TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Lịch sử | Bản in | Gửi thư | Kênh RSS | | Lịch sử thuốc súng | | | (phatminh.com) Mặc dù thất bại thảm hại trong việc "luyện đan", "luyện vàng" nhưng các thuật sĩ thời trung đại đã phát minh ra một thứ chất rất quan trọng nằm ngoài ý muốn của họ, đó là thuốc súng. | | | | Thuốc súng là một trong 4 phát minh vĩ đại của nước Trung Hoa cổ. Thuốc súng chữ Hán có nghĩa là "hoả dược". Thuốc súng đen gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, phốt pho và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh. Chính vì vậy người ta mới gọi hỗn hợp trên là "hoả dược" (thuốc bốc lửa). Trong cuốn "Vị nam tử" thời Tây Hán có ghi: các thuật sĩ sau rất nhiều lần thử nghiệm luyện đan đã phát hiện lưu huỳnh (sulphua) không những có thể hoá hợp các vật lạ như: vàng, bạc, đồng, sắt mà còn chế ngự được thuỷ ngân một cách thần kỳ. Ngoài ra, hỗn hợp lưu huỳnh, phốt pho và mật ong cháy rất mạnh và bắt lửa nhanh tới mức có thể gây bỏng tay người châm lửa. Thậm chí có thể bùng lên thiêu trụi nhà cửa. Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng người ta đã tìm ra công thức pha chế thuốc súng theo tỷ lệ: phốt pho 75%, lưu huỳnh 10% và than củi 15%. Khi phát minh ra thuốc súng đen, người ta đã đem áp dụng vào chiến tranh để gây khói lửa, làm hỏa tiễn (tên có lửa) và súng. Thời Ðường (năm 900) đã xuất hiện hai loại đồ chơi hỏa tiễn và tên mang thuốc nổ. Sách cổ có ghi chép lại "cung xạ hỏa thạch lựu tiễn" (cung bắn ra mũi tên mang quả thạch lựu có lửa). Ðó chính là "hoả tiễn" (tên có mang thuốc nổ). Khi thuốc nổ được dùng trong quân sự, người ta lại chế tiếp một loại "hoả pháo". Ðó là một gói thuốc nổ được đặt vào máy bắn đá, châm ngòi, rồi "quăng" (bắn) sang trận địa đối phương. Vào thời Tống (khoảng năm 1000 sau công nguyên), một người tên là Ðường Phúc chế tạo chiếc hoả tiễn dùng thuốc nổ đầu tiên. Hoả tiễn được dùng trong quân sự. Về sau, ông chế tạo thêm "hỏa cầu", "hỏa tật lê", hai loại này có cả thuốc nổ bên trong và thuốc nổ bên ngoài. Sau này, quân đội còn trang bị "thiết tật lê" (quả lê sắt), khi bắn đi, ngoài việc đốt cháy còn sát thương kẻ địch. Thời nhà Tống, quân Liên và Tây Hạ ở phương Bắc không ngừng xâm lược xuống phía Nam. Sau này lại bị quân Kim và Mông Cổ (Nguyên) xâm lược. Do vậy, việc chế tạo vũ khí có thuốc nổ phát triển một cách nhanh chóng. Ðến 1132, một người tên là Trần Quy đã phát minh ra loại súng hình ống. Năm 1259 lại có người phát minh ra loại súng đột hoả. Loại súng hỏa ma trước đây chỉ có giá trị đốt cháy còn loại đột hỏa mai sau này có thể bắn ra "tử khoa" (tổ chết) để sát hại người. Ðây là phát minh quan trọng trên con đường chế tạo vũ khí thuốc nổ. Người Kim diệt Bắc Tống. Người Nguyên lại diệt Kim và Nam Tống. Cuối cùng họ cũng học được kỹ thuật chế tạo vũ khí nổ. Tất nhiên, cả người Kim và người Nguyên đều chú trọng đến chế tạo vũ khí nổ. Trong đợt tiến công Kỳ Châu (nay là Kỳ Xuân, Hồ Bắc, Trung Quốc) của quân Kim năm 1221 súng bắn đá và bắn "thiết hỏa pháo" được sử dụng khá nhiều. Năm 1232, quân Kim bao vây Khai Phong Phủ. Quân Tống bắn ra những bình sắt chứa đầy thuốc nổ (thiết quan trang hoả dược) gọi là " chân thiên lôi " (sấm đông) phá vây, đẩy lùi quân Kim. Vào thời Nguyên, súng hỏa mai đã thay thế súng ống trúc. Loại lớn nhất là súng thần công, ban đầu loại súng hình ống được đúc bằng đồng. Ít lâu sau người ta dùng gang để đúc súng thần công. Loại vũ khí này bắn được xa và có sức mạnh hơn hẳn. Và kỹ thuật đúc vũ khí lại tiến thêm một bước dài. Trong viện bảo tàng lịch sử Trung Quốc hiện còn lưu trữ khẩu thần công bằng đồng, đúc năm 1332 và khẩu thần công này được coi là lớn nhất thế giới. Một loại vũ khí mới mang tên "chấn thiên lôi pháo" đã xuất hiện vào thời Minh. Loại vũ khí này có cánh. Khi tấn công thành trì địch, chỉ cần châm ngòi "chấn thiên lôi" thuận theo chiều gió bay thẳng vào thành và bùng nổ. Năm 1377 đã xuất hiện loại hoả tiễn liên thức (kiểu liên hoàn) nguyên thủy mang tên "thần hỏa phi nha" (thần lửa quạ bay). Ðây là những giỏ tre hình con quạ, bên trong chứa đầy thuốc nổ. Dưới cánh quạ được gắn "hỏa tiễn" (tên lửa đẩy). Sau khi phát xạ "thần lửa quạ" bay xa khoảng 300 mét mới "hạ cánh". Trong cuốn binh thư "Võ bị chí" (1621) có ghi chép: loại hỏa tiễn liên khúc nhiều cấp có tên gọi là "hoả long xuất thủy" là tên lửa đẩy hai cấp sớm nhất. Ðể làm nó, người ta dùng một đoạn ống tre lớn dài khoảng 5 thước ta (khoảng 2,5 m) để chế tạo "rồng". Trên thân rồng phía trước và phía sau đều có gắn mấy chiếc tên lửa đẩy - tên lửa cấp 1 làm nhiện vụ đẩy rồng bay đi. Bên trong bụng rồng, người ta đặt mấy quả tên lửa nhỏ - tên lửa cấp hai. Khi phóng, người ta châm lửa tên lửa cấp 1 trên thân rồng, đẩy thân rồng bay lên cách mặt nước chừng 3 đến 4 thước (khoảng 1,5 - 2m). Rồng có thể bay xa tới 243km. Lúc này tên lửa cấp 2 trong bụng rồng được phát hoả. Chúng bay thẳng ra khỏi miệng rồng, tiêu diệt kẻ thù. Trung Quốc cũng đã sớm phát minh loại tên lửa đồng thời bốc hoả nhiều chiếc cùng một lúc. Loại "tổ ong" đồng thời phát hoả 32 chiếc hỏa tiễn. Người ta nhét mấy chục chiếc hỏa tiễn nhỏ vào trong ống bương lớn. Ngòi nổ dùng dây cháy chậm nối liền nhau. Khi châm ngòi dây dẫn chính, mấy chục chiếc hoả tiễn cùng phát hoả. Loại vũ khí này thanh thế rất mạnh. Vào năm 1500 một nhà khoa học giã tên là Vạn Hô của Trung Quốc nuôi một giấc mộng có thể bay được. Ông liều mạng gắn 47 quả "tên lửa" vào sau chiếc ghế của mình, hai tay giữ hai cánh diều lớn rồi nhờ người châm lửa phát hỏa để "hoả tiễn" đẩy ông bay lên không. Tuy nhiên, cuộc "phi hành" này thất bại nhưng ý tưởng và nguyên lý thiết kế của ông rất giống loại tên lửa đẩy của người hiện đại. Để kỷ niệm và tưởng nhớ nhà du hành đầu tiên, hội thiên văn quốc tế đã lấy tên ông đặt tên cho dãy núi hình vòng cung trên mặt trăng: Vạn Hô. | | (Nguồn: Sưu tầm ) | [ Trở về ] | | Thảo luận cho chủ đề này: | Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này! | | Gửi thảo luận mới: | | Mã kiểm tra | | | TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT: | 7 phát minh ”cực cool” bị lãng quên của các nhà khoa học lừng danh (22/7/2015) | 5 phát minh ra đời từ giấc mơ (14/7/2015) | Những phát minh ”độc” của Hy Lạp cổ đại (10/4/2014) | Bất ngờ phát hiện bậc thềm cửa có giá tới 1,5 tỉ đồng (26/3/2014) | Những chiếc mặt nạ đá cổ nhất thế giới (18/3/2014) | 10 ”PHÁT MINH VŨ KHÍ” ĐIÊN KHÙNG NHẤT THẾ KỶ (13/3/2014) | Lịch sử ra đời của pháo hoa (31/12/2013) | Lịch sử chế biến cà phê (25/12/2013) | Lịch sử ngành Tin học (21/12/2013) | Lịch sử Alphabet (21/12/2013) | CÁC TIN Đà ĐĂNG: | Lịch sử đồng hồ (6/5/2011) | Lịch sử điện thoại (5/5/2011) | Lịch sử cuốn lịch (5/5/2011) | Lịch sử con số không (4/5/2011) | Lịch sử của những chiếc gương (4/5/2011) | Những Phát Minh Vĩ Đại Của Thế Giới(P2) (14/4/2011) | Những Phát Minh Vĩ Đại Của Thế Giới(P1) (14/4/2011) | Lịch sử của bánh xe (13/4/2011) | Lịch sử phát triển của bikini (13/4/2011) | Lịch sử La Bàn Từ (13/4/2011) | 5 phát minh của Ai Cập cổ còn lưu truyền đến nay (13/4/2011) | Người cổ đại đã phát minh ra sắt không rỉ (13/4/2011) | Những phát minh khoa học của Trung Quốc thời cổ (13/4/2011) | Phát minh ra giấy (13/4/2011) | Lửa (13/4/2011) | | | Xin chào, Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên | | | 5 phát minh ra đời từ giấc mơ | | | | 7 phát minh "cực cool" bị lãng quên của các nhà khoa học lừng danh | | | | Bất ngờ phát hiện bậc thềm cửa có giá tới 1,5 tỉ đồng | | | | Những Phát Minh Vĩ Đại Của Thế Giới(P1) | | | | Lịch sử thuốc súng | | | | Phát minh ra xe máy | | | | | | | | | Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ | | | Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao? | | | 10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử | | | Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư | | | Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai | | | 9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có | | | Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt | | | | | | | |