Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Thế ... - News Timviec

Công ty Thế Giới Di Động – doanh nghiệp bán lẻ các thiết bị di động, điện máy hàng hóa hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, sự thành công này trải qua không ít khó khăn, thăng trầm. Vậy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển trở thành doanh nghiệp tỷ đô của Thế Giới Di Động qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Thế Giới Di Động
    1. Thế Giới Di Động là gì?
    2. Công ty Thế giới di động là công ty nước nào?
    3. Chủ tịch Thế giới di động là ai?
    4. Ý nghĩa logo của Thế giới di động là gì?
  2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động
  3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Thế Giới Di Động

Giới thiệu về Công ty cổ phần Thế Giới Di Động

Thế Giới Di Động là gì?

Thế Giới Di Động có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Thế Giới Di Động được thành lập vào tháng 3 năm 2004. Tên tiếng Anh của Công ty là Mobile World JSSC, mã chứng khoán: MWG. Đây là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh chính là điện thoại di động, thiết bị số, điện tử tiêu dùng.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thế Giới Di Động - Ảnh 1
Cửa hàng Thế Giới Di Động (nguồn: internet)

Theo thống kê thị trường bán lẻ thiết bị di động tại Việt Nam năm 2014, thị phần của Thế giới di động chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh này. Năm 2018, doanh nghiệp lọt Top 100 nhà bán lẻ lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài chuỗi cửa hàng điện thoại di động thuộc thegioididong.com, Công ty cổ phần Thế giới di động còn sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Điện máy Xanh, Trần Anh và chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Công ty bán lẻ dẫn đầu thị trường Việt Nam 2021 [TOP 5]

Công ty Thế giới di động là công ty nước nào?

Công ty cổ phần Thế giới di động là công ty tư nhân của Việt Nam, do người Việt Nam sáng lập và điều hành. Trụ sở chính của công ty nằm ở Tòa nhà MWG – Lô T2 – 1.2, Đường D1, Khu Công Nghệ Cao, Phường Tân Phú, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

Hiện tập đoàn có hơn 50.000 cán bộ nhân viên ở các vị trí việc làm khác nhau được phân bố trên khắp cả nước. Công ty có mạng lưới hơn 3.400 cửa hàng trên toàn quốc. Bên cạnh thị trường Việt Nam, tập đoàn còn mở rộng thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ thiết bị di động và điện máy tại Campuchia. Hiện nay, doanh nghiệp có hơn 20 cửa hàng bán lẻ tại Campuchia.

Chủ tịch Thế giới di động là ai?

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thế Giới Di Động - Ảnh 2
Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Thế giới Di Động (nguồn: internet)

Chủ tịch HĐQT kiêm người sáng lập Công ty cổ phần Thế Giới Di Động là ông Nguyễn Đức Tài. Ông là 1 trong 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019 với tổng giá trị tài sản lên đến 3.260.88 tỉ đồng. Vị doanh nhân này chính là “thuyền trưởng” chèo lái con tàu Thế Giới Di Động từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ trở thành “đế chế” bán lẻ tỷ đô hiện nay.

Bên cạnh đó bộ máy quản lý của công ty còn một số những nhân vật chủ chốt sau:

  • Ông Trần Kinh Doanh – Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc phát triển kinh doanh
  • Ông Đặng Minh Lượm – Giám đốc nhân sự
  • Ông Đinh Anh Huân – Giám đốc Dienmayxanh.com
  • Ông Đoàn Văn Hiểu Em – Đại diện Pháp luật

▶ XEM THÊM: Nguyễn Đức Tài là ai – Con đường dựng nghiệp từ những thất bại của ông chủ Thế Giới Di Động

Ý nghĩa logo của Thế giới di động là gì?

Hình tượng con người trong logo chính thức của Công ty cổ phần Thế giới di động được tạo thành bởi các ô vuông nhỏ. Hình ảnh này tượng trưng cho hệ thống rất nhiều các cửa hàng bán lẻ của hãng.

Những hình khối tròn trong logo tượng trưng cho mặt trời, quả địa cầu thể hiện cho khát vọng đưa thương hiệu vươn ra toàn cầu.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thế Giới Di Động - Ảnh 3
Logo chính thức của Thế Giới Di động (Nguồn: internet)

Biểu tượng logo ấy chính là sứ mệnh mà Thế giới di động muốn hướng đến là đưa đến chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam, đưa thương hiệu vươn tầm thế giới.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động

  • Năm 2004: Công ty cổ phần Thế Giới Di Động được thành lập với số vốn ban đầu khoảng 2 tỷ đồng theo mô hình thương mại điện tử nhưng thất bại.
  • Tháng 10/2004: Chuyển đổi mô hình kinh doanh, đầu tư vào cửa hàng bán lẻ các thiết bị di động.
  • Tháng 3/2006: Thế giới di động có tổng cộng 4 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Năm 2007: Thành công kêu gọi vốn đầu tư của Mekong Capital, phát triển quy mô.
  • Năm 2009: Đạt quy mô 40 cửa hàng bán lẻ.
  • Năm 2010: Mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện tử tiêu dùng với thương hiệu Dienmay.com (sau đổi thành Dienmayxanh.com).
  • Năm 2012: Đạt quy mô 220 cửa hàng tại Việt Nam
  • Tháng 5/2013: Thế giới di động tiếp nhận đầu tư của Robert A.Willett – cựu CEO BestBuy International và Công ty CDH Electric Bee Limited.
  • Năm 2017: Tiến hành sáp nhập và mua lại hệ thống bán lẻ điện máy Trần Anh.
  • Tháng 3/2018: Mua lại 40% vốn chuỗi dược phẩm Phúc An Khang. Sau đó đổi tên thành Nhà thuốc An Khang
  • Tháng 10/2018: Sáp nhập hoàn thành, có tổng cộng 34 siêu thị Trần Anh được thay biển Điện Máy Xanh.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Thế Giới Di Động

Thời điểm tháng 11 năm 2017, Công ty Thế Giới Di động đã mở thêm 668 siêu thị, với 117 siêu thị thegioididong.com, 351 siêu thị Điện Máy Xanh và 200 siêu thị Bách Hóa Xanh. Tổng số siêu thị đang hoạt động của Thế Giới Di Động được nâng lên là 1.923 siêu thị, tăng 50% so với năm trước. Cũng trong tháng 11 năm 2017, doanh thu của hệ thống siêu thị bán lẻ đạt 59.000 tỉ đồng.

Đến năm 2018, tổng số cửa hàng của doanh nghiệp đã được nâng lên 2.160 và có mặt trên khắp 63 tỉnh thành.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thế Giới Di Động - Ảnh 4
Sơ đồ doanh thu của công CP Thế Giới Di động (nguồn: internet)

Kết quả kinh doanh trong 8 tháng đầu năm 2019 của Thế Giới Di Động rất đáng ngưỡng mộ. Doanh thu hợp nhất đạt gần 69.000 tỷ đồng (gần 3 tỷ USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 2,7 ngàn tỷ đồng, tăng 37% so với năm trước. Với kết quả kinh doanh này, TGDĐ đã thực hiện được 63% kế hoạch doanh thu và 76% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm.

Từ những kết quả khả quan đó giúp giá cổ phiếu của TGDĐ (tên trên sàn chứng khoán MWG) cũng tăng mạnh. Giá cổ phiếu từ 80.000 đồng/cp lên mức 126.500 đồng/cp, tăng 58%. Tính đến tháng 9 năm 2019, giá trị vốn hóa của TGDĐ đạt 56.000 tỷ đồng.

Dù đích đến 10 tỷ USD là một chặng đường khá xa, nhưng Thế Giới Di Động vẫn không ngừng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đó. Đầu năm 2020, mục tiêu doanh thu của Thế Giới Di Động đặt ra là 108.468 tỷ đồng, tăng 25%, lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 3.571 tỷ đồng, tăng 24%.

▶ THAM KHẢO: Thế Giới Di Động tuyển dụng 2021 – Cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho lao động tìm kiếm việc làm

Tạm kết

Hành trình phát triển từ một cửa hàng bán lẻ điện thoại nhỏ trở thành “đế chế” bán lẻ số 1 tại Việt Nam của Công ty Thế Giới Di Động là một chặng đường dài. Dù khởi đầu gặp không ít những khó khăn, nhưng ban lãnh đạo của công ty với những định hướng kinh doanh đúng đắn đã đưa doanh nghiệp lớn mạnh như hiện nay. Cùng chờ đón những thành quả mới từ Thế Giới Di Động trong tương lai nhé!

► Bài đọc thêm: [Giới thiệu] Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần FPT

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Tgdđ