Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Và Lưu ý Khi Tiêm
Có thể bạn quan tâm
1. Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Uốn ván là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, tỉ lệ tử vong rất cao và diễn biến bệnh nhanh do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Độc tố của loại trực khuẩn này tấn công đến nhiều cơ quan, trong đó theo đường máu tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương. Nếu đến giai đoạn này, việc cứu chữa vô cùng khó khăn.
Mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván trước khi sinh
Tỉ lệ tử vong khi mắc phải uốn ván là rất cao, trong đó tỉ lệ ở trẻ sơ sinh lên tới 95%. Trực khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở ngoài da nên khi phụ nữ chuyển dạ sinh con, nguy cơ trẻ sơ sinh và mẹ nhiễm uốn ván là rất cao.
Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi, chúng sinh sôi và có khả năng sinh tồn rất mạnh. Kể cả trong nhiệt độ cao khi đun sôi, trực khuẩn uốn ván vẫn có thể tồn tại được. Chính vì thế, tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa uốn ván cho cả mẹ lẫn bé.
Thực tế việc tiêm phòng vắc xin chỉ giúp cơ thể mẹ tiếp nhận và tạo kháng thể, song một phần nhỏ kháng thể cũng truyền sang cơ thể bé. Điều này giúp hạn chế nguy cơ bị nhiễm uốn ván khi trẻ sinh ra hoặc khi cắt dây rốn.
Tiêm phòng uốn ván ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh khi sinh
Như vậy, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và con trong quá trình sinh nở vất vả.
2. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Nhiều chị em cho rằng cần chủ động tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai song thực tế, khác với nhiều loại vắc xin khác, vắc xin uốn ván cần tiêm phòng trong thời gian mang thai và trước khi sinh. Thời điểm tiêm thích hợp như sau:
2.1. Với phụ nữ mang thai lần đầu
Với người lần đầu mang thai, trước đó chưa từng tiêm phòng vắc xin hoặc không rõ lịch sử tiêm thì nên tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Thời điểm tiêm thích hợp như sau:
Mũi tiêm thứ 1: Tiêm khi thai kỳ được khoảng hơn 20 tuần tuổi, không nên tiêm sớm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Mũi tiêm thứ 2: Tiêm sau mũi tiêm thứ nhất 1 tháng và ít nhất trước khi sinh 1 tháng. Không nên tiêm quá gần mũi tiêm thứ nhất vì có thể không đạt được hiệu quả miễn dịch tốt hoặc tiêm quá muộn khiến cơ thể chưa hoàn thiện miễn dịch.
2.2. Với phụ nữ mang thai lần hai
Với chị em phụ nữ trước khi mang thai đã tiêm đủ vắc xin phòng uốn ván ở lần mang thai trước hoặc tiêm trong mũi tiêm kết hợp mà chưa quá 5 năm thì không cần tiêm nhắc lại. Nếu thời gian tiêm gần nhất dài hơn 5 năm, cần tiêm nhắc lại với 2 mũi tiêm.
Kháng thể kháng uốn ván có thể truyền từ mẹ sang bé
Việc tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván giúp đảm bảo cơ thể mẹ đủ miễn dịch kháng bệnh nếu không may bị trực khuẩn xâm nhập. Theo thời gian, số lượng kháng thể trong cơ thể giảm đi khiến khả năng phòng bệnh suy giảm nên cần tiêm nhắc lại vắc xin khi cần thiết
3. Lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Giống như tiêm các loại vắc xin thông thường, sau khi tiêm vắc xin ngừa uốn ván, mẹ bầu có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ như: sốt, đau nhức tại vị trí tiêm, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, người lờ đờ,... Đây là các dấu hiệu khá phổ biến cho thấy hệ miễn dịch đang tiếp nhận vắc xin và tạo kháng thể chống lại trực khuẩn gây bệnh.
Hầu hết các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng uốn ván không kéo dài và nghiêm trọng, triệu chứng sẽ tự biến mất sau một vài ngày. Không cần thiết phải sử dụng thuốc uống hoặc thuốc điều trị giảm đau nhức tại vị trí tiêm, hơn nữa sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Trong thời gian mang thai, ngoài vắc xin uốn ván, mẹ nên tiêm thêm các loại vắc xin phòng cúm hoặc vắc xin Covid-19,... để ngăn ngừa bệnh sớm cho trẻ sơ sinh. Nếu không may bị chó mèo, khỉ cắn, nên đi tiêm phòng vắc xin dại theo chỉ định của bác sĩ. Việc tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp mẹ và bé được bảo vệ tốt nhất để có thai kỳ và quá trình sinh nở an toàn.
Tiêm nhắc lại uốn ván sau 10 năm để đảm bảo duy trì lượng kháng thể cần thiết
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và không bị bỏ sót mũi tiêm, mẹ bầu nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, dịch vụ đầy đủ và tận tình. Trung tâm tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín được đánh giá cao, nhiều mẹ bầu tìm đến để khám, theo dõi thai kỳ cũng như tiêm phòng bệnh. Ngoài uốn ván, mẹ bầu cũng cần tiêm bổ sung một số loại vắc xin cần thiết cung cấp cho bé trong những năm đầu đời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tối ưu, đảm bảo chất lượng vắc xin khi sử dụng, an toàn và hiệu quả với mẹ bầu. Ngoài ra, Bệnh viện còn quy tụ nhiều Chuyên gia, bác sĩ, phục khám và tư vấn tiêm phòng, chăm sóc sức khỏe trọn gói cho mẹ bầu.
Ngoài tiêm chủng, mẹ bầu còn được tư vấn những thông tin khác như dinh dưỡng cho mẹ, các mốc siêu âm cho bé,... để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn, trọn vẹn.
Tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu là việc hết sức cần thiết, mẹ bầu nào cũng nên thực hiện
Để được tư vấn thêm về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, hãy liên hệ với chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Tiêm Vắc Xin Phòng Uốn Ván Cho Mẹ Bầu
-
Vắc Xin Uốn Ván Cho Bà Bầu Tiêm Vào Thời điểm Nào?
-
Lưu ý Gì Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu? | Vinmec
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Chi Tiết Cho Bà Bầu Mang Thai Lần đầu, Lần 2 ...
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Phụ Nữ Có Thai - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tất Tần Tật Về Tiêm Vaccine Uốn Ván Mẹ Bầu Cần Biết
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp - Tiêm Phòng Uốn Ván Thai Kỳ
-
Lịch Tiêm Chủng Uốn Ván đầy đủ Cho Bà Bầu | Huggies
-
Mang Thai Lần 2 Tiêm Uốn Ván Khi Nào Là đúng Lịch? | Avisure Mama
-
Có Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai, 6 điều Cần Biết
-
Những Mũi Tiêm Phòng Không Thể Thiếu Cho Các Mẹ Bầu Và Lịch Tiêm ...
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu: Phức Tạp, Nhưng Cần Thiết! - Docosan
-
Sự Cần Thiết Của Tiêm Vắc Xin Phòng Uốn Ván Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu: Những điều Mẹ Cần Biết