Lịch Sử, ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Quân đội Nhân ...
Có thể bạn quan tâm
- đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Lúc Mới Thành Lập Có
- đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Ra đời Nhằm Thực Hiện Nhiệm Vụ Gì
- đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Ra đời Như Thế Nào
- đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Ra đời Vào Thời Gian Nào
- đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Thành Lập
- Dấu ấn Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam
- “Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang
- Cần Thơ: Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều sẽ diễn ra vào những ngày cuối năm 2024
- Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh - Noel - Christmas
- Lần đầu tiên môn Tiếng Nhật có trong đề thi học sinh giỏi quốc gia
- Chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế
- Lịch sử, ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7
- Lịch sử, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không": Bài học kinh nghiệm quý báu
- 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (1972-2022)
Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền... đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...".
Chính vì vậy, vào ngày 22/12/1944, tại khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức thành lập với 3 tiểu đội gồm 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng.
Ngày 22/12/1944 tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức làm lễ thành lập. (Ảnh tư liệu) |
34 chiến sĩ Cao - Bắc - Lạng này là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, có tinh thần kiên quyết, dũng cảm, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dưới lá cờ đỏ sao vàng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã long trọng đọc 10 lời tuyên thệ.
Việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của lãnh tụ Hồ Chí Minh tuy ngắn nhưng rất súc tích. Bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta như: Vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, phương châm xây dựng 3 thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng võ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng võ trang.
Hồ Chủ tịch nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta".
Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22/12/1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chấp hành chỉ thị của Hồ Chủ tịch là: "phải đánh thắng trận đầu", vì vậy ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo hạ đồn Phay Khắt (24/12) và Nà Ngần (25/12/1944) trong hoàn cảnh "ăn mỗi ngày một bữa, đánh mỗi ngày hai trận".
Và chỉ sau một tuần lễ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã phát triển thành 3 trung đội làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, diệt địch, biến Cao-Bắc-Lạng thành một căn cứ vững chắc.
Vào tháng 4/1945, theo quyết định của hội nghị quân sự Bắc Kỳ, ngày 15/5/1945 tại chợ Chu (tỉnh Thái Nguyên), đã diễn ra lễ hợp nhất 2 đội: Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc Quân với tên gọi mới là: Việt Nam Giải phóng quân, quân số ban đầu là 13 đại đội.
Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân có vai trò rất quan trọng, là đơn vị chủ lực Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Lực lượng võ trang đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chính trị, tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ sau 15 ngày đã đập tan ách đế quốc thực dân và chế độ phong kiến hàng ngàn năm.
Ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/9/1945, quân đội Việt Nam mang tên Vệ quốc đoàn, đánh dấu thời kỳ hình thành của quân đội Việt Nam.
Và trong kháng chiến chống Pháp quân đội ta mang tên quen thuộc nhất cho đến ngày nay là Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, quân đội ta đã bước vào thời kỳ trưởng thành.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại vừa qua, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như mọi bộ phận khác của nó mang cái tên lịch sử là Giải phóng quân miền Nam đã góp phần thành công trong cuông cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam vào mùa Xuân 1975.
Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy: "... Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng..."
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta có một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; một quân đội cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng,... #gày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam # ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 # Lịch sử ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam # Lịch sử ý nghĩa ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12 # ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam # Quân đội nhân Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Dấu ấn Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua "Công ước Hà Nội" về tội phạm mạng
- “Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang
- Bộ GD&ĐT chính thức ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025
- Cần Thơ: Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều sẽ diễn ra vào những ngày cuối năm 2024
- Các điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 tại Hà Nội
- Các trường tư thục tại Hà Nội chốt lịch tuyển sinh vào lớp 10
- Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh - Noel - Christmas
- Hà Nội xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa cấp Thành phố
- Lần đầu tiên môn Tiếng Nhật có trong đề thi học sinh giỏi quốc gia
- Có tới 150 triệu trẻ em trên thế giới không được đăng ký khai sinh
- 1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích
- 2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công
- 3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12
- 4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng
- 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- Sao Vàng đất Việt 2024
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025
Từ khóa » đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân được Thành Lập Vào Ngày Tháng Năm Nào
-
Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân - Bộ Quốc Phòng
-
Ngày 22-12-1944: Quân đội Nhân Dân Việt Nam Ra đời Như Thế Nào?
-
Lịch Sử Và ý Nghĩa Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam 22 ...
-
Lịch Sử, ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam ...
-
Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân – Lực Lượng Tiền Thân ...
-
Thành Lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân
-
Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam.
-
Ý Nghĩa Tên Gọi Quân đội Nhân Dân Việt Nam Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử
-
Ngày 22-12-1944: Giữa đại Ngàn Của Căn Cứ địa Việt Bắc đã Ra đời ...
-
Chỉ Thị Thành Lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, Một ...
-
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển - Bộ Quốc Phòng
-
Kỷ Niệm 74 Năm Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam 22/12 ...
-
Chào Mừng Kỷ Niệm 77 Năm Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân ...