Lịch Sử Mông Cổ - Hành Trình Trở Thành đế Chế Vĩ đại Nhất
Có thể bạn quan tâm
Đế chế Mông Cổ được coi là đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử, bởi những cuộc viễn chinh phi thường mà người Mông Cổ đã làm nên. Dưới tài hoa về mặc quân sự của Thành Cát Tư Hãn đã đưa vào lịch sử Mông Cổ những điều phi thường nhất từng xuất hiện trong lịch sử thế giới cũng như sẽ rất khó mà tái diễn lần nữa trong tương lai.
Table of Contents
- Quân sự
- Tôn giáo, văn hóa
- Kinh tế
- Đất nước Mông Cổ ngày nay
Quân sự
Vùng đất Mông Cổ hôm nay chính là nơi sinh sống của nhiều tộc người tiền sử lâu đời. Từ những tộc người sống theo nhóm nhỏ, trải qua các cuộc chiến tranh họ đã thành lập được một liên minh lớn mạnh thời bấy giờ. Nhưng sau đó bị người Trung Quốc đánh bại, sau nhiều biến cố và thay người lãnh đạo thì các liên minh bắt đầu tan rã. Cho đến khi đất nước Mông Cổ đến tay của Thành Cát Tư Hãn, ông đã thiết lập lại một đội quân hùng mạnh, kết thúc giao tranh sau hàng thế kỷ của các tộc người đơn lẻ.
Từ một đội quân ít người ban đầu, Thiết Mộc Chân đã xây dựng nên một đế chế bất khả chiến bại, hùng mạnh nhất không chỉ đối với lịch sử Mông Cổ mà còn là với những đất nước mà vó ngựa Mông Cổ đi qua.
Sự chuyên nghiệp trong việc xây dựng lực lượng quân đội của Mông Cổ đã được thế giới thừa nhận. Những người lãnh đạo quân đội ngày đó là một bậc thầy quân sự, với lòng quả cảm, sự quyết đoán và tầm nhìn xa rộng. Cùng với văn hóa du mục nay đây mai đó đã rèn luyện cho người dân Mông Cổ có một kỹ năng cưỡi ngựa bắn cung tuyệt vời cùng sự liên kết chặt chẽ trong chiến đấu.
Theo nghiên cứu thì người dân Mông Cổ có những chiến thuật chiến đấu hiệu quả, làm cho quân địch hỗn loạn và không kịp trở tay. Họ nổi tiếng với 2 chiến lược nổi bật là đánh nhanh thắng nhanh hoặc giả đầu hàng rồi sau đó tấn công đột ngột. Khả năng chiến đấu của quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn được so sánh thậm chí là được đánh giá cao hơn so với các cuộc chiến của Alexander Đại Đế.
Thêm một điểm cộng cho quân đội Mông Cổ là họ sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Nghiên cứu ra các binh khí có thể khiến họ chiến thắng dễ dàng trên lưng ngựa. Về khả năng bắn cung tên của họ thì từ xưa đã được nhiều nước trên thế giới công nhận.
Chính vì những điểm trên mà đã góp một phần làm nên sự vẻ vang của lịch sử Mông Cổ.
Tôn giáo, văn hóa
Trong thời gian nắm quyền của Thành Cát Tư Hãn thì tất cả các tôn giáo được đối xử bình đẳng như nhau, đều được ông bảo trợ cùng một lúc. Sự bình đẵng tôn giáo này được người dân Mông Cổ duy trì đến ngày nay.
Điều mà Thành Cát Tư Hãn được người dân kính trọng không chỉ là tài dụng binh mà còn là cách lãnh đạo con dân của ông. Ông thành lập một thể chế để đảm bảo sự tự do tôn giáo hoàn toàn, và các lãnh đạo tôn giáo không cần phải trả bất cứ chi pí thuế nào. Điều này là một nước cờ hay trong việc tránh xung đột giữa các tôn giáo với nhau.
Về văn hóa thì người dân Mông Cổ từ xưa họ đã có tập tính di cư du cư. Họ không ở cố định một nơi mà sẽ di chuyển để đi tìm nguồn tài nguyên sống tốt cho họ và gia súc của họ. Có lẽ vì điều kiện thời tiết khác nghiệt và đất đai thổ nhưỡng không thể trồng trọt hoa màu của Mông Cổ đã hình thành nên thói quen du mục của họ. Cũng từ những ngày lang bạt cơ cực đó mà đã hun đút nên một Thành Cát Tư Hãn tài giỏi cho lịch sử Mông Cổ.
Ngày nay vẫn còn lưu giữ lai một tác phẩm bằng tiếng bản địa tại Mông Cổ, quyển bí sử này được viết năm 1227. Đay là một tư liệu quan trọng nói về cuộc sống và phả hệ trong gia đình của Thành Cát Tư Hãn. Trong đây có viết cả về nguồn gốc và thời thơ ấu của ông sau đó là thành lập đế quốc Mông Cổ cùng sự trị vì.
Kinh tế
Người dân Mông Cổ thời bấy giờ cũng rất giỏi giang trong viêc làm kinh tế.
Biết được tầm quan trọng trong việc liên lac với nhau. Họ đã xây dựng nên hệ thống thư tín để liên lạc giữa các bộ tộ với nhau được duy trì và nhanh chóng. Họ gọi hệ thống này là Yam – trạm kiểm soát. Bởi vì đất nước Mông Cổ có lãnh thổ khá rộng lớn nên quãng cách một người đưa thư phải di chuyển trung bình khoảng 40km, họ xây dựng nhiều trạm thông tin để cho người đưa thư có thể ghé đến những trạm này thay đổi ngựa hoặc nghỉ ngơi và giao truyền thư tín cho một người tiếp theo để đảm bảo tốc độ thư gửi là nhanh nhất.
Có thời gian, có khoảng 1.400 trạm như thế và hơn 50.000 con ngựa phục vụ cho việc chuyển thư này.
Chúng ta đã biết con đường tơ lụa chính là cái nôi của văn hóa nhân loại, là con đường giao thương và thúc đẩy phát triển kinh tế lẫn văn hóa. Nhưng sau sự sụp đổ của nhà Đường thì con đường tơ lụa không còn khởi sắc như trước nữa. Đến khi đứng dưới quyền của Thành Cát Tư Hãn, ông đã vực dậy con đường này lại một lần nữa và khiến cho nó phát triển thịnh vượng.
Chính con đường tơ lụa mà Thiết Mộc Chân xây dựng này đã mang lại nguồn thu khổng lồ cho người dân Mông Cổ. Ông không những làm cho tiền lộ phí rơi thẳng vào túi người dân mình, mà ông còn sử dụng con đường này để tung vó ngựa thể hiện lý tưởng chinh phục của mình. Một thời khuấy đảo châu lục Á – Âu, là một tự hào trong lịch sử Mông Cổ.
Đất nước Mông Cổ ngày nay
Ngày nay, cuộc sống của người dân Mông Cổ không còn được như tổ tiên của họ ngày xưa.
Ngày nay, một phần do biến đổi khí hậu, cùng thời tiết càng khắc nghiệt hơn, làm cho thảo nguyên bao la của người Mông Cổ càng vắng bóng các đồng cỏ. Một số người dân quyết định bán đàn gia súc của mình và chăm thuê gia súc cho những hộ khác, một số quyết định vào thủ đô để tìm kế sinh nhai.
Cuộc sống của người Mông Cổ hiện đại hơn rất nhiều, trong những túp lều của họ đã có tivi, liên lạc bằng điện thoại di động và sử dụng những tấm pin năng lượng măt trời.
Tuy điều kiện tư nhiên không còn tốt như ngày trước và cuộc sống hiện đại đã kéo họ về với thành phố lớn. Nhưng còn một số hộ gia đình họ quyết định vẫn “chiến đấu” để bảo vệ và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của cha ông để lại. Với cái kiên định và tình yêu du mục đó, họ quyết định cải thiện bằng cách dành nhiều thời gian cho các đồng cỏ, chăm sóc chúng bên cạnh việc sử dụng để đồng cỏ có thời gian phục hồi tươi tốt. Tránh đánh mất nguồn thức ăn cho đàn gia súc và tài nguyên sống cho con cháu họ về sau.
Hiện nay, cuộc sống và phương tiện đi lai phát triển đã giúp cho người dân Mông Cổ phát triển một loại hình kinh tế mới đó là là du lịch.
Những đồng cỏ xanh mướt, tiếng vó ngựa và nền văn hóa du mục lâu đời của họ mang lại sự tò mò cho du khách thế giới. Thời tiết khắc nghiệt cùng phong cảnh thiên nhiên đặc trưng nơi đây đã khơi gợi đam mê khám phá cho nhiều du khách trẻ muốn chinh phục.
Tuy rằng ngành công nghiệp không khói này đang được phát triển tại đây, nhưng với nét độc đáo cùng một quãng lịch sử Mông Cổ dào hùng được xây dựng đã thu hút ngày một nhiều du khách khắp nơi đến Mông Cổ tìm hiểu và trải nghiệm.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn biết thêm nhiều về đất nước thú vị này. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hơn về quốc gia này vui lòng tìm hiểu thêm tại ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI MÔNG CỔ.
Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Mông Cổ
-
Lịch Sử Mông Cổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử Đế Quốc Mông Cổ - Từ Khi Hình Thành đến Lúc Suy Vong
-
Tóm Tắt Nhanh Lịch Sử Đế Quốc Mông Cổ - YouTube
-
Tóm Tắt Nhanh Đại Đế Chế Mông Cổ: Chinh Phạt Toàn Thế Giới
-
Đế Quốc Mông Cổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tóm Tắt Nhanh Lịch Sử Đế Quốc Mông Cổ Và Thành Cát Tư Hãn
-
Khái Quát Chung
-
By Lịch Sử Tóm Tắt | Tóm Tắt Nhanh Lịch Sử Đế Quốc Mông Cổ Và ...
-
Em Hãy Trình Bày Tóm Tắt Diễn Biến Cuộc Kháng Chiến Chống Quân ...
-
KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN- MÔNG
-
Tóm Tắt Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Mông - Nguyên
-
Cuộc Kháng Chiến Lần Thứ Nhất Chống Quân Xâm Lược Mông Cổ (1258)
-
Iv. Triều Trần Ba Lần Chiến Thắng Quân Mông – Nguyên - UBND QUẬN 8
-
Tóm Tắt Nhanh Lịch Sử Đế Quốc Mông Cổ Và Thành Cát Tư Hãn