ đỗ Việt Nam: Nguồn Gốc Và Các Công Lao Của ...
-
Dòng Họ Đỗ(Đậu) Việt Nam Huyện Tiền Hải Tổ Chức Gặp Mặt ...
-
Giới Thiệu Khái Quát Về Dòng Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam,lịch Sử Dòng Họ ...
-
NHÀ THỜ HỌ ĐỖ - Di Tích Lịch Sử Chi Tiết - Cổng Thông Tin điện Tử ...
-
Tản Mạn Về Dòng Họ Đỗ Việt Nam - LÀNG NAM
-
[PDF] Về Mối Quan Hệ Giữa Họ Trịnh Họ Nguyễn Qua Gia Phả Họ đỗ ... - VNU
-
Họ ĐỖ Không Có Tổ Họ Và Cũng Không Phải Gốc Rễ Người Việt?
-
Nét đẹp Khuyến Học Dòng Họ Đỗ Đình - Báo Nam Định