LỊCH SỬ NHÀ HÁT

Nhà Hát Kịch Hà Nội ngày nay được thành lập năm 1959. Trải qua 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Từ một đội kịch trong Đoàn văn công nhân dân Thủ đô. Năm 1993, Đoàn kịch nói Hà Nội được chuyển thành Nhà Hát Kịch Hà Nội. Với sự nỗ lực vượt bậc về biểu diễn. Năm 2005, Nhà Hát đã được UBND Thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng thành Nhà Hát hạng I (Quyết định số 8574/QĐ-UB ngày 30/12/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc xếp hạng I cho Nhà Hát Kịch Hà Nội).

Thực hiện quyết định của Quốc Hội về việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Tháng 4 năm 2009, Đoàn kịch nói Hà Tây sáp nhập với Nhà Hát Kịch Hà Nội thành Nhà Hát Kịch Hà Nội trực thuộc Sở VHTT&DL Hà Nội.

Nhà Hát Kịch Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ biểu diễn nghệ thuật kịch nói; Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói; Biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và ngoài nước góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và thẩm mỹ của người xem.

Tổ chức bộ máy, nhân sự của Nhà Hát được xây dựng theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, của Bộ VHTT&DL đối với Nhà Hát hạng I, gồm có Ban giám đốc, các phòng chức năng (Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Tổ chức biểu diễn, Phòng Nghệ thuật) và các Đoàn diễn viên (Đoàn diễn viên 1, Đoàn diễn viên 2, Đoàn diễn viên 3) với tổng số 109 cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động. Trong đó có 66 diễn viên, 10 người làm công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, 33 người phục vụ. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ có 05 người, Đại học- cao đẳng có 71 người, trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị 01 người, trung cấp lý luận chính trị 06 người. Chi bộ Đảng Nhà Hát có 21 đảng viên, tổ chức Công đoàn có 98 hội viên, Chi Đoàn thanh niên có 33 đoàn viên, Chi Hội cựu chiến binh 16 hội viên và đặc biệt trong đội ngũ nghệ sĩ diễn viên có 03 nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và 06 nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú đang công tác, biểu diễn.

Trụ sở cơ quan Nhà Hát Kịch Hà Nội đóng tại số 42 phố Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm,

Thành phố Hà Nội

Từ khi thành lập đến nay, vượt qua nhiều khó khăn, Nhà Hát đã dàn dựng được trên 150 vở diễn lớn và các chương trình tiết mục nhỏ. Biểu diễn phục vụ nhân dân cả nước và cộng động người Việt Nam ở nước ngoài hơn 9000 buổi biểu diễn với trên 3,5 triệu lượt người xem. Nhiều tác phẩm sân khấu kịch nói đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đóng góp tích cực trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng và Nhà nước như các vở “Lam Sơn tụ nghĩa”, “Đêm tháng 7”, “Bức tranh mùa gặt”, “Tôi và chúng ta”, “Lũy hoa”, “Thầy Khóa làng tôi”, “Cát bụi”, “Hà My của tôi”, “Điện thoại di động”, “Tình sử ngàn năm”, “Những mặt người thấp thoáng”, "Bỉ Vỏ", "Mảnh đất lắm người nhiều ma", "Ngôi nhà trong thành phố", "Vùng lạnh", "Đôi mắt"…qua đó đã tạo nên một “thương hiệu”, một truyền thống của Nhà Hát- đơn vị biểu diễn nghệ thuật kịch nói chính luận xuất sắc. Nhà Hát đã được Đảng và Chính phủ tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen (Huân chương độc lập hạng 3, Huân chương lao động hạng 2, Huân chương Lao động hạng 3, 04 Bằng khen của Chính phủ, 19 Huân Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 70 Huy Chương Vàng, 56 Huy Chương Bạc cho tập thể và cá nhân các nghệ sĩ của Nhà hát qua các kỳ Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và nhiều Bằng khen, Giấy khen của Bộ VHTT&DL, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thành Ủy Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội...)

Từ khóa » Các Giám đốc Nhà Hát Kịch Hà Nội