Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Chuẩn Theo Quy định | Medlatec

1. Vì sao tiêm phòng uốn ván cho bà bầu rất cần thiết?

Chắc hẳn mỗi bạn đọc đã từng nghe nhiều đến bệnh uốn ván - căn bệnh nguy hiểm do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra, có tỉ lệ tử vong rất cao, tới 25 - 90%, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh tỷ lệ này lên tới 95%. Uốn ván do 1 loại vi khuẩn sống trong bụi bẩn, bùn đất và chất thải động vật gây ra. Chúng có khả năng chịu nhiệt, kháng thuốc và hóa chất tốt nên rất khó tiêu diệt.

Uốn ván do 1 loại vi khuẩn sống trong đất gây ra

Uốn ván do 1 loại vi khuẩn sống trong đất gây ra

Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua vết thương hở tiếp xúc với nguồn bệnh, chúng tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh, gây ra những cơn co thắt cơ, đau đớn và khiến bệnh nhân nghẹt thở. Bệnh nhân bị uốn ván thường tử vong do ngạt thở và không phát hiện điều trị sớm. Do là bệnh lý nguy hiểm và tác nhân gây bệnh tồn tại phổ biến nên vắc xin uốn ván được khuyến cáo tiêm phòng với tất cả đối tượng.

Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trong quá trình sinh nở hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn uốn ván. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém là đối tượng bị đe dọa nhất nên cần có kháng thể từ mẹ để bảo vệ. Do đó tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là việc quan trọng không thể bỏ lỡ.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ giúp bảo vệ cả trẻ sơ sinh

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ giúp bảo vệ cả trẻ sơ sinh

Ngoài tiêm phòng vắc xin, bà bầu cũng cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt, cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi tốt nhất. Nhiều mẹ bầu lo lắng việc tiêm phòng vắc xin uốn ván khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Song đây là loại vắc xin an toàn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi nên hãy chủ động thực hiện.

2. Các mốc thời gian cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tất cả các đối tượng trong độ tuổi sinh sản (15 đến 35 tuổi) đều được khuyến cáo tiêm phòng loại vắc xin này (theo WHO). Thai phụ tiêm vắc xin sẽ giúp cơ thể tạo kháng thể từ trước, nếu có bị khuẩn uốn ván tấn công, các kháng thể này sẽ đóng vai trò bảo vệ cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Liệu trình tiêm uốn ván cho bà bầu như sau:

2.1. Phụ nữ mang thai lần đầu

Phụ nữ chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván, từng tiêm phòng nhưng chưa đủ số mũi hoặc tiêm phòng khi còn rất nhỏ thì nên tiêm 2 mũi vắc xin bao gồm:

Mũi tiêm thứ nhất: Khi thai được khoảng 20 tuần tuổi là tốt nhất, có thể tiêm khi thai nhiều tuần hơn.

Mũi tiêm thứ 2: Sau mũi tiêm thứ nhất ít nhất 30 ngày và trước sinh ít nhất 30 ngày để cơ thể đủ thời gian tạo kháng thể.

Mẹ bầu cần tiêm đủ mũi vắc xin để có kháng thể uốn ván

Mẹ bầu cần tiêm đủ mũi vắc xin để có kháng thể uốn ván

2.2. Phụ nữ đã từng mang thai

Nếu phụ nữ đã từng mang thai và tiêm phòng vắc xin uốn ván ở lần trước đó (dưới 5 năm) thì chỉ cần tiêm bổ sung 1 mũi khi thai đủ 24 tuần tuổi. Nếu thời gian mang thai trước xa hơn 5 năm và chưa tiêm đủ liều vắc xin thì mẹ bầu vẫn tiêm đủ 2 mũi như mang thai lần đầu.

3. Những điều bà bầu cần lưu ý khi tiêm phòng vắc xin uốn ván

Trên thế giới hầu hết các nước đều đã phổ cập tiêu chuẩn về tiêm phòng uốn ván bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai cũng như các đối tượng khác. Ngoài mẹ bầu chuẩn bị sinh, những người có nguy cơ mắc uốn ván hoặc nạo phá thai không an toàn đều nên tiêm phòng để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.

  • Dù tiêm phòng vắc xin uốn ván ở mẹ bầu có thể truyền kháng thể bảo vệ trực tiếp cho con song vẫn cần hết sức lưu ý về điều kiện sinh đẻ. Nếu sinh đẻ trong điều kiện thiếu an toàn, kém vệ sinh, trẻ có thể mắc phải nhiều bệnh lý khác ngoài uốn ván. Với sức khỏe còn yếu ớt thì những bệnh lý này hoàn toàn có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng trẻ.

Vắc xin uốn ván là 1 trong các loại vắc xin thai kỳ quan trọng

Vắc xin uốn ván là 1 trong các loại vắc xin thai kỳ quan trọng

  • Tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đau. Tổn thương này sẽ tự khỏi sau một vài ngày, nếu nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ sẽ xem xét dùng thuốc hỗ trợ. Ngoài ra, một số mẹ bầu sau khi tiêm vắc xin có thể bị sốt nhẹ, đây là biểu hiện bình thường cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tốt, nhận diện tác nhân lạ và sản xuất kháng thể.

  • Để phòng ngừa và xử lý kịp thời khi xảy ra sốc phản vệ sau tiêm phòng, mẹ bầu nên ở lại bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút. Nếu xuất hiện các triệu chứng lạ như: Chân tay lạnh, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh, da xanh tái,… cần thông báo ngay với bác sĩ. Việc theo dõi cần tiếp tục thực hiện sau khi về nhà.

  • Sau khi tiêm phòng và bảo vệ sức khỏe thai nhi, mẹ bầu nên tuân theo lời dặn của bác sĩ, không uống rượu bia, cà phê, các thức uống chứa cồn hoặc chứa chất kích thích,… Những chất này không những làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

  • Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh, hình thành kháng thể bảo vệ uốn ván tốt nhất, tiêm phòng đúng thời điểm theo tuổi thai là rất quan trọng. Tuổi thai tính chính xác nhất là theo kết quả siêu âm và đo kích thước chiều dài đầu mông của thai nhi hoặc dựa trên kỳ kinh nguyệt với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều.

Sau tiêm phòng mẹ bầu có thể bị sốt

Sau tiêm phòng mẹ bầu có thể bị sốt

Hiện nay các gói chăm sóc thai sản tại Bệnh viện như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đều cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám sàng lọc, chẩn đoán kiểm tra sức khỏe thai cũng như tiêm phòng vắc xin cần thiết. Mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, được chăm sóc và theo dõi với sự hỗ trợ của các y bác sỹ sản khoa.

Để được tư vấn thêm về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoặc hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc. Các chuyên gia sản khoa Bệnh viện MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp, hỗ trợ mẹ để đảm bảo một thai kỳ trọn vẹn, khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn bé.

Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Bầu Mũi 2 Cách Mũi 1 Bao Lâu