Liêm Khiết Là Gì? Biểu Hiện Và Ví Dụ Về đức Tính Liêm Khiết

Lượt xem: 22.110

Liêm khiết là một trong bốn đức tính quý báu, cần có của mỗi người. Vậy liêm khiết là gì? Biểu hiện của đức tính liêm khiết là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ hơn nhé!

Contents

  • Liêm khiết là gì?
  • Ví dụ về liêm khiết
  • Biểu hiện của liêm khiết là gì?
  • Vì sao chúng ta cần sống liêm khiết?
  • Những câu ca dao tục ngữ về liêm khiết
  • Một số bài tập về đức tính liêm khiết

Liêm khiết là gì?

Bác Hồ đã từng dạy chúng ta rằng:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, 

Thiếu một mùa thì không thành trời, 

Thiếu một phương thì không thành đất,

Thiếu một đức thì không thành người”

Vậy thế nào là liêm khiết?

Liêm khiết là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện lối sống trong sạch, không tham lam, không hám danh lợi, không có những toan tính ích kỷ, nhỏ nhen. 

liêm khiết là gì
Liêm khiết là sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi những thứ vật chất tầm thường

Những người sống liêm khiết luôn chấp hành đầy đủ pháp luật về sử dụng tiền bạc, tài sản của nhà nước và tập thể. 

Trái ngược với liêm khiết là tham nhũng, tham lam. Những cá nhân này có thể làm giàu bất chính bằng việc sử dụng tiền bạc, tài sản chung vì mục đích cá nhân. 

Ví dụ về liêm khiết

Bác Hồ là một minh chứng điểm hình về tấm gương sống liêm khiết. Bác sống rất giản dị, trong sạch, không hám danh lợi. Bác khước từ tất cả những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục của các thống chế hay các ngôi sao của đại tướng. Bác thích sống trong căn nhà tranh đơn sơ, thích ăn những món ăn dân giã, bình dị. Bác không bao giờ lợi dụng chức quyền để chèn ép nhân dân mà luôn sống hòa đồng, gần gũi với dân.

Hay trong cuộc sống hiện nay, chúng ta cũng gặp nhiều tấm gương về sống liêm khiết. Ví dụ như vào chiều ngày 24/2/2022, chị Hoàng Hồng Lĩnh (sống tại Tân Giang, Cao Bằng) nhặt được chiếc ví trên đường với hơn 100 triệu đồng và thẻ căn cước công dân. Chị đã đến cơ quan công an để trình báo và trả lợi tài sản cho người bị mất. 

Hay như câu chuyện của cụ bà Đỗ Thị Mơ 84 tuổi (ngụ tại thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, Thường Xuân, Thanh Hóa) đã tự làm đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. Mặc dù tài sản của bà cũng chẳng có gì ngoài căn nhà lá, vài ba luống rau và chiếc xe đạp cũ để cụ bà hàng ngày mang rau đi bán. Cụ Mơ không chỉ là tấm gương sáng vì đức tính liêm khiết, tự trọng mà còn là tấm gương cổ vũ, động viên mọi người phải có tinh thần tự lực, tự phấn đấu để có một cuộc sống tươi đẹp hơn. 

Cụ Đỗ Thị Mơ
Hình ảnh cụ bà Đỗ Thị Mơ

Biểu hiện của liêm khiết là gì?

Các hành vi thể hiện tính liêm khiết là: 

  • Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung và tài sản của người khác. 
  • Không hối lộ và không nhận hối lộ, luôn giữ mình trong sạch. 
  • Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích riêng. 
  • Không lạm dụng chức quyền để trục lợi cá nhân.
  • Làm giàu bằng chính sức lực và tài năng của bản thân. 
  • Kiên trì, nỗ lực vươn lên bằng chính sức lực của bản thân, không dựa hay lợi dụng người khác. 
  • Luôn trung thực trong mọi chuyện, không gian dối chỉ vì lợi ích cá nhân. 
  • Nhặt được của rơi thì trả lợi cho người mất. 
  • Không vì mục đích, danh vọng cá nhân mà đạp người khác xuống dưới chân mình. 
  • Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn

Vì sao chúng ta cần sống liêm khiết?

Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức quý báu của con người. Vì vậy, chúng ta phải luôn đề cao và rèn luyện. Sống liêm khiết giúp chúng ta cảm thấy thanh thản, sống bình yên, hạnh phúc, không bị cám dỗ bởi những thứ vật chất tầm thường. Từ đó, bạn sẽ luôn nhận được sự yêu quý, tin cậy và nể phục từ những người xung quanh; góp phần giúp cho xã hội thêm trong sạch và giàu đẹp hơn. 

Trong công việc, những người sống liêm khiết sẽ luôn được mọi người tôn trọng, cấp trên yêu quý. Từ đó, giúp họ dễ dàng phát triển các mối quan hệ, gặt hái được nhiều thành công hơn. 

Ngoài ra, khi sống liêm khiết, bạn còn là tấm gương sáng để người khác noi theo, trước hết là những đứa con, đứa cháu và nhiều thành viên khác trong gia đình. 

liêm khiết là gì
Ý nghĩa sống liêm khiết là gì?

Những câu ca dao tục ngữ về liêm khiết

Liêm khiết là đức tính quan trọng hình thành nên nhân cách của con người. Vì vậy, từ bao đời nay, cha ông ta vẫn luôn coi trọng đức tính này và bảo ban con cháu phải luôn rèn luyện liêm minh, chính trực. Điều này được thể hiện rất rõ qua những câu ca dao, tục ngữ về tính liêm khiết được đúc kết và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

  1. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
  2. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.
  3. Cây ngay không sợ ch.ết đứng .
  4. Cọp ch.ết để da, người ta ch.ết để tiếng
  5. Áo rách cốt cách người thương.
  6. Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về. 
  7. Ăn có mời, làm có khiến.
  8. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
  9. Mất lòng trước, được lòng sau.
  10. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
  11. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  12. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
  13. Ăn ngay nói phải.
  14. Đói cho sạch, rách cho thơm Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu.
  1. Mặc đẹp chưa hẳn đã là sang Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng Tư cách trang đài, do biết nghĩ Kín đáo, sạch sẽ “Tướng thật sang”
liêm khiết là gì
Những câu ca dao và tục ngữ hay về liêm khiết
  1. Ban ngày quan lớn như thần Ban đêm quan lớn tần mần như m.a.
  1. Của thấy không xin Của công giữ gìn Của rơi không nhặt.
  1. Khó mà biết lẽ biết lời Biết ăn biết ở như người giàu sang.
  1. Tu thân rồi mới tề gia Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
  1. Những người tính nết thật thà Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
  1. Làm người suy chín xét xa Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.
  1. Khôn ngoan ba chốn bốn bề Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai.
  1. Chịu oan mang tiếng bán vàm Bán vàm tôi bán điếm đàng tôi lo.

Một số bài tập về đức tính liêm khiết

Để các bạn có thể hiểu rõ hơn liên khiết là gì, mình sẽ đưa ra một số bài tập cụ thể như sau: 

Ví dụ 1: Biểu hiện của không liêm khiết là gì trong các ví dụ sau? 

  1. Giả làm người khuyết tật, không nơi nương tựa để đi ăn xin. 
  2. Đút tiền cán bộ để được gia nhập hộ nghèo. 
  3. Bác sĩ từ chối nhận phong bì của người nhà bệ.nh nh.ân. 
  4. Cậu bé ăn xin nhặt được 200 triệu đồng và đến báo công an để trả của cho người mất. 

=> Chọn đáp án a và b. 

Ví dụ 2: Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết.

  1. Sống giản dị, không bị cám dỗ bởi danh vọng. 
  2. Tham lợi bất chính. 
  3. Làm giàu bằng chính sự nỗ lực cá nhân. 
  4. Từ chối nhận hộ nghèo vì cảm thấy còn nhiều gia đình khó khăn hơn mình. 

=> Chọn đáp án a, c và d. 

Ví dụ 3: Đức tính liêm khiết của học sinh được thể hiện như thế nào? 

  • Không quay cóp, gian lận mà luôn trung thực trong học tập, thi cử,… 
  • Không chạy điểm, chạy bằng. 
  • Luôn cố gắng phấn đấu trong học tập, có ý thức xây dựng tập thể tốt. 
  • Luôn đoàn kết, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.

Bài viết tham khảo: Từ chỉ đặc điểm là gì? Phân loại và ví dụ về từ chỉ đặc điểm

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ sống liêm khiết là gì và ý nghĩa của nó. Nếu bạn có bất kỳ góp ý gì cho bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới cho supperclean.vn biết nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Ví Dụ Về Tấm Gương Liêm Khiết