Lịch Sử "Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa", Tác Phẩm Mộc Bản Nổi ...
Có thể bạn quan tâm
‘Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa’ của Hokusai là một trong những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất thế giới. Nó là tác phẩm thuộc dòng tranh in mộc bản, trào lưu nghệ thuật đã truyền cảm hứng cho vô vàn họa sĩ cùng người thưởng thức trong gần 200 năm nay. Tuy vậy, không nhiều người biết đến lịch sử và di sản để lại của tác phẩm này.
Thông tin sơ lược về tác phẩm ‘Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa’
‘Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa’ là bức tranh phong cảnh thuộc dòng tranh mộc bản của họa sĩ người Nhật Katsushika Hokusai trong giai đoạn Edo. Nó là tác phẩm đầu tiên thuộc ’36 cảnh núi Phú sĩ,’ bộ tranh mộc bản miêu tả đỉnh núi Phú Sĩ dưới nhiều góc độ và thời điểm khác nhau.
Bức tranh họa cảnh núi dưới góc nhìn từ biển cả cùng ngọn sóng cuộn lên chiếm lấy khung hình. Nó khiến ngọn núi và chiếc thuyền trở nên vô cùng nhỏ bé, là nguồn gốc tên gọi ‘Sóng lừng ngoài khơi.’
Những phiên bản tiền nhiệm của tác phẩm ‘Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa’
Tuy đây là tác phẩm họa sóng nổi tiếng nhất của Hokusai, thực chất nó lại không phải lần đầu tiên ông tiếp cận chủ đề này. Trước đó, ông đã thực hiện ba bức tranh với chủ đề tương tự, cho phép người xem chiêm ngưỡng những phiên bản cải tiến khác nhau của tác phẩm ‘Sóng lừng ngoài khơi.’
Hokusai lần đầu vẽ về sóng vào năm 33 tuổi. Năm 1797, ông họa tác phẩm ‘Mùa xuân tại Enoshima,’ bức tranh nằm trong loạt tác phẩm mộc bản ‘The Threads of the Willow’ của ông.
Trong tác phẩm, cảnh núi Phú sĩ cùng con sóng được cách điệu hóa đã chiếm lấy nửa khung hình bên trái, ở bên còn lại là hình ảnh một gia đình đang đứng trên bờ. Đây cũng chính là điểm đặc biệt của bức tranh bởi trong các tác phẩm họa sóng, Hokusai thường chỉ tập trung tả cảnh mà hiếm khi tả người.
Vào năm 1803, Hokusai một lần nữa thử nghiệm với chủ đề những ngọn sóng cuộn trào. Tác phẩm ‘Khung cảnh Honmoku từ Kanagawa’ khắc họa hình ảnh cột sóng lớn làm chao đảo cả một con thuyền. Tương tự ngọn sóng trong tác phẩm ‘Mùa xuân tại Enoshima,’ ngọn sóng trên đã được cách điệu hóa. Tuy nhiên, so với ngọn sóng thứ nhất, ngọn sóng thứ hai đã được tối giản hóa, lớn hơn về kích thước với hướng chuyển động từ phải qua trái.
Hai năm sau khi hoàn thành tác phẩm ‘Khung cảnh Honmoky từ Kanagawa,’ Hokusai tiếp tục thực hiện tác phẩm ‘Fast Cargo Boat Battling The Waves.’ Về phong cách, hai tác phẩm không quá khác biệt, tuy nhiên, điểm đặc biệt là con sóng lần này cuộn trào lên từ phía bên trái của khung hình.
Không có gì đáng ngạc nhiên, ‘Khung cảnh Honmoku từ Kanagawa’ được nhận định là phiên bản sát nhất với kiệt tác ‘Sóng lừng ngoài khơi,’ mặc dù phiên bản tiền nhiệm này thiếu đi sự phức tạp, tinh tế của những bọt sóng trắng cùng những gam màu đa dạng so với tác phẩm về sau. Ngoài những khác biệt về phong cách, ‘Sóng lừng ngoài khơi’ còn có sự thay đổi về chủ đề tác phẩm: hình ảnh núi Phú sĩ.
Bộ tranh ’36 cảnh núi Phú sĩ’
Khoảng năm 1830, họa sĩ 70 tuổi Hokusai thực hiện bộ tranh ’36 cảnh núi Phú sĩ.’ Trong loạt tác phẩm này, ông khắc họa cảnh núi từ nhiều góc độ và thời điểm trong năm. Bộ tranh đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trong giới hội họa với sự phong phú của màu sắc, đặc biệt là gam màu xanh dương với những sắc thái khác nhau đạt được qua tiến trình in đa khối phức tạp.
“Sự tinh tế trong cách thức sử dụng sắc màu chính là điểm đặc biệt của loạt tác phẩm nằm trong bộ sưu tập đánh dấu sự ra đời của kiệt tác ‘Sóng lừng ngoài khơi’,” Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitian giải thích. “Vào thời điểm bức tranh này ra đời, màu xanh Berlin – hay còn được biết tới với tên gọi ‘Xanh phổ’ được truyền bá tới Nhật Bản từ các nước châu Âu. Theo một số nghiên cứu, tác giả đã kết hợp giữa màu xanh phổ cùng màu chàm truyền thống, qua đó tạo nên sắc xanh đầy tinh tế cho tác phẩm.”
Gam màu xanh này còn được sử dụng trong một số tác phẩm khác nằm trong bộ sưu tập, tiêu biểu là tác phẩm ‘South Wind, Clear Sky.’
Ra đời vào thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, bộ tranh ’36 sắc thái của núi Phú sĩ’ được đánh giá là một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông. Hokusai cũng từng thừa nhận: “Toàn bộ tác phẩm giai đoạn trước 70 tuổi của tôi đều không đáng giá khi so với bộ tranh này.”
Di sản để lại
Ngày nay, toàn bộ ấn bản gốc của tác phẩm ‘Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa’ được lưu trữ và trưng bày trong những viện bảo tàng danh giá nhất thế giới, bao gồm Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitian, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Hạt Los Angeles, và Bảo tàng Anh. “Hàng trăm ấn bản của tác phẩm còn tồn tại,” Bảo tàng Anh nhận định, “minh chứng cho độ nổi tiếng của nó.”
Ngoài ra, kiệt tác ‘Sóng lừng ngoài khơi’ của Hokusai đã truyền cảm hứng cho vô vàn tác phẩm của hội họa đương đại, bao gồm bức bích họa đồ sộ tại Moscow, tác phẩm sao chép từ rác thải nhựa tại Florida, cho tới những bức tranh vẽ mèo của một họa sĩ người Malaysia tại Paris. Tất cả chính là minh chứng cho tầm ảnh hưởng của kiệt tác mộc bản.
MAI ANH/DESIGNS.VN
Có thể bạn quan tâm > 5 sự kết hợp tạo nên những bức ảnh đẹp hơn > Tranh sơn dầu Việt Nam > Nguyễn Gia Trí: "Tôi sáng tác bằng tâm linh" – Lời tâm sự từ cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam FacebookPinterestTwitterLinkedinTừ khóa » Tranh Sóng Lừng
-
7 Sự Thật Về Bức Tranh "Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa"
-
Tinh Thần Nhật Bản Phía Sau Bức Tranh Sóng Lừng Ngoài Khơi ...
-
Tinh Thần Nhật Bản Trong Bức Tranh "Sóng Lừng" Của Hokusai
-
“SÓNG LỪNG” – BỨC TRANH MANG... - Tạp Chí Vetter Nhật Bản
-
Tranh Cổ Nhật Bản: “Sóng Lừng” Của Hokusai - day
-
Sóng Lừng ở Kanagawa- Bức Tranh Nổi Tiếng Nhưng đầy Bí ẩn - JAPO
-
Tranh SÓNG LỪNG NGOÀI KHƠI KANAGAWA | Shopee Việt Nam
-
Lịch Sử Phía Sau Bức Tranh In Mộc Bản Sóng Lừng Huyền Thoại Của ...
-
Cùng Tìm Hiểu Về Bức Tranh Sóng Lừng - Tác Phẩm Nghệ Thuật Nổi ...
-
Tranh Treo Tường, Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa
-
Ý Nghĩa Của Tranh Sóng Lừng ở Kanagawa
-
Tranh Sóng Lừng Ngoài Khơi - 30x45cm | Shopee Việt Nam