Lịch Sử Phát Triển Súng đạn - Buổi Sớm Mai
Có thể bạn quan tâm
Lịch sử phát triển súng đạn - Buổi sớm mai
(1/38) > >>
snowangel_2saw: Những súng đầu tiên. Hỏa mai khoảng năm 1470 Thuốc nổ xuất xứ từ Trung Á, nơi sa mạc có nhiều mỏ diêm sinh tự nhiên, sau đó truyền vào Trung Quốc vào khoảng đầu Công nguyên, cùng với kỹ thuật chế những chất dễ cháy. Trong Thiên niên kỷ thứ nhất người ta đã dùng "Hỏa Hổ", là một thứ súng phun lửa. Đến thời nhà Tống cũng xuất hiện những giàn tên lửa đầu tiên. Từ đầu Thiên niên kỷ thứ 2, kỹ thuật luyện kim và trộn thuốc nổ hoàn thiện, người ta dần dần chế ra súng sát thương bằng đạn, thay cho lửa. Từ đó, ở phương Đông, súng có tên là "Bác" (tức "súng"), "Thần Công" (công phá như thần), "Hỏa Thương" (thương lửa), "Hỏa Mai" (mồi bằng lửa)... Từ thời nhà Tống, tiếng súng còn được dùng làm hiệu lệnh, nên còn có tên là "pháo", loại súng chuyên để làm việc này còn gọi là "súng lệnh", để phân biệt với "pháo lệnh" là ống tre nhồi thuốc nổ không nòng.Ngày nay trong tiếng Việt, "pháo" chỉ "súng lớn", nghĩa đó cũng thường được gọi bằng từ Hán-Việt "Đại bác". Đồng thời, chữ "pháo" hiện đại cũng chỉ những liều nổ giải trí, như "pháo hoa", "băng pháo"..., vậy đó là hai từ khác nhau cùng nguồn gốc và đồng âm.Trong khoa học quân sự, súng được gọi là "vũ khí có nòng". Khoa học nghiên cứu về súng gọi súng là "kết cấu vũ khí có nòng". Khoa học nghiên cứu về chuyển động của đạn, gọi là "đường đạn", bao gồm các môn nhỏ hơn là "thuật phóng trong" mô tả chuyển dộng của đạn trong nòng và "thuật phóng ngoài" mô tả chuyển động của đạn ngoài nòng.Súng trong tiếng châu Âu là cannon, xuất xứ là "ống". Hiện tượng này cũng giống như tiếng Việt có cụm từ "súng ống".Từ "hỏa hổ" đến "đại bác"Từ đời nhà Tống, súng là một ống đồng hay gang đúc, một đầu bịt kín, gọi là nòng. Đầu bịt kín có khoan một lỗ nhỏ để tra ngòi. Người ta đổ thuốc nổ vào đáy ống, nhồi tiếp đạn, lèn chặt. Khi bắn, đốt ngòi bằng lửa. Súng có thể bắn đạn cầu bằng gang hay đá, cũng có thể bắn mảnh gang (đạn ria). Thuốc nổ sử dụng là thuốc nổ đen, được trộn từ diêm sinh (KNO3) và bột than củi giã mịn. Khi thuốc nổ còn yếu thì chỉ dùng lửa sát thương. Hỏa Hổ có nguyên lý như những súng phun lửa ngày nay, thuốc nổ trộn dư chất khử. Đến thế kỷ 15, súng được Hoàng tử Hồ Nguyên Trừng hoàn thiện và sử dụng rộng rãi (sau ông làm Thượng thư bộ Công, đứng đầu ngành chế súng tại Trung Quốc). Cũng thời điểm đó, châu Âu xuất hiện những súng nhỏ yếu.Súng hỏa mai.Ban đầu, tất cả các súng đều mồi lửa, gọi "là súng hỏa mai". Đến thế kỷ 19 ở châu Âu chỉ còn súng lớn mồi lửa. Các súng bộ binh nòng dài, súng trường dần dần trở thành vũ khí quan trọng, chuyển dần sang dạng "súng kíp". Súng hỏa mai không tạo ra cơ hội điểm hỏa chính xác cho xạ thủ.Súng kíp.Năm 1517, người Đức đưa ra súng kíp đầu tiên. Súng được mồi bằng một bánh xe quay cọ vào đã lửa. Đến năm 1570, người Đức cải tiến súng này, kíp là viên đá lửa đập vào mặt kim loại, làm cháy thuốc ở cốc mồi. Lửa được dẫn qua lỗ nhỏ vào khối thuốc chính. Năm 1612, người Pháp cải tiến một lần nữa, đưa ra loại súng kíp phổ biến ở châu Âu, có nắp đậy thuốc súng, chỉ mở ra khi bấm cò để đá lửa lao vào, hạn chế ẩm. Đến đầu thế kỷ 19, súng trường đã trở thành vũ khí chính, với kim hỏa và hạt nổ, súng kíp mới hết thời. Dân tộc Mèo ở nước ta rất giỏi làm súng kíp bằng các phương tiện thô sơ.(Theo wikipedia)
snowangel_2saw: Trong lịch sử, thuật phóng trong được xây dựng qua ba giai đoạn, theo khả năng tính toán tăng lên, người ta tăng khối lượng tính. Ban đầu, các nhà bác học coi tốc độ cháy của thuốc nổ là nhanh tức thời, khí cháy không có tỷ khối, áp suất trong nòng luôn đồng đều Điều này có thể mô tả gần đúng những súng yếu thời cổ nhồi thuốc nổ đen, chỉ cần tính toán đơn giản. Tiếp theo, đầu thế kỷ 20, người ta đã biết cắt lớp khối khí thuốc và mô tả dược tốc độ cháy, điều này chứng minh được áp suất và tốc độ khí thuốc không đồng đều trong nòng, đặc biệt quan trọng khi lượng thuốc nhồi tăng, lớn gấp nhiều lần khối lượng đầu đạn. Mức thuật phóng này cũng đã mô tả được gần đúng ống phóng không giật và cho ra đời các súng chống tăng phản lực như B-41, ĐKZ, mô tả được biến đổi áp suất và tốc độ khí thuốc không đồng đều ở các đoạn khác nhau trong nòng.Ban đầu, thuật phóng được mô tả thành các bài toán song song, cho hàng nhiều người tính thủ công một lúc, người Nga có nhưng đơn vị tính toán lớn. Giai đoạn 3, hiện nay chạy được trên máy tính, băm nhỏ khí thuốc ra thành những phần tử nhỏ. Điều này mô tả được các hiện tượng cuộn, thắt dòng và những hiện tượng khác liên quan đến áp suất và tốc độ không đồng đều trên mặt cắt nòng, chứng minh được ảnh hưởng của kết cấu buồng nổ, đưa ra những phương án nòng hay ống phóng ưu việt nhất.Hiện nay (2007), khoa học về súng tại Việt Nam rất hạn chế, chỉ có một số sách vở dịch hướng dẫn những nguyên lý cơ bản từ tiếng Nga hay tiếng Trung chủ yếu phục vụ việc sửa chữa và sử dụng. Ho hạn chế kiến thức của người dịch, sách có nhiều sai lầm. Nhìn chung, các nhà khoa học Việt Nam chưa thể mô tả quá trình bắn bằng toán học, những nhà chế súng Việt Nam thiếu kiến thức về toán và máy tính. Các phương pháp tính toán vẫn dựa trên giả thuyết áp suất đồng đều. Việc phát triển và sản xuất vũ khí hiện tại ít được những người đóng thuế quan tâm dẫn tới phân tán, lãng phí kinh phí.Trong lịch sử, ngoài việc Hồ Nguyên Trừng làm dạng danh đại bác Việt Nam thì năm 1947, ông Trần Đại Nghĩa cũng chế dược bazooka kiểu 1944 Mỹ, góp phần quan trọng đánh Pháp.Trong Khởi nghĩa Ba Đình hồi cuối thế kỷ 19, ông Cao Thắng cũng chế được súng trường, tuy nhiên chưa có khương tuyến (rãnh xoắn).Đầu thế kỷ 19Việc phổ biến súng rất chậm. Ban đầu súng được chế tạo ít. Các súng bộ binh đầu tiên được làm trong cán thương, nên có tên gọi "Hỏa Thương". Lúc đó, lưỡi thương có tác dụng như lê bây giờ, nhưng do súng yếu, nên lê quan trọng hơn súng. Những súng bộ binh đầu tiên gọi là "Hỏa Mai" do vẫn dùng ngòi lửa. Súng có cò kích nổ ban đầu goi là súng kíp, kíp nổ là đá lửa.Đến đầu thế kỷ 19, ở châu Âu, súng bộ binh đã được dùng phổ biến, phần lê đã ít tác dụng hơn nên làm nhỏ đi. Tốc độ bắn khoảng vài phút/phát. Khả năng trúng mục tiêu người thật ở 50 mét khoảng vài phần trăm. Lúc này ở châu Âu cũng đã có những súng cối và đại bác bắn thẳng. Súng cối là các súng có tỷ lệ chiều dài nòng/đường kính trong nòng rất nhỏ, hiện nay tỷ lệ này của súng cối khoảng 10. Súng cối không cần giá càng phức tạp nhiều, vì đặt trên đế để đẩy phản lực xuống đất, do đó súng cối nhẹ mà bắn được đạn nặng đi xa. Nhưng súng cối bắn không chính xác nên chỉ dùng bắn đạn trái phá theo diện tích.Cho đến đầu thế kỷ 20, súng cối vẫn rất nặng nề, thuộc nhóm súng cố định. Còn đại bác bắn thẳng (howitzer) ngày đó là tổ tiên của lựu pháo ngày nay, tỷ lệ chiều dài nòng/đường kính nòng khoảng 20-30.(Howitzer là tên đặt cho loại pháo nhồi ít thuốc nổ thời cận đại, bắn đạn "đập đất", tức đạn chạm đất nẩy lên. Trái với pháo bắn thẳng chống tăng ngày nay thường nhồi nhiều thuốc. Tác dụng trên chiến trường của howitzer cũng giống pháo bắn thẳng và lựu pháo nòng ngắn ngày nay, bắn các mục tiêu nhìn thấy. Lúc đó, để bắn trái phá góc thấp không thể nhồi nhiều thuốc đẩy, sẽ làm đạn vỡ nổ ngoài ý muốn).Tỷ lệ chiều dài nòng/cỡ nòng nay gọi là cal hoặc L. Cấu tạo pháo bắn thẳng ngày đó rất đơn giản, chả giá pháo ngõng ngáng khối lùi gì hết, nòng-giá liên kết thành một khối đặt trên bánh, ngày nay còn gọi là "pháo giá cứng". Mỗi lần bắn, súng lùi về sau, pháo thủ lại đẩy về trước. Đạn và thuốc nhồi từ miệng nòng. Đạn bi gang dùng để công thành, sau trận đánh, khi đã chiếm được thành, người ta đi nhặt các viên đạn này dùng lại. Đạn ria đặt trong các hộp, nhồi cả hộp vào nòng, đạn ria là các mảnh gang sát thương.Thế kỷ 19 đánh dấu việc dùng nòng gang, thép thay thế cho nòng đồng và mồi lửa hạt nổ thay thế dần cho mồi lửa ngòi châm. Súng vẫn được sản xuất thủ công, đơn chiếc và dùng thuốc nổ đen.Từ thế kỷ 18 đã có súng trường nạp đạn sau. Nhưng đây là đoạn buồng đốt của nòng có thể lật lên đươc để nạp thuốc nổ rời và đạn.Patrick Ferguson chế ra khẩu súng nạp đạn sau năm 1772, nhưng trong trận đầu tiên loại súng này tham chiến, Brandywine, ông bị bắt và hết chuyện, súng ông mồi đá lửa. Đên năm 1811, John H. Hall, chế ra khẩu "M1819 Hall" bản vẽ xuất hiện vào ngày 21 tháng 5. Đến năm 1819, được đưa vào trang bị. Khẩu M1819 giống hệt Ferguson, nhưng sau đó được cải tiến để dùng mồi hạt nổ.Khẩu Kammerlader-1842 của Na Uy có một núm dưới bụng buồng đốt để đặt hạt nổ, lửa dẫn qua ống nhỏ. Nạp đạn khẩu Kammerlader-1842, Na-UyKammerlader-1842 Na-Uy. 1 Chuẩn bị mở khóa. 2 Quay cần quay, mở buồng dốt. 3 Đặt hạt nổ. 4 Đổ thuốc nổ từ đấu đong vào. 5 Đặt đầu đạn. 6 Quay buồng đốt, khóa nòng, súng đã sẵn sàng.Khẩu súng trường của Phổ kiểu 1848 Dreyse có vỏ đạn giấy, vỏ đạn dựng thuốc và đầu đạn rời nhau. Kim hỏa cắm xuyên qua vỏ đạn, thuốc nổ vào hạt nổ trên đầu đạn. Vỏ đạn đồng thử nghiệm từ đầu những năm 1840. Đến khoảng giữa thế kỷ 19, đạn có vỏ đồng mềm, hạt nổ ở tâm đáy vỏ, vỏ gắn chặt với đầu đạn đã được bán. Sau đó ở Mỹ đã có súng lắp nhiều đạn ổ quay, vỏ giấy.Khẩu Antoine Alphonse Chassepot, tên trong biên chế quân đội Pháp "Fusil modèle 1866", có cấu trúc khóa nòng và đạn như các súng trường đầu thế kỷ 20. Khóa nòng quay có tay nắm. Đạn có vỏ giấy chứa đầu đạn+thuốc nổ+hạt nổ, vị trí hạt nổ tâm đáy vỏ đạn. Súng gặp nhiều phiền toái do tắc giấy, sau này người Pháp dùng khẩu vỏ đạn kim loại 1874, do viên sỹ quan Basile Gras cải tiến. Vào năm 1866, đây là khẩu súng hiện đại, nhồi nhiều thuốc, sơ tốc lớn trên 400 mét/s. Tuy vậy, giai đoạn này do dùng đạn chì, độ chính xác rất kém, nhưng cũng vượt xa hồi đầu thế kỷ 19.Khẩu Martini-Henry 1871 (Anh) đã có đầu đạn vỏ đồng, gờ móc vỏ đạn. Đây là những súng trường bắn phát một đầu tiên. Lúc này ở Mỹ cũng đã có súng băng đạn tròn dài, đạn xếp nối đuôi. Cũng đã có súng gập nòng xuống nạp đạn. Súng trường trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 sử dụng các cỡ nòng khoảng 15 mm, 11 mm.
snowangel_2saw: Súng ngắn (1835)Súng lục (còn gọi là súng sáu) là loại súng cá nhân, kích thước nhỏ, nhẹ, có hộp đạn nằm trong báng súng, chứa 6-12 viên, dùng để sát thương ở cự li ngắn (50-70m). Lịch sửSúng ngắn loại bắn liên tục bằng ổ quay có nguồn gốc cổ bởi vì người ta có thể tìm thấy dấu vết của nó cùng với loại súng kiểu cần bật bông bằng đồng thanh có vào khoảng năm 1680, được lưu giữ ở Tower London và thuộc J.Dafte, một nhà chế tạo vũ khí London. Một loại súng cabin có thiết kế rất tương tự cũng đã được lưu lại và tìm thấy ở Viện bảo tàng công cộng Milwaukee (Mỹ).Năm 1814, một thương gia ở Islington, gần London là J.Thomson đã đăng ký phát minh loại súng lục dùng đá lửa chứa một cơ cấu quay tiếp đạn 9 viên và chỉ một nòng. Năm 1818, một người Mỹ là E.Collier (có sự trợ giúp của đại úy A.Weeler và của C.Coolidge), đã tiếp tục với súng săn và một súng lục năm phát, nhờ một khóa nòng xoay. Tiếp sau họ là Devisme rồi Rissac (Pari) và một số nhà phát minh trước khi anh thanh niên S.Colt, 21 tuổi, mà tên tuổi sau này đã lưu vào hậu thế, nhận được giấy phép phát minh ngày 22 tháng 10 năm 1835.Hiện nay tồn tại rất nhiều loại súng lục, mà nổi tiếng nhất chắc chắn là những sản phẩm của Mỹ như súng Colt (1836), Rugger hoặc Smith & Wesson.Súng Colt (1836): Ngoài là nhà phát minh ra súng lục, S.Colt (1814-1862), người Mỹ, còn là nguời phổ biến nó nhờ sự hoàn thiện mà ông đem lại cho nó. Ngày 25 tháng 2 năm 1838 ông đã nhận bằng phát minh Mỹ, trong khi ông đã có bằng đó ở Pháp và Anh. Mặc dù có chất lượng tốt song loại súng lục đầu tiên đó bán được ít và khiến cho doanh nghiệp của ông bị phá sản. Phải mãi từ năm 1850 loại súng này mới trở nên phổ biến trên toàn thế giới.Nguyên lý súng lục- Click chuột vào cò súng để bắnTheo đặc điểmSúng lục tự động (1895): Được đại tá quân đội Anh là G.V.Fosberry phát minh và đăng ký ngày 16 tháng 8 năm 1895, nó sử dụng lực giật lùi khi bắn để kéo búa kim hỏa lại và xoay ổ đạn một nấc. Súng được tung ra thị trường năm 1901 dưới tên gọi Webley-Fosberry, với cỡ theo quy chế Anh .455" hoặc .38" Colt Automatic.Súng lục hai nòng (1856): Loại súng này có một trong các nòng dùng loại đạn bình thường và nòng kia cho đạn đi săn bằng chì, ngoài ra còn tọa thành trục của ổ đạn, đã được F.E.Le Mat, một người Pháp ở New Orleans phát minh ra; nó đã được đăng ký vào năm 1856 và được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh ly khai ở Mỹ. Việc chế tạo nó được tiếp tục với những sự may rủi khác nhau cho tới khoảng năm 1875.Súng trườngSúng trường (tiếng Anh: rifle) là loại súng chiến đấu cá nhân, kích thước dài, nòng có rãnh xoắn, dùng để tiêu diệt sinh lực địch ở cự li gần bằng hỏa lực, báng súng hoặc bằng lưỡi lê lắp ở đầu nòng.Phân loại theo tên gọiSúng trường Winchester (1866): Ban đầu nó có tên là súng Henry nhưng sau đó vào năm 1866, hãng đổi tên thành Winchester do vậy nó đã mang tên mới. Những mẫu đầu tiên có thân kim loại màu vàng (đồng thau) thường được gọi là yellow boy (cậu bé vàng). Đó chính là loại súng hầu như gắn bó với lịch sử miền Viễn Tây (Mỹ).Súng trường Mauser (1817): Sau Chiến tranh Pháp-Phổ 1870 súng trường của Paul von Mauser, người Đức, đã thay thế súng trường Dreyse. Năm 1898, lợi dụng những công trình khác nhau về súng bắn liên thanh và phát minh thuốc súng không khói, Mauser đã chế tạo ra loại Gewehr 98 nổi tiếng của mình mà ổ đạn 5 viên cỡ 7,92 mm. Nó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.Súng trường Lebel (1887): Được một nhóm các sĩ quan thuộc Ủy ban về súng bắn liên thanh phát minh ra, súng trường mẫu 1886 đã chính thức được Pháp chấp nhận ngày 22 tháng 4 năm 1887 và được biết với tên là Lebel (súng Lơben), theo tên của đại tá tư lệnh trường bắn Châlons, vốn đã lãnh đạo việc thử nghiệm nó trong suốt năm. Loại súng được sản xuất hàng loạt vào thời đó đã tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới mặc dù đã trở nên cũ vào năm 1914. Người ta vẫn còn tìm thấy nó ở Đông Dương cũng như ở Algérie.Theo đặc điểmSúng trường bán tự động (khoảng 1890): Những súng trường bán tự động đầu tiên, có cơ cấu bắn liên thanh hoặc nhờ lực giật lùi hoặc nhờ khí đốt, đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 14. Đây là phát minh của tướng Mondragon, người Mexico, sau đó được sử dụng lại và cải tiến bởi anh em Clair, những người chế tạo vũ khí ở St-Étienne (Pháp), vốn đã nhận được giấy phép, nhất là đích thân thử nghiệm loại súng đó. Nhiều súng này đã được chế tạo ở Pháp từ năm 1890 tới 1914, ở những cơ sở khác nhau, như ban kỹ thuật của quân chủng pháo binh Pháp cũng như ở Đức (Mauser). Mặc dù vài loại súng này đã được sử dụng hạn chế trong Thế chiến thứ I (súng trường Meunier hoặc A6, súng R.S.C Model 17 và 18, cabin tự động Mauser của không quân) và một số loại súng thuần túy dân sự (Winchester .35"SL hoặc .401"SL của không quân), song phải mãi sau này với loại súng Pedersen, rồi nhất là với loại súng John Garand xuất hiện ở Mỹ thì kiểu súng này mới được sử dụng nhiều (1932).Súng trường bắn các góc (thế kỷ 14): Nguời ta không biết ai phát minh ra loại súng trường bắn các góc. Có thể một người đi săn nào đó đã uốn cong nòng súng của mình. Ít nhất là từ thế kỷ 14 người ta đã thấy loại súng này ở miền Tây nước Pháp. Nó cho phép bắn thú săn mà không cần phải lộ ra. Trong Thế chiến thứ II, người Đức đã dựa theo hệ thống để biến đổi nòng súng bắn chặn của họ (Sturmgewhr 44) để nã các góc chết của xe thiết giáp.Súng máySúng máy (tiếng Anh: machine gun), còn gọi là súng liên thanh, là một loại hỏa khí tự động vừa và nhỏ, có khả năng bắn thành loạt dài. Năng lượng để vận hành súng máy lấy từ lực giật của đạn hoặc khí thuốc sản sinh ra sau mỗi phát bắn. Do bắn liên tục nên nòng súng được làm mát bằng nước hoặc không khí. Đạn được tiếp từ băng bằng kim loại, vải hoặc hộp tiếp đạn.Súng máy được dùng để tiêu diệt hoặc chế áp các mục tiêu trên đất, trên không, trên biển có cự ly dưới 2000 mét.Từ thế kỷ 16 đã xuất hiện những mẫu súng liên thanh đầu tiên, trong đó có một số mẫu do Leonardo da Vinci thiết kế. Ban đầu chúng gồm nhiều nòng súng được ghép song song với nhau. Đến cuối thế kỷ 16 nó nhanh chóng rơi vào quên lãng do quá cồng kềnh và tốn nhiều thời gian nạp đạn.Năm 1850, súng máy có hoặc một nòng duy nhất mà phía trước là một cơ cấu quay maniven đẩy một viên đạn và bắn; hoặc là một loạt nòng được lắp đạn và bắn nòng nọ sau nòng kia liên tiếp rất nhanh.Nhờ sự xuất hiện của đạn có vỏ kim loại sản xuất hàng loạt đã tạo điều kiện cho việc chế tạo súng máy. Năm 1862 xuất hiện mẫu súng máy đầu tiên và cũng là mẫu phổ biến nhất do Richard Jordan Gatling (1818-1903), người Mỹ, sáng chế. Đây là dạng súng nòng quay có thể đạt nhịp bắn 3000 phát một phút với 10 nòng súng và động cơ điện đi kèm. (Nguyên lý của loại súng này được sử dụng ở loại pháo Vulcan có một môtơ điện cho phép bắn tới 6000 viên trái phá 20 mm trong một phút). Song do mới ra đời, súng máy Gatling vẫn còn nhiều hạn chế như vẫn phải tiến hành các thao tác cơ bản khi sử dụng như nạp đạn, lên cò bấm,... nên súng máy Gatling cũng không được sản xuất đại trà sau này.Năm 1892 John Browning, người Mỹ, đã sáng chế ra súng máy hoạt động nhờ khí thuốc đầu tiên.Súng máy hạng nhẹ (trung liên) lần đầu tiên ra đời năm 1902 do Madsen sáng chế. Khẩu súng này được trang bị cho quân đội nhiều nước từ đầu thế kỷ 20 và trong Thế chiến thứ I. Theo ước tính đến 92% số thương vong trong Thế chiến thứ I là do súng máy gây nên.Súng máy cỡ nòng lớn (trọng liên) lần đầu tiên xuất hiện tại Đức năm 1918. Sau Thế chiến thứ I, trọng liên được trang bị cho cả ba quân chủng hải, lục, không quân của nhiều nước. Thời điểm này cũng đã xuất hiện nhiều súng máy cỡ nòng trên 15 mm trang bị trên máy bay, xe chiến đấu, hạm tàu, ...Một số loại súng máySúng máy tự động (1884)Hiram Stevens Maxim (1840-1916), người Anh gốc Mỹ, vào năm 1884 đã phát minh ra loại súng máy tự động đầu tiên bắn liên tục, hoạt động nhờ hiệu ứng giật lùi. Được sửa cho thích hợp với thuốc súng không khói vào năm 1884, nó đã tỏ ra có chất lượng tốt và nguyên lý của Maxim vẫn được duy trì trong phần lớn các loại súng máy ngày nay.Xuất phát từ phát minh đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các phương án hoạt động. Vì vậy John Browning (1855-1926), người Mỹ, vào năm 1892 đã chế tạo ra loại súng máy đầu tiên hoạt động nhờ sự trích khí nổ. Năm 1893, đại úy Odkolek von Augeza, một sĩ quan cũ của quân đội Áo-Hung đã đăng ký một phát minh rất giống như vậy mà ông đã nhượng lại quyền cho hãng Hotchkiss et Cie.. Hãng này do một người Mỹ sống ở Pháp tên là Benjamin B. Hotchkiss (1828-1885) thành lập, đã trở nên nổi danh với loại pháo bắn bắn nhanh của hãng. Từ đầu thế kỷ, hãng đã chế tạo ra ra một số các mẫu mà đỉnh cao là loại súng máy nổi tiếng Model 1914 trang bị cho không chỉ quân đội Pháp mà cho cả quân đội của nhiều nước khác.Súng trung liên (1902)Năm 1902, Madsen, người Đan Mạch, đã giới thiệu một loại súng máy nhỏ, có thể xoay được và một người có thể di chuyển được. Những mẫu khác đã ra đời tiếp ở những hãng khác. Thực ra, rất nhanh sau đó đã có một sự khác nhau trong các loại súng máy nhỏ, dễ di chuyển nhưng cần nhiều người điều khiển như những loại nổi tiếng MG 34 và MG 42 trong Thế chiến thứ II, cũng tồn tại phương án "súng máy nặng" và khái niệm súng tập thể do một hoặc hai người sử dụng, nghĩa là súng trung liên (FM).Loại súng trung liên đầu tiên xứng với tên gọi đó đã được đưa vào sử dụng chắc chắn là loại FM 15 của quân đội Pháp, cũng còn được gọi là CSRG theo tên của những người phát minh (Louis Chauchat, Charles Sutter và Paul Ribeyrolles) cũng như của cơ sở đã chế tạo các nguyên mẫu (hãng Gladiator). Đó là loại súng thô và khả năng vận hành kém nhưng được chế tạo với số lượng lớn và cũng được chấp nhận, do không có điều kiện hơn nữa, bởi quân đội Mỹ từ năm 1917.Ngoài ra, còn các loại súng trung liên "Bar" của John Browning, ZB 26 Tiệp của anh em Holek (Vaclav, Emanuel và Frantisek Holek) và loại dẫn xuất từ nó của Anh, loại Bren Gun nổi tiếng, loại Lewis Anh bộ lắp đạn tròn, cuối cùng là loại FM Pháp Model 1924 M.29, được một nhóm dưới sự chỉ đạo của đại tá Reibel thiết kế ra.Súng tự độngSúng tự động là loại súng có cơ cấu trích một phần năng lượng khi bắn đẩy vỏ đạn đã sử dụng ra ngoài, và nạp một viên đạn mới. Thuật ngữ này có thể dùng để chỉ các loại súng bán tự động, chỉ bắn một viên mỗi lần bóp cò, hay các loại súng hoàn toàn tự động, tiếp tục nạp đạn và bắn khi cò súng (hay một thiết bị kích hoạt nào khác) vẫn còn bị giữ hay đến khi hết đạn. Nghĩa được sử dụng của thuật ngữ vì thế tuỳ theo từng tình huống. "Súng lục tự động" hay "súng săn tự động" thường để chỉ một mẫu súng bán tự động, trong khi "súng trường tự động" lại thường mang nghĩa các kiểu súng hoàn toàn tự động hay một kiểu súng có thiết kế lựa chọn giữa bán tự động và tự động.Tại đa số các quốc gia, thông thường chỉ nhân viên quân đội và cảnh sát được sử dụng các loại vũ khí hoàn toàn tự động. Tại Hoa Kỳ, súng máy đăng ký sau năm 1986 đã bị loại khỏi thị trường công cộng sau Luật bảo vệ người sở hữu vũ khí năm 1986.
snowangel_2saw: Súng chống tăng B-40 hay súng phóng lựu chống tăng B-40 là loại ống phóng rocket (rốc két) chống tăng cá nhân xách tay đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởi Liên Xô với tên RPG-2 (tiếng Nga: РПГ-2 Ручной Противотанковый Гранатомёт-2: Súng phóng lựu chống tăng xách tay phiên bản 2) bắn đầu đạn rocket PG-2 theo nguyên tắc đầu đạn phản lực. Ưu điểm nổi bật của loại súng phóng lựu chống tăng này là rất đơn giản tiện dụng, dễ thao tác, bền, "nồi đồng cối đá" không cần kỹ thuật bảo dưỡng gì phức tạp, dễ chế tạo, rẻ... nhưng hiệu quả chiến đấu rất cao, uy lực lớn. Trong các năm 1960-1970 ngoài Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và các đồng minh khác của khối Cộng sản như Bắc Triều Tiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Ai Cập, Iraq, Syria đặc biệt là Trung Quốc cũng sản xuất loại súng chống tăng này với số lượng rất lớn, tại Việt nam nó được nổi tiếng với tên B-40 phần nhiều do Trung Quốc cung cấp và được sử dụng rất rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam và được đánh giá là loại hoả lực đa năng đánh gần rất hiệu quả của bộ binh. Súng chống tăng B-40, cũng như B-41 là phiên bản cải tiến của nó sau này có thể được thao tác bắn dễ dàng chỉ bằng một xạ thủ, và là vũ khí hoả lực cấp tiểu đội trong Quân đội Xô Viết, nhưng trong thực tế chiến đấu trên chiến trường Việt Nam nó thường được sử dụng như vũ khí nhóm của tổ ba người một xạ thủ mang súng phóng lựu với giỏ 3 quả đạn, hai chiến sỹ yểm hộ và dự bị mang tiểu liên và mang lượng đầu đạn dự bị khoảng 5-10 quả. Phát triểnSúng phóng lựu B-40 có phiên bản tiền thân của nó là RPG-1 là ống phóng chống tăng Panzerfaust của Đức Quốc xã được triển khai năm 1944 trong thế chiến II và đã phát huy tác dụng rất tốt hạ được rất nhiều xe tăng của Liên Xô trong trận đánh chiếm Berlin của quân đội Xô viết tháng 4 năm 1945. Nhưng khác với Panzerfaust là loại theo nguyên tắc súng không giật (nhiều người hiểu chưa đúng là loại rocket phản lực) còn RPG-2 (B-40) thực sự là ống phóng rocket trên nguyên tắc phản lực và là loại ống phóng lựu phản lực cá nhân đầu tiên trên thế giới. Nó được sản xuất hàng loạt năm 1947 và vũ trang cho các lực lượng vũ trang Xô viết vào năm 1949. Năm 1961 Liên Xô chấm dứt sản xuất và thay thế loại RPG-2 này bằng RPG-7 trong các lực lượng vũ trang Xô viết, loại cải tiến này được biết đến ở Việt nam với cái tên B-41. Nhưng B-40 vẫn được sản xuất ở các nước khác nhất là Trung Quốc tiếp tục sản xuất B-40 với số lượng lớn và cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho nhu cầu chiến tranh và Liên Xô cung cấp cho Việt Nam số B-40 tồn kho của mình. Trên chiến trường Việt nam dùng lẫn lộn cả B-40 và B-41 chỉ đến năm 1973 thì tại chiến trường Việt Nam B-40 mới bị B-41 thay thế hoàn toàn. Và có lẽ chiến trường Việt Nam là nơi sử dụng nhiều nhất loại vũ khí này và là nơi B-40 thể hiện toàn diện được các phẩm chất và nhược điểm của mình để cải tiến cho các thế hệ súng phóng lựu chống tăng đời sau. Cấu tạoB-40 có kết cấu rất đơn giản là một ống thép 40 mm để phóng đầu đạn rocket 82 mm PG-2. Phần trung tâm của súng có ốp gỗ để cách nhiệt cho vai xạ thủ. Chiều dài cả súng đã lắp đạn là 120 mm và nặng 4,48 kg. Súng B-40 không trang bị kính ngắm quang học chỉ có khe ngắm gập được bằng khung sắt rất thô sơ và độ chính xác chưa cao: để bắn mục tiêu cố định tầm bắn chính xác của nó là 150 m và đối với mục tiêu di động tầm chính xác là đến 100 m. Đầu đạn chống tăng B-40Loại súng này chỉ bắn một loại đầu đạn chống tăng PG-2 (loại B-41 bắn nhiều loại đầu đạn) liều thuốc phóng là thuốc cháy đen được nén trong ống bìa được xạ thủ lắp vào quả đạn ngay trước khi bắn, khi đó quả đạn có ống đuôi dài và đuôi đó được đút vào nòng súng từ phía trước với phần đầu đạn ở bên ngoài. Đầu đạn chống tăng có sức công phá lớn theo nguyên tắc đầu đạn lõm chuyển động bằng phản lực nhờ liều thuốc cháy đằng đuôi. Khi bay có cánh đuôi được mở ra để định hướng.Vì là loại rocket có tốc độ và xung lực không cao độ chính xác của B-40 và cả B-41 phụ thuộc nhiều vào sức gió và kinh nghiệm của xạ thủ. Một điểm yếu lớn của B-40 là tiếng rít phóng đầu đạn rất to có tần số cao có thể làm chảy máu tai xạ thủ, trong Quân đội Xô viết xạ thủ được trang bị mũ bảo vệ tai như của lính xe tăng, nhưng trong các điều kiện chiến đấu nhất là của các cuộc chiến tranh du kích, chiến tranh nổi dậy thì xạ thủ thường không có mũ chụp tai. Theo lời các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, nếu bắn trên ba quả đạn trong khoảng thời gian ngắn xạ thủ có thể bị điếc. Lưới B-40Trong chiến tranh Việt Nam để chống lại hoả lực B-40, B-41 của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam phía Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt nam Cộng hoà thường dùng lưới chống B-40 làm hàng rào để bảo vệ cho các mục tiêu cố định như chân cầu, trại lính, bồn nhiên liệu. Đó là lưới thép "mắt cáo" có thể cuộn lại được, kích thước các mắt khoảng 40-50 mm rào xung quanh mục tiêu. Đầu đạn B-40, B-41 là loại phản lực nên có vận tốc thấp, xung lực yếu không thể xuyên qua hàng rào bị mắc lại ở các "mắt cáo" lưới thép đàn hồi làm đạn không thể nổ khi va chạm và nếu có nổ cũng không gây hại cho mục tiêu, đạn khi bị mắc vào lưới cháy hết thuốc phóng và nằm lại đây. Hiện nay (2006) loại lưới này vẫn đang có nhu cầu sử dụng rất rộng rãi tại Việt nam để làm hàng rào các công trình xây dựng và để quây các bãi đất trống và vẫn được gọi theo tên cũ là "hàng rào B-40" hay "lưới B-40".Các phiên bản B-40• RPG-2: phiên bản của Liên Xô.• Loại 56: phiên bản copy của Trung Quốc.• PG-7: Phiên bản Ai Cập.• B-40: Phiên bản Việt Nam. (Theo wikipedia)
ChienV: Bạn lưu ý việc copy từ các nguồn khác trong phần thảo luận chỉ cho phép khi chứng minh hoặc làm cơ sở cho luận điểm của mình. Việc copy nguyên xi từ wiki như bạn đang làm sẽ làm tốn thời gian người đọc, tài nguyên diễn đàn và không được coi là thảo luận. Vì vậy các bài copy nguyên xi này, nếu trong thời gian tới bạn không có kế họach làm nguồn tham khảo cho luận điểm, ý kiến của bạn thì sẽ được xóa đi. Tôi sẽ để lại cái link nơi bạn copy về là đủ!Mong bạn lưu ý!Chú thích: trên wiki có nhiều kiến thức lộ cộ và sai, bạn để ý mà xem!
Navigation
[0] Message Index
[#] Next page
Từ khóa » Người Phát Minh Ra Súng đạn
-
Súng đạn - Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển - Genk
-
Súng đạn: Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển - Zing News
-
Ai đã Phát Minh Ra Khẩu Súng đầu Tiên?
-
Súng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Câu Chuyện Của Người Việt Nam đầu Tiên Chế Tạo Ra Súng Không ...
-
Lịch Sử Vũ Khí - EFERRIT.COM
-
“Cha Đẻ” Của Chiếc Súng Máy Tự Động Đầu Tiên Trên Thế Giới
-
Bax
-
Lịch Sử Kỹ Thuật, Vũ Khí, Trang Bị Quân Sự - Bộ Quốc Phòng
-
Nhật Kiểm Soát Súng đạn Thế Nào? - VnExpress
-
Lý Luận Về Bạo Lực (Tiếp Theo)
-
Vì Sao Nước Mỹ Cần Siết Chặt Hơn Nữa Sở Hữu Súng đạn?
-
Những Phát Minh Làm Thay đổi Cách Thức Chiến Tranh Trên Thế Giới
-
Tổng Thống Mỹ Kêu Gọi Thông Qua Luật Kiểm Soát Súng đạn