Lịch Sử Việt Nam Qua Chính Sử Trung Hoa (Tống Sử, Nguyên Sử ...

Sách Ebook Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa (Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử cảo) PDF DOC EPUB PRC .

👉 Link Ebook: https://bit.ly/3m7nMZG

1. Nhận xét Ebook

Sách Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa (Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử cảo) review: Đứng thứ 17 trong Top 1000 Lịch Sử Việt Nam bán chạy tháng này, với hơn 23 nhận xét, đánh giá từ độc giả, giá ebook: 104.500 ₫.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin Ebook

Sách Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa (Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử cảo), , Công ty phát hành Nhà Xuất Bản Văn Hóa – Văn Nghệ Ngày xuất bản 04-2020 Loại bìa Bìa mềm Số trang 392 SKU 3656448136770 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Hóa – Văn Nghệ TP.HCM.

3. Review Ebook

Chính sử Trung Hoa tức Nhị thập tứ sử (Hai mươi bốn bộ sử), gồm chính sử các triều đại ở Trung Quốc được xác định trong đời Càn Long nhà Thanh tức Sử ký, Hán thư, Hậu Hán thư, Tam quốc chí, Tấn thư, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thư, Trần thư, Ngụy thư, Bắc Tề thư, Chu thư, Tùy thư, Nam sử, Bắc sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Cựu Ngũ đại sử, Tân Ngũ đại sử, Tống sử, Liêu sử, Kim sử, Nguyên sử, Minh sử. Đến đầu thế kỷ XX, chính quyền Trung Hoa Dân quốc chính thức thừa nhận thêm bộ Tân Nguyên sử của Kha Thiệu Mân, đưa con số chính sử lên thành hai mươi lăm bộ (Nhị thập ngũ sử). Ngoài ra còn có Thanh sử cảo do Thanh sử quán thành lập đầu thời Dân quốc tập hợp những ghi chép về lịch sử thời Thanh biên soạn, tuy không được coi là chính sử, nội dung cũng có rất nhiều sai lầm thiếu sót nhưng vẫn là một nguồn sử liệu quan trọng đã được nhiều người tham khảo và sử dụng. Quyển Lịch sử Việt Nam qua chính sử trung Hoa này giới thiệu những ghi chép có quan hệ với lịch sử Việt Nam trong bốn bộ Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Thanh sử cảo. Mười thế kỷ Việt Nam trong chính sử Trung Hoa Việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam có một tầm qua trọng không cần phải bàn cãi, tuy nhiên từ một cái nhìn trực quan vẫn có thể nói rằng thư tịch lịch sử thời phong kiến hiện vẫn còn nhiều khoảng trống đáng nghi ngại. Chỉ nói riêng việc phản ảnh lịch sử Việt Nam trước thế kỷ XX thì hai bộ thông sử lớn của Việt Nam là Đại Việt Sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục về cơ bản cũng không đáp ứng được yêu cầu trước hết về mặt tư liệu. Trong khi đó, thư tịch của một quốc gia láng giềng lâu đời là Trung Quốc chỉ nói trong phạm vi các bộ chính sử truyền thống cũng có không ít ghi chép về lịch sử Việt Nam trước thế kỷ XX. Nếu thừa nhận việc thu thập sử liệu về Việt Nam từ nguồn thư tịch của nước ngoài trong hoàn cảnh thông tin và kỹ thuật hiện nay đã trở thành điều khả thi , thì việc tìm hiểu Lịch sử Việt Nam trong mười thế kỷ sau thời Bắc thuộc đến trước thời Pháp thuộc qua chính sử Trung Hoa lại càng là điều cấp thiết. Cũng như trong nhiều thư tịch lịch sử, lịch sử Việt Nam trong chính sử Trung Hoa hàm chứa hai lịch sử: Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong đó nổi bật là quan hệ giữa các chính quyền của hai nước và lịch sử nhận thức của các chính quyền mà đại diện là nhiều thế hệ sử gia Trung Quốc về lịch sử ấy. Nhìn từ góc độ tính mục đích, sử liệu về Việt Nam ở đây được thu thập, giới thiệu chủ yếu nhằm tổng kết lịch sử quan hệ với các chính quyền ở Việt Nam của từng triều đại, tuy nhiên để nhận thức quá trình tương tác thì phải xác nhận chủ thể đối tác, nên việc tổng kết lịch sử bang giao với Việt Nam không thể tách rời việc giới thiệu lịch sử hình thành và hoạt động của các chính quyền ở Việt Nam. Việc phản ánh lịch sử Việt Nam ở đây do đó là một kết quả tự nhiên mang yếu tố ngẫu nhiên nằm ngoài mục tiêu của những người biên soạn, nhưng chính nhờ vậy mà nó lại ít nhiều mang tính khách quan. Cho nên đối với việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam, ghi chép trong các bộ Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Thanh sử cảo của Thanh sử quán thời Dân quốc mặc dù có không ít sai lầm thiếu sót vẫn là một hệ thống sử liệu bổ sung mang tính gợi mở. Trong ý nghĩa này, việc tìm hiểu nội dung và tính chất, đặc điểm và giá trị của hệ thống sử liệu ấy là vấn đề cần được đặt ra.

Từ khóa » Tống Sử Pdf