Lịch Sử, Tóm Tắt Và ý Nghĩa Nghìn Lẻ Một đêm - VĂN THƠ NHẠC
Có thể bạn quan tâm
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Lịch sử, tóm tắt và ý nghĩa Nghìn lẻ một đêm
Lịch sử, tóm tắt và ý nghĩa Nghìn lẻ một đêm Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nghìn lẻ một đêm (tiếng Ả Rập: كتاب ألف ليلة وليلة Kitāb 'Alf Layla wa-Layla; tiếng Ba Tư: هزار و یک شب Hazâr-o Yak Šab) là tập truyện dân gian đồ sộ và nổi tiếng của nhân dân Ả Rập, có nguồn gốc lâu đời trên xứ sở của các hoàng đế Arap cổ đại và được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện cổ dân gian các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, được lưu truyền rộng rãi ở Iran, Iraq, Ai Cập, Ethiopia,... sau đó phổ biến khắp Trung Đông. Không thể xác định được ai là tác giả của những truyện được kể trong Nghìn lẻ một đêm, vì đây chỉ là sự góp nhặt của những truyện tình, truyện phiêu lưu hay truyện thần thoại mà nhiều người truyền tụng, được nhiều người kể chuyện trau truốt, tuyển lựa những cốt truyện hấp dẫn nhất và truyền bá qua nhiều thế kỷ trong dân gian. Rất có thể vào năm 1450, một nhà kể chuyện chuyên nghiệp xứ Ba Tư đã chép lại những truyện này và sắp đặt dưới hình thức mà chúng ta thấy ngày nay. Cuốn truyện lần đầu tiên được công bố ở châu Âu trong những năm 1704-1709 qua bản dịch tiếng Pháp 12 tập của học giả Antoine Galland. Chính nhờ bản dịch này mà bộ truyện nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng phổ biến khắp thế giới, làm say mê không biết bao nhiêu thế hệ. Từ khi ra đời đến nay, Nghìn lẻ một đêm đã trở thành tài sản văn hóa chung của nhân loại, có ảnh hưởng sâu sắc từ Đông sang Tây. Nhiều người đã dùng những câu chuyện trong tác phẩm để làm đề tài sáng tác cho những hình thức nghệ thuật khác như phim, kịch, vũ ba-lê, ca vũ kịch,... Lịch sử Vào thế kỷ 8, Baghdad trở thành một trong những thành phố quan trọng bậc nhất trên thế giới. Các nhà buôn từ Ba Tư (Iran), Ấn Độ, châu Phi và châu Âu đều có mặt ở đây. Vào thời gian đó, các câu truyện dân gian (được truyền khẩu trong nhiều năm) được thu thập và biên soạn lại thành một cuốn sách. Những câu chuyện trong này thường là những câu chuyện dân gian truyền khẩu. Ở đâu cũng vậy, các chuyện kể dân gian không bao giờ là công trình sáng tạo của một người và có dạng hoàn chỉnh ngay từ đầu hay trong một thời gian ngắn. Cho đến một lúc nào đấy nó được những tài năng kiệt xuất chỉnh lý, định hình lần cuối cùng, rồi được nhân dân chấp nhận coi như dạng bản cuối cùng. Những người kể chuyện rong mang những chuyện đó kể khắp nơi. Trong quá trình ấy họ gọt đẽo cách diễn tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. Người ta cho rằng chính những người Ai Cập kể chuyện rong thế kỷ 12 và 13 đã làm cho các chuyện trong Nghìn lẻ một đêm thêm phong phú về nội dung, linh hoạt về hình thức và sáng sủa về từ ngữ. Ngôn ngữ dùng trong tập truyện này gắn với tiếng nói của các tầng lớp bình dân A Rập hơn là ngôn ngữ kinh viện thời bấy giờ. Nội dung chủ yếu của những câu truyện này bắt nguồn từ một cuốn sách Ba Tư cổ tên là Hazâr Afsâna ("Một nghìn truyện thần thoại", tiếng Ba Tư: هزارافسانه).Theo R. Niconxơn trong Lịch sử văn học A Rập, năm 956 một học giả A Rập tên là Maxađi (Masadi) đã nhắc tới tác phẩm này. Năm 988, Môhamét Isac (Mohamed Ishaq), tác giả một tập thư mục những tác phẩm văn học A Rập và nước ngoài đã nói đến việc người A Rập soạn lại tập truyện cổ Ba Tư đó. Ông viết: "Tác giả tập Truyện các tể tướng là An Jasihiyari (Agdul Al Jahshitari) bắt tay soạn một cuốn sách trong đó ông chọn một nghìn truyện của người A Rập, người Ba Tư, người Hy Lạp và nhiều dân tộc khác, các truyện đều riêng biệt không có quan hệ gì với nhau. Ông tập hợp một số người làm nghề kể chuyện lại, mời họ kể cho nghe rồi chọn những truyện hay nhất, những ngụ ngôn, cổ tích mà ông thích nhất. Là một người có tài, ông đúc kết những câu chuyện ấy lại thành bốn trăm tám mươi đêm, mỗi đêm là một truyện trọn vẹn dài trên dưới năm chục trang. Nhưng ông chết bất ngờ trước khi hoàn thành một nghìn truyện như dự định". Theo các nhà nghiên cứu Nghìn lẻ một đêm ít ra là bản lưu truyền đến với chúng ta ngày nay được định hình rõ ràng vào khoảng cuối thế kỷ 15 ở Ai Cập. Thời kỳ này cả nước Ai Cập đã hoàn toàn theo đạo Hồi. Thật ra, sự xuất hiện của nó còn ngược lên đến thời xa xưa, bắt nguồn từ những truyện Ba Tư rất cổ và đã trải qua một thời kỳ tồn tại lâu dài trước khi được viết ra thành văn.. Nghìn lẻ một đêm như ta đã biết hiện nay, lần đầu tiên được giới thiệu với châu Âu rồi từ đó phổ cập hầu như rộng khắp trên toàn thế giới là nhờ công lao của một học giả người Pháp: Angtoan Galăng (Antoine Galland) mà bản dịch từ khi ra đời cách đây gần ba thế kỷ đã mau chóng trở thành kinh điển. Khi ở Pari, một hôm tình cờ đọc được một bản chép tay bảy truyện cổ A Rập, ông có ý định dịch và cho xuất bản. Sách sắp in ra thì dịch giả được biết những truyện này thực ra rút ra từ "một pho đồ sộ gồm nhiều tập đề là Nghìn lẻ một đêm". Ông liền nhờ người tìm kiếm hộ, từ Syria người ta chỉ gửi đến cho ông có bốn tập. Ông dịch ngay tập đầu tiên cho xuất bản năm 1704. Món quà nhỏ mọn như lời ông viết trong thư gửi tặng hầu tước phu nhân O, lập tức được hoan nghênh nhiệt liệt. Thành công hết sức to lớn. Cùng với hầu tước phu nhân O cả triều đình nghị viện, từ giai cấp tư sản cho đến các tầng lớp nghèo hèn, tóm lại là tất cả những ai biết đọc biết viết ở Pháp đều đổ xô vào tranh nhau tập sách. Trong bốn năm, từ 1704 đến 1708, mười hai tập lần lượt ra đời. Năm 1709, A.Galland được một người bạn A Rập đến Pari trao thêm cho một số truyện nữa, ông lại dịch và cho in tiếp. Chừng hai thế kỷ sau A.Galland một bản dịch tiếng Pháp khác của Nghìn lẻ một đêm ra đời. Dịch giả là tiến sĩ J.C.Mardrus. Thật ra đây là một bản dịch theo quan niệm và phong cách hoàn toàn khác. Mardrus không bỏ sót một chi tiết nào, kể cả những đoạn rườm rà dâm tục và tất cả những thơ rải rác trong các truyện. Người đã bàn cãi khá nhiều về hai bản dịch đó. Các nhà nghiên cứu văn học đều nhất trí đánh giá cao bản dịch của A.Galland theo đúng như lời nhận xét của tạp chí Bách khoa (Pháp) số tháng riêng năm 1900: "Bản dịch của A.Galland cho chúng ta một ý niệm rất trung thành về tính cách và lời văn của người A Rập cũng như của bộ Nghìn lẻ một đêm". Chính vì vậy mà giờ đây bản dịch truyện của Galland được phổ biến và được người đọc đón nhận nồng nhiệt nhất. Tóm tắt Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng của Nghìn lẻ một đêm được kết nối xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông A-rập, thời Sassanid có một vị vua Ba Tư Shahriyar. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên "ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc" (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết (trong một số bản: ba đêm một lần). Thấy đất nước lâm nguy,Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ chết. Nhưng trước sự quyết tâm của con ông đành phải đem con dâng cho vua Shahriyar. Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên sau nàng đã tìm được cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái nàng là Dinarzade, nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu nàng kể chuyện. Những câu chuyện được sắp xếp khéo léo để đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng. Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi, về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hai nàng cũng kể về những thị trấn,sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thủy sử dụng pháp thuật, về các loài ngựa biết bay, chó biết nói, người hóa cá, cá lớn hơn cá voi, chim khổng lồ. Nàng kể về những cặp tình nhân trong các túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các chuyện của nàng ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus. Hàng ngàn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm hóa, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy việc giết người. Cảm phục nàng Sheherazade, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới linh đình, sau đó cùng nhau sống hạnh phúc đến bạc đầu và họ có với nhau ba người con trai. Ý nghĩa Cũng như truyện dân gian của các nước khác, những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình yên vui, được gặp nhiều may mắn, hạnh phúc ấm no. Khát vọng này thể hiện qua những truyện nổi tiếng nhất của tập truyện, chẳng hạn truyện Aladdin và cây đèn thần kể về chàng trai Aladdin, con của một người thợ may. Bị một phù thủy dẫn dụ xuống hang ngầm, tại đây chàng tìm thấy một cây đèn, trong đó có nhốt vị thần đèn có thể biến mọi ước mơ thành hiện thực, nhờ đó chàng trở nên giàu có và được cưới công chúa Badroulboudour. Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động cần cù, chăm chỉ, kiên cường dũng cảm và thông minh tài trí, giàu lòng thương người đồng thời vạch trần bản chất tàn ác của bọn vua chúa, quan lại, phú thương, phù thủy,... thể hiện chân lý thiện thắng ác, chính thắng tà, ở hiền gặp lành, và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cuộc hành trình trên mặt biển của thủy thủ Sinbad là một ví dụ, với những cuộc phiêu lưu kỳ thú của chàng Sinbad lên một hòn đảo nhưng thực chất là một con cá khổng lồ, lạc đến một thung lũng đầy đá quý và chàng đã mưu trí trốn ra được, đâm mù mắt gã khổng lồ ăn thịt người và giết chết chúa tể của biển cả. Truyện Ali Baba và 40 tên cướp ca ngợi tài trí thông minh và dũng cảm của cô gái Morgiana đã cứu sống gia đình bác tiều phu Ali Baba khỏi những tên cướp. Câu chuyện Người câu cá với vị thần kể về một ngư phủ vớt chiếc lọ có nhốt một vị thần, nhờ tài trí mà gã ta đã khiến vị thần khuất phục và trung thành phục vụ cho mình. Với sự giúp đỡ của vị thần, gã đã cứu hoàng tử khỏi pháp thuật và được tưởng thưởng xứng đáng. Với hàng trăm câu chuyện hoàn chỉnh, bao gồm truyện lịch sử, truyện tình, bi kịch, hài kịch, thơ, truyện hài và truyền thuyết Hồi giáo cấu thành tác phẩm, Nghìn lẻ một đêm có một giá trị hết sức to lớn trong việc phản ánh một thế giới muôn mặt trong đời sống hiện thực xã hội Arap thời Trung cổ, thông qua một óc tưởng tượng cực kỳ phong phú, chủ đề vô cùng khác lạ, nhân vật đủ mọi loại vẻ, với những khung cảnh vừa rộng lớn vừa luôn luôn thay đổi. Về nghệ thuật, Nghìn lẻ một đêm hết sức hoàn chỉnh về kết cấu, bất ngờ trong việc dẫn dắt mạch truyện, phức tạp mà rất chặt chẽ trong các tình tiết và cũng rất điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù có một số truyện qua tay nhiều người, được nhiều thế hệ ghi chép nên đã ít nhiều bị pha tạp hoặc bị hiện đại hóa. Theo https://vi.wikipedia.org/ Ai là tác giả truyện “Nghìn lẻ một đêm”?“Nghìn lẻ một đêm” (Alf Laylah wa - Laylah) tập hợp những chuyện cổ dân gian có từ thời trung cổ của người Ả Rập (đặc biệt là của người Ba Tư), được truyền miệng từ đời này sang đời kia, được bổ sung bằng những truyện cổ, thần thoại... của nhiều nước khác (Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập ...), không ngừng được cải biên và cuối cùng gắn lại với nhau thành một truyện dài xoay quanh nhân vật Schéhérazade. Vua (sultan) nước Ba Tư là Chahrizar bị vợ phản bội nên oán ghét phụ nữ, mỗi đêm chọn một thiếu nữ làm vợ để rồi cho lính giết vào sáng hôm sau. Nàng Schéhérazade, con một quan đại thần (vizir), tự nguyện làm vợ vua. Mỗi đêm, nàng kể cho vua nghe một câu chuyện ly kỳ hấp dẫn, sao cho đến khi trời sáng chuyện vẫn còn dang dở, khiến vua phải hoãn việc giết nàng để đêm hôm sau còn được nghe nàng kể nốt đoạn tiếp. Cứ thế, chuyện đêm trước dính với chuyện đêm sau... Sau 1.001 đêm, vua được nàng cảm hóa, bỏ ý định giết phụ nữ, cưới nàng làm vợ. Tập truyện dân gian Ả Rập này được thế giới biết đến nhờ bản dịch “Les Mille et Une Nuits” của nhà Đông phương học Antoine Galland (người Pháp, 1646 - 1715) xuất bản từ 1704 đến 1717. Sau đó, E.W.Lane (năm 1840) và Richard Burton (từ 1885 đến 1888) dịch sang tiếng Anh. Ngày nay, tác phẩm này được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Cũng như các tác phẩm văn chương dân gian khác, “Nghìn lẻ một đêm” là sản phẩm chung của nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau trong thế giới Ả Rập. Nó gợi cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ sáng tác các vở opéra, balê, dựng thành kịch, quay thành phim... Hoàng Anh Theo http://www.sggp.org.vn/ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Lệ Quyên và những thực tại òa vỡ
Lệ Quyên và những thực tại òa vỡ Mới đầu, do phấn son và cách trình bày, nàng đập vào mắt như một geisha. Dần dà, nàng biết khôn khéo tận dụ...
- Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
- Lời kỹ nữ - Xuân Diệu Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
- Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Tìm kiếm Blog này
- Trang chủ
Giới thiệu về tôi
vanthonhactrieuchau.blogspot.com Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi Báo cáo vi phạm |
Lưu trữ Blog
- ► 2025 (324)
- ► tháng 1 (324)
- ► 2024 (12472)
- ► tháng 12 (1393)
- ► tháng 11 (1264)
- ► tháng 10 (1177)
- ► tháng 9 (1325)
- ► tháng 8 (1389)
- ► tháng 7 (1163)
- ► tháng 6 (1180)
- ► tháng 5 (1313)
- ► tháng 4 (1125)
- ► tháng 3 (875)
- ► tháng 2 (163)
- ► tháng 1 (105)
- ► 2023 (18725)
- ► tháng 12 (1084)
- ► tháng 11 (1259)
- ► tháng 10 (1315)
- ► tháng 9 (1328)
- ► tháng 8 (1879)
- ► tháng 7 (1631)
- ► tháng 6 (1542)
- ► tháng 5 (1769)
- ► tháng 4 (1515)
- ► tháng 3 (1728)
- ► tháng 2 (1680)
- ► tháng 1 (1995)
- ► 2022 (12243)
- ► tháng 12 (1784)
- ► tháng 11 (989)
- ► tháng 10 (1360)
- ► tháng 9 (897)
- ► tháng 8 (1142)
- ► tháng 7 (1350)
- ► tháng 6 (890)
- ► tháng 5 (994)
- ► tháng 4 (756)
- ► tháng 3 (726)
- ► tháng 2 (499)
- ► tháng 1 (856)
- ► 2021 (4595)
- ► tháng 12 (510)
- ► tháng 11 (556)
- ► tháng 10 (553)
- ► tháng 9 (488)
- ► tháng 8 (455)
- ► tháng 7 (281)
- ► tháng 6 (285)
- ► tháng 5 (416)
- ► tháng 4 (362)
- ► tháng 3 (214)
- ► tháng 2 (170)
- ► tháng 1 (305)
- ► 2020 (3898)
- ► tháng 12 (293)
- ► tháng 11 (382)
- ► tháng 10 (226)
- ► tháng 9 (290)
- ► tháng 8 (440)
- ► tháng 7 (324)
- ► tháng 6 (276)
- ► tháng 5 (346)
- ► tháng 4 (335)
- ► tháng 3 (328)
- ► tháng 2 (274)
- ► tháng 1 (384)
- ► 2019 (4436)
- ► tháng 12 (442)
- ► tháng 11 (434)
- ► tháng 10 (376)
- ► tháng 9 (440)
- ► tháng 8 (404)
- ► tháng 7 (388)
- ► tháng 6 (185)
- ► tháng 5 (390)
- ► tháng 4 (380)
- ► tháng 3 (151)
- ► tháng 2 (291)
- ► tháng 1 (555)
- ► 2018 (4856)
- ► tháng 12 (467)
- ► tháng 11 (538)
- ► tháng 10 (359)
- ► tháng 9 (246)
- ► tháng 8 (333)
- ► tháng 7 (571)
- ► tháng 6 (187)
- ► tháng 5 (282)
- ► tháng 4 (495)
- ► tháng 3 (405)
- ► tháng 2 (335)
- ► tháng 1 (638)
- ► 2017 (5442)
- ► tháng 12 (208)
- ► tháng 11 (108)
- ► tháng 10 (587)
- ► tháng 9 (477)
- ► tháng 8 (436)
- ► tháng 7 (442)
- ► tháng 6 (779)
- ► tháng 5 (423)
- ► tháng 4 (608)
- ► tháng 3 (519)
- ► tháng 2 (394)
- ► tháng 1 (461)
- ► 2015 (3761)
- ► tháng 12 (497)
- ► tháng 11 (374)
- ► tháng 10 (423)
- ► tháng 9 (341)
- ► tháng 8 (444)
- ► tháng 7 (339)
- ► tháng 6 (322)
- ► tháng 5 (171)
- ► tháng 4 (66)
- ► tháng 3 (253)
- ► tháng 2 (284)
- ► tháng 1 (247)
- ► 2014 (2747)
- ► tháng 12 (277)
- ► tháng 11 (462)
- ► tháng 10 (348)
- ► tháng 9 (289)
- ► tháng 8 (517)
- ► tháng 7 (503)
- ► tháng 6 (237)
- ► tháng 5 (79)
- ► tháng 4 (35)
Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Nghìn Lẻ 1 đêm
-
Tóm Tắt Nghìn Lẻ Một đêm - Blog Ngữ Văn
-
Tóm Tắt Và Review Truyện Nghìn Lẻ Một đêm - Reader
-
Nghìn Lẻ Một Đêm | Docsach24
-
Nghìn Lẻ Một đêm – Wikipedia Tiếng Việt
-
1 Số Thông Tin Tóm Tắt Nội Dung Nghìn Lẻ Một đêm Hiện Nay
-
Nghìn Lẻ Một đêm | Tóm Tắt, Chủ đề & Sự Kiện - Páginas De Delphi
-
[Review] Nghìn Lẻ Một đêm - Antoine Galland - Sách Hay
-
Nghìn Lẻ Một Đêm - Antoine Galland
-
Review Sách Nghìn Lẻ Một đêm Hay Và được Nhiều Người đọc
-
TopList #Tag: Tóm Tắt Truyện Nghìn Lẻ Một đêm - Học Tốt
-
Aladdin Và Cây đèn Thần - Nghìn Lẻ Một đêm - Thế Giới Cổ Tích
-
Chuyện Người đánh Cá [Nghìn Lẻ Một đêm] - Thế Giới Cổ Tích
-
Thông Tin, Nghìn Lẻ Một Ngày, Tác Giả François Pétis De La Croix