Liên đới, Quyền Liên đới Theo Bộ Luật Dân Sự - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi:
Xin chào Luật sư tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp. Có hai người hàng xóm cùng cho tôi vay một số tiền là 150 triệu đồng, tôi không phải trả tiền cho từng người mà đến hạn sẽ trả cả 150 triệu cho hai người hàng xóm còn mỗi người có phần cho tôi vay là bao nhiêu thì tôi không rõ. Vậy tôi xin hỏi là trong trường hợp của tôi hai người hàng xóm có được gọi là những người có quyền liên đới không, nếu họ có quyền liên đới thì việc thực hiện nghĩa vụ của tôi đối với hai người hàng xóm này như thế nào?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 289 Bộ luật Dân sự 2015 về Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới:
1. Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.
3.Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.
Căn cứ vào quy định trên thì những người có quyền liên đới là những người cùng có quyền đối với một nghĩa vụ nhất định do bên có nghĩa vụ thực hiện. Đối với trường hợp nhiều người có quyền liên đối thì thực hiện nghĩa vụ được tiến hành như sau:
Một trong số những chủ thể mang quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Pháp luật quy định, một trong số những người có quyền liên đới có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với mình. Nhưng không ghi nhận tiếp quyền hoàn trả lại giữa những người có quyền liên đới với nhau.
Khi phát sinh quan hệ loại này, bên có nghĩa vụ được pháp luật cho phép có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của mình trước bất kỳ một bên có quyền nào nếu chưa phát sinh quyền yêu cầu từ một chủ thể nào đó.
Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.
Khi phát sinh nghĩa vụ liên đới hoặc quyền liên đới, pháp luật vẫn tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể. Một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ tương xứng với phần quyền của mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác. Tính chất của việc thực hiện nghĩa vụ sau khi xuất hiện vấn đề miễn nghĩa vụ của một trong số những người có quyền sẽ không thay đổi nếu trong quan hệ đó vẫn còn tồn tại quyền liên đới – tức là loại nghĩa vụ nhiều người.
Như vậy, hai người cho bạn vay tiền là hai người có quyền liên đới đối với nghĩa vụ trả tiền của bạn. Đối với trường hợp này thì một trong hai người đều có quyền yêu cầu bạn thanh toán toàn bộ tiền vay cho họ. Đồng thời bạn cũng có thể thực hiện việc trả tiền đối với bất kì người nào trong hai người cho vay đó.
Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật dân sự về những nội dung có liên quan đến quyền, nghĩa vụ liên đới như sau:
Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại?
Tôi có thuê trọ một phòng ở Hà Nội cùng 2 bạn nữa. Vừa qua bạn cùng phòng tôi đã làm hỏng bồn cầu ở phòng. Chúng tôi muốn chuyển phòng trọ, tuy nhiên chủ nhà lại bắt cả 3 chúng tôi phải bồi thường. Xin hỏi luật sư như vậy có đúng không? Vì tôi và bạn còn lại không hề có lỗi.
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Do 3 bạn cùng chung nhau thuê nhà và cùng được hưởng quyền của người thuê cũng như những nghĩa vụ mà bên thuê phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong phần Hợp đồng thuê nhà.
Theo đó tại Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thuê nhà ở như sau:
” Điều 479. Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.“
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn đã làm hỏng bồn cầu, do đó, bên thuê nhà phải thực hiện nghĩa vụ của mình là sửa chữa (nếu có thể sửa) hoặc bồi thường.
Vì ba bạn đều cùng nhau thuê nhà và thỏa thuận hợp đồng thuê nhà với chủ nhà. Do đó, trong trường hợp này ba bạn cùng phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bên cho thuê (tức chủ nhà). Sau đó, vì bạn và bạn còn lại không có lỗi thì các bạn có sẽ giải quyết với nhau theo hướng thỏa thuận.
Từ khóa » Tội Liên đới
-
Hậu Quả Của Sự Liên đới được Quy định Như Thế Nào?
-
Nghĩa Vụ Liên đới Là Gì ? Quy định Mới Nhất Pháp Luật Về Nghĩa Vụ ...
-
Trách Nhiệm Liên đới Trong Vụ án Hình Sự - Báo Bạc Liêu
-
Trách Nhiệm Chung Và Liên đới Là Gì? Những Tình Huống áp Dụng
-
Tội Liên đới Và Bồi Hoàn? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Liên đới Bồi Thường Thiệt Hại Cho Tài Sản Bị Chiếm đoạt Trong Vụ án ...
-
Một Số Vấn đề Về Thực Hiện Nghĩa Vụ Liên đới Khi Có Người Trong ...
-
Bị Liên đới Trách Nhiệm Với Tội Phạm Hay Không - LuậtBìnhTâm
-
Bàn Về Trách Nhiệm Liên đới Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp
-
Những Trường Hợp đảng Viên Bị Liên đới Khi Có Con Phạm Tội
-
Bản án 51/2017/HSST Về Tội Trộm Cắp Tài Sản - Thư Viện Pháp Luật
-
Con Phạm Tội, Đảng Viên Cũng Chịu Trách Nhiệm Liên đới - LuatVietnam
-
Ra Quyết định Thi Hành án đối Với Trường Hợp Bản án Tuyên Nghĩa Vụ ...
-
Xử Lý Trách Nhiệm Liên đới Của Người đứng đầu Cơ Quan Gây Nên ...