Liềm Gặt Lúa Và Hái Gặt, Cắt Lúa (BTSL: 325) - Di Sản Văn Hóa Sơn La

Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Di sản văn hóa vật thể
    • Hồ sơ
    • Tra cứu
    • Báo cáo
  • Di sản văn hóa phi vật thể
    • Hồ sơ
    • Tra cứu
    • Báo cáo
  • Di sản văn hóa đặc sắc
    • Hồ sơ
    • Tra cứu
    • Website di sản đặc sắc
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Phân hệ DSVH vật thể
    • Phân hệ DSVH phi vật thể
    • Phân hệ DSVH Đặc sắc
Chi tiết hồ sơ Quay lại Xuất MS word
Tên Liềm gặt lúa và Hái gặt, cắt lúa (BTSL: 325)
Địa điểm Xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ơn
Mô tả chi tiết

- Liềm ra đời nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thu hoạch lúa, rau... được nhanh hơn.

- Hái chủ yếu dùng cắt lúa, vì dân tọc Kháng thường không đập lúa để tuốt hạt ra mà bảo quản thành bông lúa, khi cần mới đem ra giã cả bông để lấy thóc. Việc dùng liềm là do sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác trong vùng .

- Từ những nguyên liệu có sắn trong tự nhiên như tre, gỗ, sắt... đan ông dân tộc Kháng đã chế tạo ra Liềm và Hái để thu hoạch lúa, rau, cỏ... rất tiện lợi và được sử dụng phổ biến, vì phương thức lao động của họ chủ yếu là dùng sức người.

- Với cuộc sống tự cung tự cấp, trong các gia đình người Kháng ở Tây Bắc, hầu hết người đàn ông đều biết làm nghề thủ công, rèn sắt để tạo ra các công cụ sản xuất cho mình như rìu, thuổng, dao, cuốc... Trong đó có liềm và hái, là những dụng cụ được sử dụng rộng rãi trong đời sống của họ, đặc biệt vào những vụ thu hoạch lúa, rau, cỏ...

  • Liềm: Với cấu tạo hình cánh cung, có chuôi để cầm, lưỡi liềm có nhiều răng cưa nên việc thu hoạch mụa vụ đối với họ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều. Liềm được làm tùy theo người thuận tay trái hay tay phải để việc sử dụng tiện lợi hơn. Thường thì sau mùa thu hoạch, lớp răng cưa ở phần lưỡi liềm bị món đi, không đưc[j sắc như khi mơi sử dụng. Do đó người ta phải dùng dũa để mài lại răng cưa cho sắc.
  • Hái cấu tạo nhỏ nhẹ hơn, thân bằng gỗ, lưỡi hái bằng sắt. Lưỡi hải phẳng, nhỏ, không có răng cưa, ngắn được gắn vào giữa thân hái. Thân hái có thể cong hình bán nguyệt hoặc hình chữ nhật, một bên viền thẳng được gắn lưỡi vào, viền cong thì để tì tay vào. Thân hái làm bằng một tấm gỗ mỏng, chỉ dài khoảng 8cm đến 10cm. Khi sử dụng dùng 2 ngón tay kẹp vào giữa hái, khi cắt lúa, dùng 2 ngón tay đó kéo vè kẹp chặt, ấn vào đầu lưỡi hái nhằm cắt đứt bông lúa. Bông lúa cắt xong tay kia cầm lấy rồi bỏ bảo trong giỏ hoặc gùi rồi đem về nhà phơi.
Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật

Copyright @ 2012 -2013 Phần mềm quản lí Di sản Văn Hóa Sơn La 3213065 người đã vào - 4076444 lượt xem trang - 36 IP -41 đang xem https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da

Từ khóa » Hình Lưỡi Liềm Gặt Lúa