Lịch Sử Lập Hiến Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

Trang chủ / Khoa học - thông tin - tư liệu / Bài viết chuyên đề Lịch sử lập hiến Việt Nam qua các thời kỳĐăng lúc: 16:18:56 08/11/2021 (GMT+7)37384 lượt xem TS. Phạm Thị Hoài Thu Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay, nước ta đã ban hành năm bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những hoàn cảnh thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng, là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước làm căn cứ ban hành các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật, thể hiện rõ nét bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ luôn xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung trong Hiến pháp là bản tổng kết những thành quả của cách mạng, vừa đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo như bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; quyền con người.Hiến pháp 1946 ra đời trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử sau cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định việc xây dựng một bản hiến pháp dân chủ là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ. Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh thành lập Ban dự thảo hiến pháp gồm 7 người, đại diện cho nhiều tổ chức, đảng phái khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Đầu tháng 11/1945, bản dự thảo đã hoàn thành công việc và được công bố cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo với những nội dung mơ ước bao đời về độc lập, tự do. Ban dự thảo đã tổng kết các ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân và xây dựng Bản dự thảo cuối cùng để đưa ra Quốc hội xem xét, thông qua. Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã thảo luận và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của đấtnước. Hiến pháp năm 1946 ra đời đã tuyên bố với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới rằng, nước Việt Nam là một nước độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không phân biệt gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo và các quyền tự do dân chủ của nhân dân được bảo đảm thực hiện. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam. Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhưng với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới lúc bấy giờ đặt ra vấn đề là cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, tại kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946. Ngày 31/12/1959, tại kỳ họp lầnthứ 11, Quốc hội khóa I đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp. Hiến pháp năm 1959 ra đời đã kế thừa những nội dung trong Hiến pháp năm 1946, đồng thời phản ánh đầy đủ tình hình thực tế lúc bấy giờ, phản ánh đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Tiếp tục khẳng định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, các quyền tự do dân chủ của nhân dân được bảo đảm thực hiện. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hiến pháp năm 1980 ra đời trong điều kiện hoàn cảnh thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 mở ra một giai đoạn mới trong trang sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do, hai miền Nam - Bắc đã thống nhất, đưa cả nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1959 đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam đặt ra những yêu cầu mới. Ngày 24/6/1976, Quốc hội khóa VI tiến hành kỳ họp đầu tiên. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm chủ tịch. Sau một thời gian làm việc khẩn trương, Ủy ban đã hoàn thành dự thảo. Bản dự thảo được đưa ra toàn dân thảo luận, đóng góp ý kiến. Tháng 9/1980, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp phiên họp đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, chỉnh lý trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1980. Sau một thời gian thực hiện các quy định trong Hiến pháp năm 1980, nhiều nội dung không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước lúc bấy giờ. Tình hình thực tiễn đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự phát triển của đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Tiếp thu tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986), tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết sửa đổi lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980. Ngày 30/6/1989, tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa VIII lại ra Nghị quyết sửa đổi 7 điều (57, 116, 118, 122, 123, 125) của Hiến pháp năm 1980 để xác định thêm quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân của công dân và thành lập thêm thường trực Hội đồng nhân dân trong cơ cấu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đồng thời củng cố thêm các mặt hoạt động của Hội đồng nhân dân. Cũng trong kỳ họp này, Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập bao gồm 28 người, do đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhà nước Võ Chí Công làm chủ tịch. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp đã họp nhiều phiên và thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Cuối năm 1991, đầu năm 1992, bản dự thảo Hiến pháp lần thứ ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến Nhân dân. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của Nhân dân và ý kiến của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, dự thảo Hiến pháp lần thứ tư đã hoàn thành và được trình lên Quốc hội khóa VIII tại kỳ họp thứ 11 để xem xét. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những bổ sung, chỉnh lý nhất định, ngày 15/4/1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1992. Việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp năm 1992 là một quá trình thảo luận dân chủ và chắt lọc một cách nghiêm túc những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân về tất cả các nội dung của Hiến pháp từ quan điểm chung đến các vấn đề cụ thể. Hiến pháp năm 1992 là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước, là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Với 12 chương, 147 điều, Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa toàn diện đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh đổi mới kinh tế, đổi mới vững chắc về chính trị, khẳng định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn; tiếp tục khẳng định tính chất của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, mọi quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhân dân là chủ và làm chủ đất nước, các quyền, nghĩa vụ của công dân, quyền cơ bản của con người được tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo nhà nước, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau gần 10 năm có hiệu lực, Hiến pháp năm 1992 đã phát huy được hiệu quả là một đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước. Hiến pháp năm 1992 thực sự tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng bộ máy nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới phù hợp với xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế toàn cầu. Tuy nhiên, sau một thập kỷ, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta đã có những thay đổi nhất định, đòi hỏi Hiến pháp phải được bổ sung, sửa đổi nhằm phát huy hơn nữa hiệu lực và hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội khóa X, kì họp thứ 9 đã ra Nghị quyết số 43/2001/QH10 ngày 29/6/2001 về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Bản dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã được đưa ra thảo luận rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Sau khi tổng hợp các ý kiến đóng góp của Nhân dân, bản dự thảo đã được chỉnh lý, bổ sung nhiều lần. Sau một thời gian làm việc khẩn trương, với sự bàn bạc, thảo luận dân chủ, công khai, ngày 25/12/2001 Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 với đa số đại biểu đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Với 24 vấn đề được sửa đổi, bổ sung, Hiến pháp năm 1992 đã đánh dấu một bước hoàn thiện mới về chế độ chính trị, kinh tế; các chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, củng cố tổ chức, phân công và phối hợp trong việc thực hiện quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đến nay, tình hình trong nước, khu vực và quốc tế có những biến đổi sâu sắc và phức tạp hơn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, từ năm 2011 đến năm 2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 3 kỳ họp. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã quyết định tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Việc lấy ý kiến Nhân dân đã được các cấp, các ngành triển khai, thu hút sự tham gia sâu rộng, nghiêm túc, tích cực, tâm huyết của đông đảo các tầng lớp nhân dân và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý dân chủ, sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là bản Hiến pháp phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn thể Nhân dân, là căn cứ pháp lý bảo đảm chính trị, pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, Nhân dân ta. Hiến pháp năm 2013 ra đời là cơ sở pháp lý để Nhà nước ta vượt qua những thách thức mới, khó khăn mới, vững bước tiến lên trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế sâu rộng. Đây cũng là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 01 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Như vậy, kể từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay, trong lịch sử lập hiến Nhà nước ta ban hành năm bản Hiến pháp, trong đó Hiến pháp năm 1992 có sửa đổi, bổ sung năm 2001. Mỗi một bản Hiến pháp ra đời đánh dấu nhiệm vụ cách mạng Việt Nam qua mỗi thời kỳ; phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan của đất nước. Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã và đang đi vào cuộc sống, ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước ta trở thành một nướcphát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. ----------------------------- 1. Hiến pháp năm 1946. 2. Hiến pháp năm 1959. 3. Hiến pháp năm 1980. 4. Hiến pháp năm 1992. 5. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. 6. Hiến pháp năm 2013. Các tin khác
  • Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
  • Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
  • Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
  • Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
  • Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
  • Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
  • Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
  • Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
  • Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
  • Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Thông báo Tuyển sinh Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung năm 2024 Quyết định thành lập hội đồng, tổ thư ký chấm thi tốt nghiệp K51 Kế hoach tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2024 Thông báo Kết luận về nội dung cuộc họp Hội đồng khoa học lần thứ nhất năm 2024 Các văn bản cuộc thi chính luận năm 2024 Khung nền Lô gô 75 năm Về việc mở lớp chuyên viên, chuyên viên chính Tuyển sinh các lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung năm 2023 Lịch giảng dạy và học tập TC.LLCT - K50- tháng 8/2023 Phương án tổ chức hội thảo Kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học Hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ khoa học Thông báo tuyển sinh Kế hoạch hưởng ứng cuộc thi viết chính luận khoa học Thông báo về việc cài đặt phần mềm BHXH Thư Kêu gọi Bài viết của GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Công văn của Học viện Chính trị Quốc gia HCM Giới thiệu sách mới: Kiến thức và kỹ năng dành cho cán bộ dân vận cấp cơ sở Giới thiệu sách: Kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Liên kết website

Liên kết websiteBộ GD&ĐTSở GD&ĐT Thanh HóaUBND tỉnh Thanh HóaHọc viện Chính trị Quốc gia HCM Số lượt truy cập Hôm nay:1121 Hôm qua:5532 Tuần này:9499 Tháng này:9499 Tất cả:5.014.372

Từ khóa » Hiện Nay Việt Nam Có Bao Nhiêu Bản Hiến Pháp