Lịch Sử Và Kiến Trúc đền Đô – Đền Lý Bát Đế Nơi In đậm Hào Khí ...

Đền Đô là ngôi đền đầu tiên thờ 8 vị vua nhà Lý. Nơi đây cũng là nơi duy nhất tại Việt Nam xuất hiện hiện tượng “Bát Đế Vân Du – Long vân hội tụ”. Quần thể di tích này là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa đạo thờ Mẫu và là nơi in đậm kiến trúc độc đáo thời nhà Lý, cho thấy sự phát triển vượt bậc của vương triều này.

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀN ĐÔ

Đền Đô hay còn gọi là đền Lý Bát Đế, Cổ Pháp điện. Ngôi đền này tọa lạc tại phố Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi đền này thờ tám vị vua nhà Lý bao gồm: Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ), Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông.

Vai trò và giá trị lịch sử của khu di tích đền Đô
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀN ĐÔ

Ngôi đền được khánh thành xây dựng từ ngày 3 tháng 3 năm 1030 bởi Lý Thái Tông. Ngày 25 tháng 1 năm 1991, đền Đô được Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du Lịch công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

2. LỊCH SỬ ĐỀN ĐÔ

Theo sử sách ghi chép lại, tháng 2 năm 1010, sau khi đăng quang lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đã trở lại thăm quê hương Đình Bảng, tại đây ông đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu. Dân làng đã xây dựng một ngôi đình lớn để làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Sau khi ông băng hà, con trai ông Lý Thái Tông lên ngôi vua.

Trong một dịp về quê Đình Bảng làm giỗ cha, ông đã lệnh cho người xây dựng đền Đô làm nơi thờ phụng cha trên nền ngôi đình cũ xưa kia làm nơi nghênh tiếp vua cha khi cha về thăm quê. Và đây cũng là nơi thờ phụng các vị vua nhà Lý sau này. Ngày 3 tháng 3 năm 1030, đền được khởi công xây dựng.

Sau này, đền được trùng tu lại rất nhiều lần qua các thời đại Lý, Trần, Lê. Lần trùng tu và mở rộng lớn nhất vào năm thứ 3 niên hiệu Hoằng Định của vua Lê Kính Tông, năm 1602, với quy mô 21 hạng mục công trình và khắc bia ghi lại công đức của các vị vua nhà Lý.

Vua Lý Thái Tổ mất năm nào?

Năm 1952, thực dân Pháp sau khi xâm lược nước ta đã cho dội bom, phá hủy hoàn toàn ngôi đền. Năm 1989, đền được khởi công xây dựng lại theo kiến trúc ban đầu. Đây là thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lịch sử đã nghiên cứu các dấu tích và tài liệu lưu trữ còn sót lại về ngôi đền. Về cơ bản, quần thể di tích đền Đô hiện nay giống với kiến trúc cũ.

3. KIẾN TRÚC ĐỀN ĐÔ

Kiến trúc đền Đô là sự kế thừa của phong cách cung đình và phong cách dân gian. Hai phong cách kiến trúc này được kết hợp hài hòa với thiên nhiên tạo nên không gian khoáng đạt, đẹp mắt. Đây là công trình có kiến trúc bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc. Mặc dù quần thể khu di tích đền Đô khá rộng lớn nhưng được phân chia thành các biệt khu riêng biệt, mang đến cho du khách những cảm nhận khác nhau: hậu cung trang nghiêm, đại điện hoành tráng, thủy đình thư thái, văn bia tĩnh mịch.

Ngoài ra, nơi đây còn quy tụ nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của nước Việt như: nghệ thuật điêu khắc đá: voi, rồng, lân, ngựa; nghệ thuật điêu khắc gỗ: lân, hoạt tiết trang trí, chạm lộng hình rồng; nghệ thuật tạc tượng thờ và xây dựng hệ thống mái đao, cột trụ đều đạt đến mức độ tinh xảo, tuyệt mỹ.

Tổng diện tích của khu di tích này là 31.250 m2, gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ, được chia thành hai khu vực nội thành và ngoại thành. Toàn bộ các công trình đều được xây dựng công phu, chạm khắc, đắp vẽ kỳ công, tinh xảo.

– Khu vực bên trong đền

Khu vực nội thành có tổng diện tích là 4.320 m2, được thiết kế theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Khu vực này gồm: Ngũ Long Môn, chính điện, nhà chuyển bồng, nhà bia. Ngũ Long Môn chính là cổng vào của nội thành, sở dĩ có tên gọi như vậy bởi trên hai cánh cổng có chạm khắc hình năm con rồng rất tinh xảo, sống động. Trung tâm của khu nội thành là chính điện. Trong chính điện bao gồm Phương đình hay còn gọi là nhà vuông , nhà Tiền tế và Cổ pháp điện.

Đền Đô làng Đình Bảng, Bắc Ninh - quengablog

Phương đình rộng 70 m2, được xây dựng 3 gian, 8 mái. Nhà Tiền tế 7 gian, rộng 220 m2. Đây là nơi thờ vua Lý Thái Tổ, bên trái điện có treo tấm bảng “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 vị vua nhà Lý. Bên phải treo tấm bảng ghi bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Gian giữa tiền tế đặt tượng hai ông áo đen cấm vệ quân triều Lý, được tạc vô cùng sống động. Hai bên gần cửa ra vào có đôi ngựa bạch thờ và ngựa hồng thờ làm bằng gỗ mít, có đủ yên cương, áo giáp, dây cương đồng, bộ nhạc lục lạc.

Cổ Pháp điện có 7 gian, rộng 180 m2. Đây là nơi đặt ngai thờ, bài vị và 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ vua Lý Công Uẩn và Lý Thái Tông, ba gian bên trái thờ Lý Nhân Tông, Lý Huệ Tông, Lý Anh Tông, ba gian bên phải thờ Lý Thánh Tông, Lý Cao Tông và Lý Thần Tông.

Nhà chuyền bồng được xây dựng theo kiến trúc kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, bao gồm nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ và nhà để ngựa thờ. Phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt Cổ Pháp Điện Tạo Bi. Tấm bia này do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan biên soạn và được khắc dựng năm 1605, có chiều dài 17cm, rộng 103 cm và cao 190 cm.  Tấm bia này ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.

Đặc biệt, đền Đô còn sở hữu bức cuốn thư Chiếu dời đô bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam. Bức cuốn thư này nằm bên phải tiền đường, rộng hơn 8m, cao 3,5m được đắp nổi bằng chữ Hán, toàn bộ chữ đều được đắp bằng gốm sứ Bát Tràng men xanh có diện tích khoảng 6 m2. Bộ chữ này được thực hiện bởi tập thể lớp Hán Nôm Hương Nam của Hà Nội viết và gia đình ông Phạm Xuân Hòa thực hiện gắn chữ lên cuốn thư.

– Khu vực bên ngoài đền

Khu vực ngoại thành bao gồm các công trình như: thủy đình, nhà văn chỉ, nhà võ chỉ, nhà chủ tế, nhà khách, nhà kho, đền vua Bà. Thủy đình được xây dựng trên hồ bán nguyệt rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc xưa kia ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ bán nguyệt thông với ao Cả trên, ao Cả dưới, sông Tiêu Tương xưa cũ. Thời Pháp thuộc, nhà thủy đình này đã từng được Ngân hàng Đông Dương chọn là hình ảnh in trên giấy bạc năm đồng vàng.

Nhà văn chỉ nằm bên trái khu nội thành, gồm 3 gian, rộng 100 m2 được thiết kế theo lối kiến trúc mái chồng diêm. Đây là nơi thờ những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý như: Tô Hiến Thành, Lý Đạo Thành. Nhà võ chỉ nằm bên phải khu nội thành, có kiến trúc tương tự như nhà văn chỉ. Đây là nơi thờ những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý như: Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Đào Cam Mộc.

4. Lễ hội đền Đô

Lễ hội đền Đô được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên lễ hội được tổ chức trước đó từ ngày 14. Đây là lễ hội kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ đăng quang, ban Chiếu dời đô. Lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội. Từ chiều ngày 14 tháng 3 âm lịch sẽ tổ chức lễ rước để tưởng nhớ đến công ơn Thánh Mẫu Minh Đức Hoàng Thái hậu Phạm Thị đã có công sinh thành ra Lý Thái Tổ.

Dừng tổ chức Lễ hội Đền Đô năm 2020

Lễ rước bao gồm tám cỗ kiệu trang hoàng lộng lẫy, được rước từ đền Đô lên chùa Cổ Pháp để nghe tăng ni tụng kinh rồi lại rước về chỗ cũ. Kiệu của Lý Chiêu Hoàng không được rước mà được khiêng ra đặt trước điện thờ để bà nghênh đón kiệu của 8 vua.

Phần hội bao gồm các hoạt động như: hát quan họ, đấu vật, thả chim bồ câu, chơi cờ người, ngâm vịnh thơ, chọi gà, chơi đu, thi nấu cơm niêu đất.

5. Hiện tượng “Bát Đế Vân Du” tại đền Đô

“Bát Đế Vân Du” là hiện tượng có một không hai tại đền Đô. Đến nay vẫn chưa có ai có thể lý giải được hiện tượng này. Bát Đế Vân Du là hiện tượng tám vầng mây “Long vân hội tụ” xuất hiện vào đúng 8 giờ sáng ngày 5/7/1998. Điều đặc biệt là đây chính là ngày khởi lễ giỗ vua Lý Anh Tông, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Lý, là vua cha của hoàng tử Lý Long Tường.

Hiện tượng này còn xuất hiện vào ngày Hà Nội tổ chức “Ngày hội non sông, hướng tới 1000 năm Thăng Long”, khi nhân dân Đình Bảng chuẩn bị rước linh bài của vua Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô từ đền Đô ra Hà Nội.

Khám phá nét đẹp kiến trúc quần thể di tích lịch sử Đền Đô

Đền Đô là nơi linh thiêng, nơi hội tụ linh khí của đất trời và là nơi nhân dân đến đền cầu công danh, tài lộc khá linh nghiệm. Có người nói rằng, có lẽ vì những lẽ đó mà khu vực Đình Bảng, Từ Sơn luôn nổi tiếng là sầm uất, phát triển vượt bậc nhất tỉnh Bắc Ninh từ xưa cho đến nay. Nếu có dịp đặt chân về quê hương Kinh Bắc thì đừng quên ghé thăm đền Đô, thắp một nén nhang để được nhiều sức khỏe, bình an, tài lộc, công danh như ý nguyện.

Bài viết liên quan:

8 điều cần biết trước khi du lịch chùa Yên TửCách thờ cúng ông Cóc trên bàn thờ Thần tài chuẩn nhấtTìm hiểu lịch sử và kiến trúc đền Ngọc Sơn – Hoàn Kiếm – Hà NộiChùa Tam Chúc Hà Nam - Ngôi chùa lớn nhất thế giớiChùa Hà – Ngôi chùa cầu duyên linh thiếng nhất Hà NộiChùa Ngọc Hoàng - Cầu duyên, cầu con, cầu tài linh thiêng nhất Sài Gòn5 điều cần biết khi du lịch Chùa Linh Ứng – Sơn Trà – Đà NẵngTìm hiểu khuôn viên chùa Thiên Mụ – Ngôi chùa cổ đẹp nhất xứ Huế

Từ khóa » Thủy đình đền đô