Lịch Sử Và Kiến Trúc Đền Trần Nam Định Nổi Tiếng Cầu Danh Khắp Cả ...
Có thể bạn quan tâm
Đền Trần Nam Định là ngôi đền nổi tiếng cầu danh vô cùng linh nghiệm. Ngôi đền này thu hút hàng ngàn du khách đổ về tham gia lễ Khai ấn đền Trần và lễ hội đền tháng tám. Tại sao ngôi đền này lại linh thiêng, thu hút khách du tham quan trong nước và quốc tế đến như vậy?
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀN TRẦN NAM ĐỊNH
Đền Trần hay còn gọi là Trần Miếu tọa lạc tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đền được xây dựng từ năm 1695 trên nền của Phủ Thiên Trường cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đây là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá.
Ngôi đền này nổi tiếng khắp cả nước với Lễ Khai ấn đền Trần và lễ hội đền vào tháng tám. Đặc biệt vào dịp khai ấn, người dân trên khắp cả nước đều đổ về đây để xin cho kỳ được ấn của đền với mong muốn bình an, tài lộc, công danh thuận lợi.
2. LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN NAM ĐỊNH
Đền Trần hiện nay được xây dựng trên nền Phủ Thiên Trường xưa. Đây là nơi phát tích của vương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt. Năm 1258, quân Mông Nguyên mang quân xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông đã ra lệnh cho quân và dân ta thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long nhằm khiến quân Minh suy giảm nhuệ khí đồng thời ông đem quân rút lui về phủ Thiên Trường nhằm huy động sức mạnh toàn dân.
Sau một thời gian bền bỉ đấu tranh, quân ta đã đánh bại quân Nguyên Mông. Ngày 14 tháng 1, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc thiết đãi, phong tước cho những người có công đánh giặc giữ nước tại phủ Thiên Trường. Ngoài ra, vua còn tổ chức nghi thức khai ấn để cúng tế tổ tiên, trời đất, mở đầu cho một năm thái bình, nhân dân no ấm.
Vào thế kỷ thứ 15, quân Minh đã phá hủy Phủ Thiên Trường. Về sau, khu di tích đền Trần đã được xây dựng lại trên nền phủ xưa và duy trì nghi thức khai ấn đầu năm để tưởng nhớ các vị vua nhà Trần có công xây dựng và bảo vệ đất nước.
https://amthucdochay.com/den-ngoc-son-ha-noi.html
3. KIẾN TRÚC ĐỀN TRẦN NAM ĐỊNH
Đền Trần là một quần thể di tích gồm ba công trình: đền Thiên Trường hay còn gọi là đền Thượng, đền Cố Trạch hay còn gọi là đền Hạ và đền Trùng Hoa. Cả ba công trình này đều được xây dựng theo một kiến trúc chung, quy mô ngang nhau. Mỗi một ngôi đền gồm có: tiền đường rộng 5 gian, trung đường rộng 5 gian, chính tẩm rộng 3 gian. Tiền đường và trung đường được nối với nhau bằng kinh đàn và hai gian tả hữu.
Trước khi vào đền, du khách sẽ đi qua hệ thống cổng ngũ môn, trên cổng đề ba chữ Hán “Chính nam môn” và “Trần Miếu”. Sau khi qua cổng du khách sẽ bắt gặp một hồ nước hình chữ nhật, chính giữa sau hồ nước chính là đền Thiền Trường, phía đông đền là đền Cố Trạch, phía tây đền là đền Trùng Hoa.
– Đền Thiên Trường
Đền Thiên Trường được xây dựng vào năm 1695 với vật liệu hoàn toàn bằng gỗ. Đền được xây dựng trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần. Thái miếu là nhà thờ họ của nhà Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần sống và làm việc. Năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908 đền được mở rộng hơn.
Đền Thiên Trường được thiết kế theo lối kiến trúc cổ bao gồm 9 tòa, rộng 31 gian bao gồm: tiền đường, trung đường, thiêu hương, chính tẩm, hai dãy tả hữu ống muỗng, hai dãy hữu vu, hai dãy giải vũ Đông Tây. Toàn bộ khung của đền đều được làm bằng gỗ lim quý, nền lát gạch nung, mái lợp ngói cong.
Tiền đường rộng 5 gian, dài 13m, có 12 cột cái và 12 cột quân. Toàn bộ cột đều được đặt trên chân tảng hình cánh sen, bằng đá và có từ thời nhà Trần. Cột này chính là chân cột của cung Trùng Quang cũ. Tiền đường là nơi đặt bàn thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá vua nhà Trần.
Tiếp đến là trung đường, đây là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần. Tại đây không thờ tượng mà chỉ thờ bài vị. Phía trước cửa có ba cỗ ngai thờ bái vọng của các vị vua nhà Trần. Tiếp đến là chính tẩm, rộng 3 gian. Nơi đây thờ các phu nhân chính thất và thủy tổ của nhà Trần. Các phu nhân chính thất được thờ ở gian giữa, hai gian trái và phải là nơi thờ hoàng phi.
Cuối cùng là tòa thiêu hương hay còn gọi là kinh đàn. Đây là nơi thờ các công thần của nhà Trần, các quan văn, quan võ đều có bàn thờ riêng.
– Đền Trùng Hoa
Đền Trùng Hoa mới được xây dựng từ năm 2000, dưới sự hỗ trợ kinh phí của chính phủ. Ngôi đền này được xây dựng trên nền của cung Trùng Hoa xưa kia. Cung này là nơi các đương kim hoàng thượng nhà Trần tham vấn các vị Thái Thượng Hoàng. Tại trung đường và chính tẩm của đền Trùng Hoa đặt 14 pho tượng các vị vua nhà Trần được làm bằng đồng. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị của hội đồng các quan. Gian hữu vu thờ các quan võ, gian tả vu thờ các quan văn.
– Đền Cố Trạch
Đền Cổ Trạch được xây dựng vào năm 1894 và khánh thành vào năm 1895. Theo sử sách ghi chép lại, khi tu sửa đền Thiên Trường vào năm 1868 thì đào được một mảnh bia vỡ có ghi chữ “Hưng Đạo Thân Vương Cố Trạch” tức nhà cũ của Hưng Đạo thân vương nên khi sau khi xây xong đền người ta đặt tên là đền Cố Trạch.
Đền là nơi đặt bài vị của Hưng Đạo thân vương, gia đình và gia tướng. Tiền đường là nơi đặt bài vị của ba tướng thân tín của ông là Phạm Ngộ, Nguyễn Chế Nghĩa, Phạm Ngũ Lão. Thiêu hương đặt long đình, bên trong có tượng Trần Hưng Đạo và 9 pho tượng Phật. Phía bên trái là bài vị các quan văn, bên phải là bài vị của các quan võ.
Gian hữu vu đặt bài vị võ thần triều Trần, các thân nhân họ Trần và bài vị Trần Công. Gian tả vu đặt bài vị của Phạm Thiện Nhân, Trương Hán Siêu và bài vị của các văn thần triều Trần. Trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, các tả hữu tướng quân và 4 người con trai của Phạm Ngũ Lão. Chính tẩm đặt bài vị của cha mẹ Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo và vợ, 4 người con trai, 4 người con dâu của ông và con gái, con rể Phạm Ngũ Lão.
4. Thời điểm lý tưởng đến chiêm bái
Không giống những ngôi đền khác, đền Trần tấp nập khách tham quan, chiêm bái quanh năm bạn có thể đến đây bất cứ thời điểm nào trong năm đều được. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng nhất là vào Lễ khai ấn đền Trần đầu năm và lễ hội đền Trần vào tháng tám. Đây là hai thời điểm đền Trần đông đúc nhất, là nơi quy tụ của khách thập phương khắp cả nước và được mọi người ví von là “đông như quân Nguyên”. Đó không hề nói quá bởi đây là thời điểm được mong đợi nhất trong năm đặc biệt là lễ Khai ấn.
Lễ Khai ấn được tổ chức vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng hàng năm. Tối ngày 14 diễn ra nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cổ Trạch đến đền Thiên Đường. Tại đây, đúng giờ Tý sẽ cử hành nghi thức khai ấn. Tiếp đó khách thập phương sẽ vào đền tế lễ và xin lá ấn.
Xưa kia lễ khai ấn chỉ được bó hẹp trong không gian, phạm vi làng Tức Mặc và dần trở thành lễ hội lớn của Nam Định. Chiếc ấn dùng để đóng ấn trong lễ hội đền Trần hiện nay là “Trần miếu tự điển”, có hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo dưới thời nhà Nguyễn. Hai mặt Đông và Tây của viền ấn có khắc hình hai con rồng. Mặt Nam của viền ấn có khắc chìm 4 chữ “Tích phúc vô cương”.
Bốn chữ “Tích phúc vô cương” có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đó là ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu và bách gia trăm họ phải biết giữ gìn những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tích phúc, tích đức càng nhiều thì càng được hưởng lộc bền vững.
Để xin được ấn trong dịp này nhiều người đã phải giành giật, chen lấn rất khó khăn bởi lượng người xin ấn quá đông. Người ta quan niệm rằng, nếu dành được ấn thì năm đó làm ăn thuận lợi, xua tan đen đủi, phúc trạch tràn đầy, luôn bình an, khỏe mạnh, thăng quan, tiến chức. Thực chất lễ hội này chỉ mang ý nghĩa tri ân công lao của 14 vị vua nhà Trần.
Lễ hội của đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội gồm phần lễ và phần hội rất náo nhiệt. Phần lễ bắt đầu với các lễ rước từ đình, đền xung quanh về dâng hương ở đền Thiên Trường. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi dân gian như: đấu vật, chơi cờ thẻ, múa lân, diễn võ 5 thế, đi cầu kiều, múa bài bông, hát văn.
Nếu bạn không thích sự ồn ào, đông đúc thì có thể tránh đến chùa vào hai thời điểm trên.
- Xem thêm về đền đô
5. Lưu ý khi đến chiêm bái đền Trần
Khi đến chiêm bái tại đền Trần bạn nên ăn mặc lịch sự, tuyệt đối không mặc váy, trang phục hở hang, áo hai dây, quần soóc. Không nói tục, chửi bậy. Nếu đến đền vào dịp lễ hội thì nên hỏi giá trước khi mua bất cứ thứ gì để tránh bị chặt chém, đặc biệt là thuê người viết sớ phải hỏi giá trước khi viết. Không nên mang theo quá nhiều tiền để tránh bị kẻ gian móc túi.
Ấn đền Trần hoàn toàn không giúp bạn thăng quan, tiến chức nên bạn không nên giành giật bằng mọi giá để tránh ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe. Nhiều năm trở lại đây, nhiều người tin vào những lời đồn thổi về ấn đền Trần nên không tiếc bỏ ra rất nhiều tiền để mua cho được thậm chí giẫm đạp lên nhau để “cướp” khiến cho nét đẹp văn hóa này trở nên xấu xí.
Trên đây là những kinh nghiệm chiêm bái đền Trần an toàn, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một hành trình tốt đẹp.
Bài viết liên quan:
Chùa Một Cột – Ngôi chùa biểu tượng văn hóa và lịch sử Hà NộiKinh nghiệm đi Chùa Tây Thiên - Tam Đảo - Vĩnh PhúcCẩm nang du lịch tại quần thể chùa Bái Đính – Ninh BìnhGhé thăm đền Hùng Phú Thọ – Nơi con Lạc cháu Rồng ra đờiThiên can là gì? Tìm hiểu thông tin về thiên can địa chỉKhám phá Chùa Trấn Quốc – Cầu gì ở ngôi chùa nổi tiếng Hà Nội ?CHÙA HOẰNG PHÁP: Lịch sử phát triển, kiến trúc và các hoạt động7 điều cần biết trước khi du lịch chùa Khai NguyênTừ khóa » đền Nhà Trần
-
Đền Trần (Nam Định) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Trần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Trần Nam Định
-
Đôi Nét Về Đền Trần Nam Định
-
Khu Di Tích Lịch Sử Nhà Trần Tại Đông Triều - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và đền Thờ Các Vị Vua Triều Trần
-
Tại Sao Lại Có Tới 6 đền Trần Cùng Khai, Phát ấn? | Báo Dân Trí
-
Đền Thờ Lăng, Mộ Các Vua Trần - ẩn Tích Văn Hóa Vô Giá
-
Khu Lăng Mộ Các Vua Trần - Du Lịch Thái Bình
-
Hai đền Trần... So ấn - Báo Người Lao động
-
ĐỀN THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO - Trang Thông Tin điện Tử Huyện Hà ...
-
Những điều Chưa Biết Về Lịch Sử đền Trần ở Nam Định - VTC News
-
Đền Trần Và Những Dấu Tích Lịch Sử - Tràng An Danh Thắng
-
Sự Thật ấn Cổ Nổi Tiếng ở đền Trần - Tiền Phong
-
Đền An Sinh - Nơi Thờ 8 Vị Vua Nhà Trần | QTV - YouTube
-
Đền Trần (Nam Định) - Người Kể Sử