Lịch Sử Và Địa Lí 5 Bài 6: Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 29-11 trên Shopee mall
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế (trang 94 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Hãy kể tên một số sản phẩm nông nghiệp mà gia đình em thường sử dụng.
b. Theo em, những sản phẩm đó được sản xuất ở trong nước hay nhập từ nước ngoài.
Trả lời:
a. Một số sản phẩm nông nghiệp mà gia đình em thường sử dụng là: gạo, rau củ, hoa quả tươi, sữa tươi, các loại thịt, tôm cá nuôi...
b. Theo em, những sản phẩm đó được sản xuất ở trong nước.
2. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp (trang 94 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Đọc thông tin
b. Trả lời các câu hỏi sau:
- Ngành nông nghiệp gồm những hoạt động sản xuất nào?
- Vì sao nói trồng trọt là hoạt động sản xuất chính trong ngành nông nghiệp?
- Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở địa phương em.
Trả lời:
- Ngành nông nghiệp gồm những hoạt động sản xuất: trồng trọt và chăn nuôi
- Trồng trọt là hoạt động sản xuất chính trong ngành nông nghiệp vì trồng trọt đóng góp tới 3/4 giá trị của sản xuất nông nghiệp.
- Một số cây trồng, vật nuôi chính ở địa phương em là:
+ Cây trồng: cây ăn quả, rau củ, cây lúa, cây chè...
+ Vật nuôi: gia súc (trâu, bò), gia cầm (vịt, gà, ngan) và thủy sản (tôm, cá, cua)
3. Quan sát lược đồ và thảo luận (trang 95 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Quan sát lược đồ hình 1
b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Kể tên một số cây trồng ở nước ta.
- Kể tên một số vật nuôi ở nước ta.
- Hoàn thành bảng theo mẫu vào vở.
Vùng | Cây trồng | Vật nuôi |
---|---|---|
Núi và cao nguyên | ||
Đồng bằng |
Trả lời:
b. Quan sát lược đồ hình 1, em thấy:
- Tên một số cây trồng ở nước ta là: cây lúa, cây ăn quả, cây cà phê, cây chè, cây cao su
- Tên một số vật nuôi ở nước ta là: trâu, bò, lợn và gia cầm.
Hoàn thành bảng:Vùng | Cây trồng | Vật nuôi |
---|---|---|
Núi và cao nguyên | Cây cà phê, cây chè, cây cao su | Trâu, bò |
Đồng bằng | Cây ăn quả, cây lúa | Lợn, gia cầm |
c. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây:
- Do có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên nước ta có nhiều loại cây trồng, chủ yếu là cây xứ nóng.
- Lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuât khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
- Nguồn thức ăn ngày càng đảm bảo đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng.
- Tuy nhiên, nước ta rất cần chú ý tới việc phòng chống bệnh dịch cho gia súc, gia cầm đó chăn nuôi phát triển ổn định, vững chắc.
4. Khám phá ngành lâm nghiệp (trang 96 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Quan sát hình 2, kể tên các hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp.
b. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết hoạt động trồng rừng và khai thác rừng tập trung nhiều ở đâu?
c. Quan sát bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét về sự thay đối diện tích rừng của nước ta và giải thích tại sao. Diện tích rừng của nước ta qua các năm
Năm | 1980 | 1995 | 2012 |
Tổng diện tích rừng (triệu héc-ta) | 10,6 | 9,3 | 13,5 |
Trả lời:
a. Quan sát hình 2 em thấy, ngành lâm nghiệp gồm có 2 hoạt động sản xuất chính, đó là:
- Trồng và bảo vệ rừng
- Khai thác gỗ và lâm sản khác.
b. Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng tập trung nhiều ở miền núi, trung đu và một phần ở ven biển.
c. Quan sát bảng số liệu ta thấy:
- Giai đoạn 1980 - 1995, diện tích rừng của nước ta giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm rẫy.
- Giai đoạn 1995 - 2015 diện tích rừng của nước ta tăng trở lại do Nhà nước đã và đang vận động nhân dân trồng rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
5. Tìm hiểu ngành thủy sản. (trang 97 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Quan sát hình 3
b. Trả lời các câu hỏi:
- Kể tên các hoạt động của ngành thủy sản.
- So sánh sản lượng thủy sản năm 1990 và năm 2012 ở nước ta.
Trả lời:
Quan sát hình 3, em thấy:
Hoạt động của ngành thủy sản gồm:
- Thủy sản khai thác
- Thủy sản nuôi trồng
Trong hai năm 1990 và 2012, sản lượng thủy sản năm 2012 ở nước ta có sự tăng lên vượt bậc.
6. Đọc thông tin và hoàn thành sơ đồ (trang 98 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Đọc thông tin sau
b. Dùng bút chì đánh mũi tên nối các ô dưới đây để có một sơ đồ đúng.
c. Hãy kể tên một số loại thủy sản đang được nuôi nhiều ở nước ta. Trong các loại thủy sản đó, loại nào được nuôi ở địa phương em?
Trả lời:
b. Hoàn thành sơ đồ như sau:
c. Một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở nước ta là: tôm, cua, cá nước ngọt, cá nước mặn, cá nước lợ, ốc, trai...Trong các loại đó, ở địa phương em nuôi nhiều nhất là cá nước ngọt, tôm và cua.
B. Hoạt động thực hành
1. Làm bài tập (trang 99 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.
a1. Trong nông nghiệp nước ta, chăn nuôi là hoạt động sản xuất chính.
a2. Ngành thủy sản gồm hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.
a3. Nghề trồng rừng của nước ta đang ngày càng phát triển.
a4. Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở đồng bằng.
a5. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
a6. Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng núi và trung du.
b. Hãy viết những câu đúng vào vở.
Trả lời:
Trong những câu trên, câu đúng là:
a2. Ngành thủy sản gồm hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.
a3. Nghề trồng rừng của nước ta đang ngày càng phát triển.
a5. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
2. Hoàn thành phiếu học tập (trang 99 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Lấy phiếu học tập ở góc học tập theo mẫu dưới đây.
b. Hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Chọn các ý dưới đây rồi điền vào các sơ đồ sao cho phù hợp
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
b. Ngành chăn nuôi phát triển
c. Trồng trọt được nhiều loại cây, chủ yếu là cây xứ nóng
d. Do có nguồn thức ăn được đảm bảo
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Ý nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản của nước ta?
a. Vùng biển có nhiều hải sản
b. Sông có lượng nước thay đổi theo mùa
c. Nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng
d. Người dân có nhiều kinh nghiệm.
Trả lời:
a. Điền vào sơ đô như sau:
b. Ý không phải là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản của nước ta là:
Đáp án: b. Sông có lượng nước thay đổi theo mùa
3. Chơi trò chơi: “Tiếp sức” (trang 100 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Hai đội tham gia chơi, mỗi đội có 8 thành viên
Lưu ý: Trên bảng chia làm hai phần như sau:
Ngành nông nghiệp | Ngành lâm nghiệp | Ngành thủy sản |
---|
b. Học sinh hai đội xếp thành hai hàng và mỗi em được phát 1 thẻ ghi một trong các cụm từ sau:
- Trồng trọt - Chăn nuôi - Nuôi trồng thủy sản - Trồng và bảo vệ rừng | - Khai thác thủy sản - Khai thác gỗ, lâm sản khác - Phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ - Phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du |
c. Giáo viên hô “Bắt đầu”, lần lượt từng học sinh ở mỗi đội lên gắn thẻ của mình vào đúng chỗ trên bảng.
Trả lời:
Ngành nông nghiệp | Ngành lâm nghiệp | Ngành thủy sản |
---|---|---|
Trồng trọt Chăn nuôi | Khai thác gỗ, lâm sản khác Trồng và bảo vệ rừng Phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du | Khai thác thủy sản Nuôi trồng thủy sản Phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ |
4. Cùng suy ngẫm (trang 100 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Ở địa phương em có rừng hoặc nguồn lợi thủy sản không? Nếu có, hãy nêu những lợi ích mà rừng hoặc nguồn lợi thủy sản đem lại cho người dân ở địa phương.
b. Nhận xét về thực trạng rừng hoặc nguồn lợi thủy sản ở địa phương em. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng như vậy?
c. Nếu phát hiện thây những hành vi phá hoại rừng, hoặc làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản thì em sẽ làm gì?
Trả lời:
a. Ở địa phương em có nguồn lợi thủy sản. Nguồn lợi thủy sản mang đến cho người dân lượng thủy sản dồi dào, tăng thu nhập, đời sống người dân được nâng cao.
b. Để có nguồn lợi thủy sản đó, người dân phải
- Có ý thức trong việc khai thác và đánh bắt theo quy trình,
- Có tổ chức một cách hợp lí, không khai thác kiểu tận diệt.
- Đối với thủy sản nuôi trồng, người dân tăng cường bảo vệ nguồn nước, tránh các nguồn bệnh cho vật nuôi.
c. Nếu phát hiện thấy những hành vi phá hoại rừng, hoặc làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, em báo cho cơ quan chức năng kịp thời xử lí.
C. Hoạt động ứng dụng
(trang 101 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một ngành kinh tế có ở địa phương.
a. Địa phương em thuộc đồng bằng, ven biển hay vùng núi trung du?
b. Trong ba ngành kinh tế vừa học, ngành nào là thế mạnh của địa phương em?
c. Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu để tạo ra một sản phẩm (bài viết có tranh ảnh) về ngành đó ở địa phương em
Trả lời:
a. Địa phương em thuộc vùng ven biển.
b. Trong ba ngành kinh tế vừa học, ngành thủy sản là thế mạnh của địa phương em.
c. Thủy sản Đà Nẵng
Khai thác thủy sản theo hướng hiện đại
Với nhiều chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố trong việc khai thác, đánh bắt thủy sản, nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư, đóng mới tàu thuyền để vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền.
Từ khi có chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của thành phố, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư, đóng mới tàu lớn vươn khơi xa.
Tàu công suất lớn tăng mạnh
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, trước năm 1997, thành phố chỉ có vài tàu có công suất từ 30CV đến dưới 90CV, khai thác chủ yếu ở vùng lộng và vùng ven bờ. Tuy nhiên, không để vùng biển xa, nhất là ngư trường Hoàng Sa bỏ ngỏ, sau cơn bão Chanchu 2016, được sự động viên của chính quyền các cấp, nhiều ngư dân bắt đầu mạnh dạn nâng cấp, đóng mới tàu có công suất trên 90CV để vươn khơi với các nghề chủ đạo là lưới rê, lưới bùng nhùng, lưới vây.
Đặc biệt, khi thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29-8-2012, sau này là Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 12-12-2014 (gọi tắt là Quyết định 47) về hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu có công suất lớn với các mức hỗ trợ từ 500 triệu đồng đến 800 triệu đồng/tàu có công suất từ 400 đến 800CV, số lượng tàu cá của Đà Nẵng bắt đầu thay đổi rõ rệt. Tính đến nay, toàn thành phố có 583 tàu cá có công suất trên 90CV, gấp 11 lần so với năm 2003 và gấp 2,8 lần so với cuối năm 2013, trong đó có 75% là tàu công suất trên 400CV; đặc biệt có những con tàu có công suất trên 1.300CV với đa chức năng là vừa khai thác vừa làm hậu cần.
Riêng 8 tháng đầu năm 2018, thành phố có hơn 10 tàu có công suất lớn được đóng mới đã hạ thủy. Giữa năm 2018, tại Âu thuyền Thọ Quang, bà Lê Thị Thu Nga (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) hạ thủy tàu cá vỏ gỗ có số đăng ký ĐNa 91063 TS với công suất lắp máy 855CV sau gần 4 tháng đóng mới với tổng số tiền đầu tư là 3,38 tỷ đồng. Đầu tháng 8-2018, ngư dân Trần Hải (ngụ phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) hạ thủy tàu cá đóng mới công suất trên 800CV, chi phí hơn 3 tỷ đồng, trong đó thành phố hỗ trợ 800 triệu đồng. Theo ông Hải, đây là con tàu thứ 2 được ông hạ thủy trong một thời gian ngắn. “Việc hỗ trợ đóng mới theo Quyết định 47 của thành phố đã tạo động lực để ngư dân có tàu lớn vươn khơi làm kinh tế, bảo vệ chủ quyền”, ông Hải chia sẻ.
Bà Trần Thị Thanh Tâm, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, cho biết từ khi có chính sách hỗ trợ của UBND thành phố, cơ cấu tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác hải sản của quận Sơn Trà chuyển dịch tích cực và mạnh mẽ. Hiện quận có 431 tàu cá đánh bắt xa bờ từ trên 90CV đến 1.200CV. Địa phương đang tích cực vận động ngư dân đầu tư đóng mới tàu cá công suất từ 400CV trở lên để vươn khơi khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đồng thời, thực hiện tốt các chương trình khuyến ngư và hỗ trợ ngư dân ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị khai thác và bảo quản, nâng cao hiệu quả kinh tế...
Ngoài Sơn Trà, quận Thanh Khê là địa phương thứ 2 có sự thay đổi lớn về cơ cấu tàu thuyền. Ông Võ Kim Tú, Trưởng phòng Kinh tế quận Thanh Khê cho biết, 10 năm trở lại đây, quận Thanh Khê đã vận động ngư dân tiến hành cải hoán, đầu tư đóng mới tàu lớn để vươn khơi. Vì vậy, dù lượng tàu giảm nhưng công suất tàu đã tăng rất nhiều. Tính đến nay, quận có gần 130 tàu cá công suất lớn, bình quân mỗi chiếc đạt công suất 324CV, trong đó có trên 55 chiếc từ 400CV đến hơn 1.300CV làm các nghề lưới vây, lưới cản, lưới rê 3 lớp..., tập trung chủ yếu ở các phường Xuân Hà và Thanh Khê Đông..., góp phần nâng cao sản lượng đánh bắt cho thành phố hằng năm.
Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta
- Bài 2: Địa hình và khoáng sản
- Bài 3: Khí hậu và sông ngòi
- Bài 4: Đất và rừng
- Phiếu kiểm tra 1
- Bài 5: Dân cư nước ta
- Bài 7: Công nghiệp
- Bài 8: Giao thông vận tải, thương mại và du lịch
- Phiếu kiểm tra 2
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » địa Lí Vnen Lớp 5 Bài 6
-
Soạn VNEN Lịch Sử Và địa Lí 5 Bài 6: Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản
-
Giải Lịch Sử Và địa Lý 5 VNEN - Tech12h
-
Giải Địa Lí Lớp 5 VNEN: Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản
-
Top 15 địa Lí Vnen Lớp 5 Bài 6
-
Giải Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 5 VNEN Bài 6: Chiến Thắng Việt Bắc (1947 ...
-
Giải Vở BT địa Lí 5 Bài 6: Đất Và Rừng
-
Bài 6. Đất Và Rừng - Địa Lí 5 - Nguyễn Thanh Phong
-
Giải Địa Lí 9 Sách VNEN Bài 6: Địa Lí Dịch Vụ
-
Địa Lí Lớp 5 VNEN Bài 4 - TopList #Tag
-
Giáo An địa Lý Lớp 5 VNEN - TopList #Tag
-
Giải Lịch Sử Và địa Lý 5 VNEN - Khoa Học
-
Địa Lí Lớp 5 (Cả Năm) - Học Tốt Ngữ Văn
-
Lịch Sử Và Địa Lí 5 Bài 6: Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản