Lịch Sử Hình Thành Bản đồ Thế Giới Qua Các Thời Kỳ Cổ đại đến Hiện đại

Cùng bandovietnamtreotuong ngược dòng lịch sử để hiểu hơn về sự ra đời của tấm bản đồ thế giới từ thời cố đại đến hiện đại những phát minh vĩ đại của loài người. Ngày nay bản đồ là một đồ vật đơn giản, rất phổ biến hiện nay và được sử dụng rộng rãi trên các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng để có được tấm bản đồ hiện nay, chúng ta đã phải trải qua một quá trình rất lâu, tới gần cả ngàn năm thay đổi.

Mục lục bài viết

1. Thời kỳ bản đồ thế kỷ VI trước công nguyên 2. Bản đồ thế kỷ V trước công nguyên 3. Thế kỷ IV trước công nguyên 4. Tấm bản đồ thế kỷ II TCN 5. Thế kỷ I TCN 6. Bản đồ ở thế kỷ I 7. Bản đồ thế giới thế kỷ II 8. Khoảng thế kỷ XII 9. Thế kỷ XIV 10. Thế kỷ XV 11.Thế kỷ XVI

12. Thế kỷ XVII 13. Bản đồ thế giới hiện tại

1. Thời kỳ bản đồ thế kỷ VI trước công nguyên

Theo lịch sử thì tấm bản đồ sớm nhất của thế giới là của những người Babylon,  tấm bản đồ được làm ra trước khi Chúa Jesus ra đời vào 600 năm.

Qua sự miêu tả Babylon được bao bọc bởi các thành phố như Assyria, Urartu… tấm bản đồ đó được khắc trên một phiến đá lớn.

Phía ngoài cũng là một dòng sông lớn có tên là Bitter, với những hòn đảo tạo như một ngôi sao có 7 cánh. Babylon được nhiều khoa học kết luận tấm bản đồ đó chỉ mang tính tượng trưng chứ chưa thật sự chính xác.

Đọc thêm bài viết về cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ của bản đồ Việt Nam treo tường nhé.

2. Bản đồ thế kỷ V trước công nguyên

Theo như một nhà triết học có tên là Anaximandros người Hy Lạp được biết là người sáng tao ra một chiếc bản đồ thế giới. Đây quả là thành tựu to lớn, đống góp cho sự phát triển của lịch vực địa lý.

Như nhà triết học người Hy Lạp đó thì nó có dạng hình tròn và tâm bản đồ cho thấy các vùng nổi tiếng của xung quanh thế giới là vùng biển Aegean.

3. Thế kỷ IV trước công nguyên

Truyền thuyết kể rằng có một nhà giả xử học thời Hy lạp tên là Hecataecus Miletus đã dựa vào bản đồ của Anaximandros để cho ra 1 bản đồ hoàn toàn mới.

Bản đồ được được nhà giải xử học đi phiêu lưu những vùng đất khác nhau, ông  đã ghi chép rất cẩn thận và tấm bản đồ đó được coi là tấm bản đồ đầu tiên về nền khoa học lịch sử của Châu Âu ngày này.

4. Tấm bản đồ thế kỷ II TCN

Nhất định phải kể đến Eratosthenes, một trong các nhà khoa học vĩ đại đã tạo ra bản đồ huyền thoại của thế giới cổ đại.

Eratosthenes là một trong những số đó đã tạo ra một số bản đồ thế giới thời cổ đại, trong đó ghi lại đặc trưng các quốc gia thuộc địa phận Vương quốc Anh, Ấn Độ và Sri Lanka bây giờ. Ông còn là nhà địa lý đầu tiên kết hợp vĩ tuyến và kinh tuyến trong miêu tả bản đồ của mình.

Bạn mới đến Việt Nam lần đầu tiên cần tìm một tấm bản đồ việt nam tại hà nội mà không biết mua bằng cách nào. Hãy liên hệ với bản đồ Việt Nam treo tường nhé.

5. Thế kỷ I TCN

Khoảng thời gian sau một thế kỷ, nhà triết học người Hy Lạp – Posidonius đã xuất bản tác phẩm “Đại dương và các khu vực lân cận”. Tác phẩm này đã miêu tả địa lý theo kiến thức khoa học hiện nay.

Ông là người đầu tiên tính được chu vi Trái đất là 24.000 dặm (khoảng 38.400km), chỉ sai số chút ít so với kết quả của thời hiện đại, khoảng 40.073km.

6. Bản đồ ở thế kỷ I

Nhà địa lý người La Mã Pomponius Mela đã đề xuất một bản đồ duy nhất của thế giới vào năm 43. Ông chia Trái đất thành 5 khu vực, trong đó chỉ hai là có thể sinh sống. Ông khẳng định rằng, Antichthones – những người sống ở vùng ôn đới phía Nam không thể sống ở các vùng ôn đới phía Bắc.

Ông cũng diễn tả phân chia ranh giới các nước như Châu Á, Châu Phi, Châu Âu như Eratosthenes.

7. Bản đồ thế giới thế kỷ II

Thiên văn học, địa lý học Ptolemy khoảng năm 150 đã tạo ra bản đồ đầu tiên sử dụng kinh độ và vĩ độ.

Bản đồ của ông về một hệ thống tọa độ toàn cầu đã khai sáng tư duy của những người Châu Âu về mặt địa lý.

8. Khoảng thế kỷ XII

Sau 3 thế kỷ liên tiếp bản đồ đã được khắc họa một cách rõ ràng hơn ở các lụa Á, Âu, còn Châu Phi là một phần nhỏ của Phía Bắc.

Để có được tấm bản đồ này năm 1154 nhà địa lý Ả Rập tên là Muhammad al-Idrisi kết hợp kiến thức về châu Phi, Ấn Độ Dương, Viễn Đông được thu thập bởi thương gia Ả Rập, nhà thám hiểm và thông tin được thừa kế để tạo ra bản đồ chính xác nhất của thế giới tại thời điểm này.

9. Thế kỷ XIV

Đến thế kỷ XIV thì nước Trung Quốc là một trong những nước phát triển các kỹ thuật vẽ bản đồ tinh vi nhất, vì vậy thời Trung cổ, Trung Quốc đã được lập bản đồ với chi tiết và độ chính xác đáng kể.

Theo như bản đồ thế giới của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc ở trung tâm và châu Âu được mô tả rất nhỏ theo chiều ngang ở cạnh. Cần chú ý, châu Phi cũng được lập bản đồ từ Ấn Độ Dương.

10. Thế kỷ XV

Sau năm 1490, Heinrich Hammer, một chuyên gia vẽ bản đồ người Đức, tạo ra một bản đồ thế giới qua các thời kỳ khá  chính xác với các địa điểm trên mặt đất.

11.Thế kỷ XVI

Ở thế kỷ XVI này là khoảng thời gian khám phá và chinh phục của các quốc gia Châu Âu liên tục tạo ra những cuộc thám hiểm để tìm ra những vùng đất mới.

Qúa trình tìm vùng đất mới trong hình là Cantino – một bản đồ nữa miêu tả rõ ràng các vùng biển Caribbean và bờ biển Florida, cũng như châu Phi, châu Âu và châu Á.

Bản đồ này đặc biệt đáng chú ý cho những mô tả về các bờ biển Brazil, được phát hiện vào năm 1500 bởi nhà thám hiểm Bồ Đào Nha – Pedro Alvares Cabral.

Tiếp theo bản đồ Caverio, được vẽ khoảng năm 1505, cho thấy bờ biển phía Đông của Bắc Mỹ với chi tiết đáng ngạc nhiên và là một trong những nguồn thông tin chính xác nhất về khu vực Bắc Mỹ thời bấy giờ.

Bản đồ Waldseemüller là bản đồ đầu tiên mà cái tên châu Mỹ xuất hiện. Mọi người thừa nhận rằng, đây là một châu lục mới phát hiện chứ không phải như nhầm lẫn của Christopher Columbus là Tây Ấn.  Từ đó lại xuất hiện thêm một châu lục mới gọi là Châu Mỹ.

12. Thế kỷ XVII

Một bản đồ được tạo ra bởi Hendrik Hondius năm 1630 đã tạo ra một bản đồ mới miêu tả chi tiết nhất về Châu Úc ở phần bở biển phía Tây của bán đảo Cape York đã được nhà thám hiểm phát hiện vào năm 1623.

13. Bản đồ thế giới thời hiện đại

Thời hiện đại này, nhờ áp dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ của nhân loại, nên đã tính toán chính xác, chi tiết từng con số.

Đặc biệt trong cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, những tiến bộ về báo chí in ấn cho phép sản xuất hàng loạt các bản sao từ những bản đồ mẫu chính xác.Tấm bản đồ hiện đại giờ đây được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Nguồn: https://bandovietnamtreotuong.com/lich-su-hinh-thanh-ban-do-the-gioi-qua-cac-thoi-ky-co-dai-den-hien-dai/

  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • Linkedin
  • Pinterest

Từ khóa » Bản đồ Châu âu Cổ đại