Liên Hoa: Vì Sao Loài Hoa Nơi Thiên Thượng Khai Nở Chốn Nhân Gian?
Mục lục
- Điềm Trời sinh bậc Thánh
- Biểu tượng của Phật gia
- Hoa sen trong văn minh nhân loại
- Hoa trên Trời, hoa nơi cõi người
- Vì sao loài hoa trên thiên thượng xuất hiện chốn nhân gian?
- Vô nhiễm
- Sen nở nơi bùn lầy, người tu Phật đắc Đạo giữa nhân gian
- Phật Pháp nan tu
- Giông bão đường đời là cảnh giới luyện tâm
- Phật quang phổ chiếu
Truyền thuyết kể rằng, hoa sen vốn không phải là loài hoa ở trần gian mà là thứ hoa ở thiên thượng. Hoa sen trong Phật gia được coi là thánh vật. Từ tranh, tượng, kiến trúc… bất cứ nơi nào có hình tượng Phật đều gắn với hoa sen. Kinh Phật dùng hoa sen để biểu tượng cho sự thù thắng của Pháp môn, ẩn dụ cho vô thượng chí cao của Phật Pháp.
Điềm Trời sinh bậc Thánh
“Liên hoa mộng ứng Thiên sinh Thánh” – Giấc mộng hoa sen ứng với điềm Trời sinh bậc Thánh. Tương truyền, trước khi Đức Phật giáng sinh, mẫu thân của Ngài là hoàng hậu Ma Da từng nằm mơ thấy một con voi trắng mang theo đóa sen cũng màu trắng.
Trong kinh Phật có ghi lại rằng: trước khi xuất gia, Thích Ca Mâu Ni là thái tử của Vương quốc Ca-tỳ-la-vệ. Khi Phật đản sinh đến thế gian, trên trời có đoàn tiên nhạc ca hát, trải hoa và rất nhiều các chư thiên thần đến hộ Pháp. Khoảnh khắc huy hoàng đó có vô vàn tia sáng rực rỡ tỏa chiếu trong khắp vũ trụ, vạn vật vui mừng khôn xiết. Trên trời lúc này rơi xuống hai sợi dây bạc như là tịnh thủy, một sợi thì ấm áp, một sợi thì thanh mát, để thái tử tắm rửa (đây cũng là nguồn gốc của nghi thức “tắm Phật”). Khi thái tử vừa sinh ra, Ngài liền có thể bước đi bảy bước. Sau mỗi bước chân của thái tử dưới mặt đất đều nở ra một bông hoa sen, thái tử tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất mà nói lớn rằng: “Trên trời dưới đất, ta là độc tôn”.
Biểu tượng của Phật gia
Quan điểm vũ trụ trong Phật gia có quan hệ mật thiết với hoa sen. Từ đài sen của Phật Bồ Tát đến hào quang tháp Phật bia đá, các khí cụ tu hành, hầu hết đều có hình dáng hoa sen. Liên (sen) cũng là từ gắn với thảy mọi sự vật trong Phật gia như liên cung, liên vũ, liên giới, liên cảnh, liên xá, thủ ấn liên hoa… Chùa nào cũng có ao sen. Hoa văn trong chùa cũng bông sen cách điệu, đến Phật Bà nghìn mắt nghìn tay cũng như một bông sen ngàn cánh…
Tượng Phật được tìm thấy ở vị trí trung tâm trong các hang động. Trên trần động lát bằng những viên gạch hình hoa sen, trụ đá cũng được chạm khắc hoa sen và bốn mặt tường xung quanh được vẽ những cảnh tượng thù thắng của thế giới Cực Lạc.
Trong kinh điển thường dùng hoa sen để miêu tả dáng hình đẹp đẽ của Phật Đà. Kinh Phật miêu tả thân của đức Phật là vi diệu chân kim sắc, hào quang phổ chiếu như kim sơn, thanh tịnh nhu nhuyễn như liên hoa (thân Phật có màu vàng rất đẹp, hào quang tỏa sáng như hòa núi vàng, thanh tịnh dịu dàng như hoa sen). Màu trắng của hoa sen tượng trưng cho sự thánh khiết của Đức Phật. Dáng hình đẹp đẽ mềm mại của hoa sẽ cũng được dùng để ví dụ với hình tướng viên mãn của Đức Phật, sách “Hoa nghiêm tùy lưu diễn nghĩa sao” viết: “Chân tay Thế Tôn viên mãn như ý, sáng sủa mềm mại như hoa sen”. Cũng lấy sự hiếm có của hoa sen trắng, bạch liên hoa để ví với việc đức Phật ra đời.
Mỗi lần khi Phật giảng Pháp, các Phi thiên bay lượn và trải hoa giữa không trung, điệu múa uyển chuyển, thanh thoát, vạt áo và tấm khăn vải mang theo khẽ khàng lướt đi mềm mại. Đại thi hào Lý Bạch có viết rằng: “Tố thủ bá phù dung, hư bộ nhiếp thái không; Nghê thường duệ quảng đới, phiêu phù thăng thiên hành.” (Dịch nghĩa: “Tay mềm nâng hoa sen, hư bộ bước (trên) hư không; Trong điệu khúc nghê thường (tay) kéo dải lụa, nhẹ bay lên trời cao.”)
Hoa sen trong văn minh nhân loại
AdKhông chỉ ở phương Đông, từ thời đại cổ xưa, văn minh nhân loại vốn vô cùng trân trọng hoa sen, đem đến cho nó nhiều nội hàm phong phú tinh khiết. Sử thi Hy lạp có truyền thuyết trên một đảo nhỏ nọ từng trồng đầy hoa sen, dân sống trên đảo n toàn hoa sen nên được gọi là “lotus eater” hay “thực liên nhân” (có nghĩa là: người ăn hoa sen), sau khi ăn hoa sen sẽ quên hết tất cả lo buồn phiền não. Các truyện thần thoại được ghi chép trong bộ sử thi của Ấn Độ ghi rằng Đáng Sáng Tạo vũ trụ ngồi kiết già trên tòa sen sau đó Ngài mới sáng tạo ra vạn vật, cho nên hoa sen tượng trưng cho sự sống, may mắn phồn vinh, trường thọ, danh dự.
Ai Cập cổ đại cũng xuất hiện hoa văn vẽ hình hoa sen là loại “Thụy Liên” (sen ngủ) sống ở vùng sông Nile. Người Ai Cập coi Thụy Liên tượng trưng cho thần thánh. Đối với các dân tộc ở sa mạc nước là thứ trân quý nhất mà hoa sen sinh trưởng ở trong nước, chính là tượng trưng cho sự tôn quý.
Hoa sen không những có hàm ý nội tại sâu sắc mà hình thái sinh trưởng cũng có ý vị, phong phú, bất luận là hoa, quả thân lá đều mang ý nghĩa đẹp đẽ. Vẻ đẹp lạ lùng của loài hoa huyền thoại này cũng bí ẩn như nội hàm vô tận trong ý nghĩa của nó.
Điều gì khiến hoa sen trở thành biểu tượng nhà Phật, tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng Phương Đông sâu kín và là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật và mọi phương diện đời sống trong nhiều thế kỷ?
Hoa trên Trời, hoa nơi cõi người
Kinh điển Phật giáo chép rằng: Hoa sen có ba loại, một là hoa ở cõi người; hai là hoa ở cõi trời; ba là hoa của Bồ Tát. Hoa cõi người lớn nhất cũng chỉ hơn mười cánh; hoa cõi trời trăm cánh; hoa của Bồ Tát ngàn cánh.
Kinh Phật ghi chép về hoa sen trên trời rất lớn và bất khả tư nghị, cũng như tòa sen trang nghiêm của đức Phật. Hoa sen của dân gian lớn nhất cũng không hơn một thước còn hoa sen trên trời lớn như bánh xe. Liên hoa mọc ở thiên cung lại còn lớn hơn nữa nên có thể xếp bằng ngồi kiết già trên đó.
Mối quan hệ giữa hoa sen và thế giới Cực Lạc là đặc biệt sâu sắc. Thế giới Cực Lạc còn được gọi là Liên bang (nước của hoa sen, bởi vì chúng sinh của nước này đều từ trong hoa sen hóa sinh nên gọi là Liên bang. Kinh Phật chép: “Hoa sen vốn là huyền cung xác phàm là ngôi nhà thần an trí huệ mạng, là nước mà ai cũng muốn đến, tên gọi nước này là Liên bang”. Hoa sen của Tây phương Cực lạc tịnh thổ mọc trong ao Thất bảo được nuôi dưỡng bằng nước Bát công đức, hoa lớn như bánh xe, có xanh, vàng, đỏ, trắng, đủ loại, màu sắc khác nhau hương thơm thanh khiết vi diệu, biến cực lạc thế giới trang nghiêm thanh tịnh thổ thánh địa.
Vì sao loài hoa trên thiên thượng xuất hiện chốn nhân gian?
Đấng Sáng Thế đã tạo ra hoa sen nơi cõi trần hẳn là có hàm ý nhất định. Bởi thế trần gian có muôn vàn loài hoa, sen vẫn là loài hoa đẹp nhất. Loài hoa mọc nơi đầm lầy, trong những ao hồ làng quê, bình dị, mộc mạc, mà lại có sức cảm nhiễm lớn lao, bất cứ khi nào chiêm ngưỡng hoa sen, lòng người đều tán thán vẻ đẹp mỹ diệu thánh khiết, thanh cao gợi ra bao suy ngẫm về ý nghĩa đời người. Phải chăng Phật ẩn hiện trong đóa sen nơi trần thế mà giảng Phật Pháp cho ai có thể lĩnh ngộ?
Trong sách “Tánh mạng khuê” có bài thơ về hoa sen:
Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên, Xuất ố nê trung sắc chuyền liên; Hành trực ngẫu không bổng hựu thục, Tu hành diệu lý kháp như nhiên
Tạm dịch:
Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi, Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi. Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột. Cái lý tu hành cũng thế thôi. Ad
Hoa sen là biểu tượng của Phật gia, vẻ đẹp và đặc tính sinh trưởng của hoa sen nơi trần thế lại tương tự kỳ lạ với những thiện hạnh của người tu Phật. Chiêm bái hoa sen mà có thể thấu tỏ bao nhiêu đạo lý nhân sinh, huyền cơ Phật Pháp.
Vô nhiễm
Hoa sen là một loài hoa thân thảo, với củ sen được vùi dưới bùn đất, nảy mầm, mọc xuyên qua nước và nở hoa, ra lá ngay trên mặt hồ. Hoa sen không hề bị hút mật bởi các loài ong bướm mà có thể tồn tại riêng biệt từ lúc hoa nở cho đến khi hoa tàn.
Ái Liên Thuyết của nhà Nho đời Tống Chu Đôn Di, Trong bài văn nói về nguyên nhân mà ông yêu thích hoa sen, vì hoa sen mọc nơi bùn lầy mà không nhiễm, đẹp trong sáng mà không yêu mị, còn thân sen trong thông suốt bên ngoài ngay thẳng không bám leo không nhiều cành, hương thơm từ xa càng thanh tịnh chỉ có thể nhìn xa mà không thể bỡn cợt, có phong thái của người quân tử.
“Hoa của thảo mọc trên bờ dưới nước, có nhiều loại để yêu thích. Đào Uyên Minh đời Tấn chỉ yêu hoa cúc, từ thời Đường người đời lại rất yêu mẫu đơn, còn ta chỉ yêu hoa sen vì hoa sen sinh ra từ bùn lầy mà không nhiễm, trong sạch thanh thoát mà không lòe loẹt, bên trong thông suốt bên ngoài thẳng thắn, không rườm rà, hương thơm tỏa ra xa mà nhẹ nhàng, mọc thẳng vút cao mà trong sạch, có thể ngắm từ xa mà không thể khinh nhờn chơi đùa”. Ad
Ông dùng hoa cúc để tượng trung cho ẩn sĩ, dùng mẫu đơn để ví về người giàu sang còn dùng hoa sen để tượng trưng cho người quân tử. Các văn nhân nhã sĩ của Trung Quốc gọi hoa sen là quân tử trong các loài hoa.
Thân sen ngay thẳng từ bùn mà vươn cao khỏi mặt nước, nở hoa tỏa sáng cả một vùng. Khác chi người tu hành cũng phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng, “trực tâm tức thị đạo tràng“ – nghĩa là giữ tâm ngay thẳng thì dù ở nơi chợ búa ồn ào cũng vẫn thấy như thành đạo tràng thanh tịnh.
Hoa sen tuy thân ngay thẳng nhưng ruột thì trống rỗng. Người tu Phật dù thấy nhiều, nghe nhiều nhưng không để ở trong lòng, tâm vô vi thanh tĩnh an nhiên trước mọi thị phi, phiền lụy người đời.Kinh Phật thường dùng hoa sen để ví với các vị Thánh, Phật và Bồ Tát tuy sinh nơi thế gian uế tạp nhưng vô nhiễm với bụi phàm.
Hoa sen thanh thuần trên mặt nước như bậc Thánh giả đã siêu xuất khỏi thế gian ô trọc. Mọi xáo động bon chen người đời như giọt nước trôi tuột trên lá sen không hề đọng lại. Vẻ đẹp trong ngần, làn hương thanh tao sinh ra từ bùn đất. Người tu luyện sống ở thế gian nhưng không dính mắc chấp trước danh lợi tình, trong xã hội người thường lắm điều xấu xa, vẫn giữ gìn giới luật, tu dưỡng phẩm hạnh, nên thân tâm trong sạch, thanh tịnh.
Dưới bầu trời trong vắt, xanh như ngọc của mùa hè, ngắm vẻ đẹp thanh tịnh dịu dàng của sen, cảm nhận niềm thanh thản bình yên thẳm sâu trong tâm. Đắm chìm trong hương gió ngát mùi sen thơm đằm dịu lan tỏa lẫn với hương cỏ dại, tưởng như chốn thần tiên nơi hạ giới ẩn hiện trong làn hương thơm kỳ ảo này.
Sen nở nơi bùn lầy, người tu Phật đắc Đạo giữa nhân gian
Từ thời thượng cổ xa xưa, Kinh thi đã có ghi chép về hoa sen, ví dụ: Trên núi có Phù Tô, nơi ẩm thấp có hoa sen. (Sơn hữu phù tô, thấp hữu bà hoa)
Hoa sen không sinh trưởng nơi cao nguyên, mà lại sinh sôi ở chốn bùn lầy ẩm thấp, cũng như Phật Pháp truyền tại nơi thế gian phức tạp, ô nhiễm, bởi con người cần trải qua những khổ nạn mới thấu hiểu sự hư huyễn và vô thường của đời người, mà buông bỏ lòng tham luyến cõi trần, từ trong mê ải của nhân gian mới có thể giác ngộ ý nghĩa đời người là tu luyện đốn ngộ Phật lý, tỉnh thức quay trở về.
Cũng như khi xưa Phật Thích Ca Mâu Ni phải rời bỏ chốn hoàng cung quyền quý mới có thể đi tìm Đạo, giác ngộ, tìm thấy con đường cứu vớt chúng sinh khỏi trầm luân phiền não.
Người tu luyện chân chính cũng không cầu nơi đền cao phủ lớn tách biệt với thế tục, bởi tu luyện chính là giữa chốn người thường mà siêu xuất khỏi thường nhân. Trong khổ ải, phiền não của chúng sinh mới có thể giác ngộ, phản bổn quy chân, là con đường tu hành chân chính. Vậy nên Phật giảng rằng: người tu phải biết “lấy khổ làm vui”, trong khổ nạn mà tiêu nghiệp đã tạo ra từ bao đời bao kiếp, trong khổ nạn mới minh chứng đức tin vào Phật Pháp.
Bao nhiêu bậc Thánh giả, khi đến thế gian, giảng Phật Pháp và dẫn dắt con người tu luyện để thoát khổ, đều bị con người cười nhạo, bài xích thậm chí còn bức hại vùi dập. Con người luôn truy cầu được hạnh phúc sung sướng ở nơi thế gian, vậy tại sao Phật lại giảng, con người phải chịu khổ mới có thể tu luyện. Bởi rằng, nếu thế gian toàn chuyện vui vẻ mãn ý thì ai còn muốn tu luyện nữa, chẳng phải trần thế chính là thiên đường rồi sao.
Hoa sen cũng không nở vào mùa Xuân mà lại nở vào mùa Hạ, là mùa nóng bức nhất trong một năm. Hoa sen không chọn mùa thời tiết thuận lợi hay hoàn cảnh trong sạch để sinh trưởng.Các bậc Thánh giả thường hạ thế cứu độ chúng sinh khi xã hội suy bại, rối loạn, con người chìm đắm trong dục vọng, mà chất chồng nghiệp lực, đầy phiền não, oi bức ngột ngạt như nắng nóng mùa hè. Chính Pháp được truyền ra trong hoàn cảnh đó, như sen nở giữa hạ, hương thơm trong mát như mang lại thứ nước cam lộ từ bi để tưới làm mát dịu tâm hồn người.
Con người trong mê không thấu được Pháp Lý, nên mê mải truy cầu danh lợi để thỏa mãn hạnh phúc nơi thế gian, mà quên mất đường về thiên quốc. “Nhân Liên hoa” được nhắc đến trong Kinh Phật để ví với sự khai mở tâm liên của chúng sinh, tức là người giác ngộ.
Phật Pháp nan tu
Hoa sen không sinh trưởng được nơi cao nguyên lục địa, nhưng lại sinh sôi ở chốn bùn lầy ô trọc. Chính là để khai thị phàm là chuyện gì nếu không trải qua gian khó, trắc trở thậm chí đắng cay thì không tôi luyện được con người trưởng thành, nghị lực, mạnh mẽ. Bậc Thánh hiền biết tìm vui trong cảnh nghèo khó. Hoa sen trong bùn mà tỏa ngát hương, ấy chính là hàm ý người trong cảnh tối tăm ô trọc mới có thể tỏa sáng nhân cách, ý chí, tâm hồn.
Bởi vậy người tu luyện sẽ không ngừng gặp khảo nghiệm. Cổ nhân giảng: “nghịch tăng thượng duyên” – gặp phải những nghịch cảnh không thuận lợi trái lại, chính là điều hay, từ trong khổ nạn mà sinh ra cao công, bộc phát những tiềm năng bên trong. Mọi chuyện trên đời nếu không trải qua gian khó, thì không thể nào tận hưởng được niềm vui của bước ngoặt đi đến thành công viên mãn. Người tu luyện không trải qua khó nạn thì không cách nào cảm nhận được sự đề cao. Hoàn cảnh nghiệt ngã chính là ‘đá luyện vàng ròng’.
Sen ẩn sâu dưới bùn gọi là u vi, giống như cuộc đời của người tu hành luôn tránh xa những hào nhoáng phù hoa, âm thầm, nỗ lực vươn đến sự giải thoát chứ không phải để đắc được danh vọng bề ngoài. Vẻ đẹp của sen dẫu thanh cao nhưng đầy sự khiêm nhường, nên gọi là ẩn vi, thể hiện sự khiêm nhu của người tu luyện. Không đua chen danh lợi, những tiếng tăm hay của cải vật chất, chạy theo những thứ phù du. Lá sen mở rộng lên trời với những thớ mạch như nét vẽ của thiên nhiên gọi là tế vi. Tất cả mặt phải của lá đều hướng lên tượng trưng cho sự thành tâm, cho tấm lòng bao dung rộng lượng.
Mọi thành phần của sen đều có công dụng, hoặc để chữa bệnh, hoặc để ăn, được gọi là tinh vi, cũng giống như thân, khẩu, ý của một người Phật tử, dùng mọi năng lực để cứu người. Khi tu luyện đến mức đạt “Tam hoa tụ đỉnh” thì người tu mở thiên nhãn lập tức nhìn thấy ba đóa hoa sen vần vũ trên đỉnh đầu còn tại huyệt Bách Hội đỉnh đầu thì bừng nở đóa sen ngàn cánh.
Giông bão đường đời là cảnh giới luyện tâm
Hoa sen thản nhiên chấp nhận chốn bùn lầy, kiên nhẫn vươn cao khỏi mặt nước, người tu luyện có thể thản nhiên mà cam tâm tình nguyện chấp nhận mỗi một nhân duyên trong cuộc đời. “Đối cảnh luyện tâm, đối nhân luyện tính” (tạm hiểu: trước cảnh luyện tâm, trước người luyện tính). Thế sự đảo điên, thói đời sa sút đều là nền tảng cho sự tu dưỡng, trui rèn đức Nhẫn, các loại cảnh ngộ đều là cơ hội rèn luyện tâm tính, mới có thể mở rộng trí tuệ, thăng hoa cảnh giới, mở đường cho thành tựu to lớn của tương lai.
Hương thơm thanh khiết mát lành của hoa sen tựa như Phật Đà tỏa ra năng lượng từ bi, an lành. Hình sắc viên mãn của Phật như hoa sen khi nở. Thiện hạnh của Phật được thành tựu thân tướng trang nghiêm đẹp đẽ khiến ai thấy đều cảm nhận sự an lành. Người tu tập các hạnh từ thiện cũng vậy, bản thể thanh tịnh nhu nhuyễn, an tĩnh như thể tánh hoa sen mềm mại, dịu dàng.
Phật quang phổ chiếu
Không chỉ vô nhiễm bởi bùn lầy, sen còn làm thanh tịnh môi trường xung quanh. Những chỗ hoa sen mọc, nước sẽ tự động được lọc trong. Nơi nào có Phật Pháp ngự trị thì nơi đó sẽ đem lại cho mọi người sự an ổn, trong sạch trong tâm linh. Mà tâm trở nên trong sạch thì cũng sẽ giúp con người an lạc, hạnh phúc. Người tu luyện trong người thường không ngừng đề cao các giá trị đạo đức, hành xử theo các tiêu chuẩn chân thành, kiên nhẫn, thiện lương, sẽ khiến xã hội ngày càng trong sạch, bình an.
Loài hoa chốn thiên thượng, nơi cõi Phật, vậy mà lại xuất hiện chốn nhân gian, ở những nơi bình dị, hàm ý rằng: mỗi người trong chúng ta đều có Phật tính. Tự trong tâm ai cũng có nhu cầu hướng thượng, từ vẻ đẹp cao quý của sen mà cảm động đển phần trong sáng thanh cao sâu thẳm trong mình. Rằng làm người thì nên cao quý như hoa sen, thanh khiết, thuần tịnh.Cuộc đời chính là một trường tu luyện, ở nơi trần thế sống trong xã hội người thường mà không ngừng tu dưỡng những phẩm tính cao quý như hoa sen thì đó là con đường chân chính mà Đức Phật lưu lại cho con người, khi hoa sen khai nở cũng là lúc hành trình tu luyện thành tựu công đức viên mãn.
Người đời có thể từ nội hàm của đóa liên hoa, mà thấu tỏ Pháp lý, thì dù trong thế sự đảo điên cũng có thể sống an nhiên, nhận ra ý nghĩa nhân sinh thực sự đời người. Liên hoa nơi cõi Trời nở thành đóa sen nơi cõi người, tâm liên khai mở, đốn ngộ Phật Pháp, là chiếc thang bắc lên Trời.
Mời quý vị nghe bài viết qua giọng đọc của David Nguyễn.
Đan Thư
Xem thêm:
Từ khóa » Hoa Liên Hoa
-
Liên Hoa | Official MV Lyrics | Album "BÁT NHÃ THUYỀN" - YouTube
-
Ý Nghĩa Của Hoa Sen - Liên Hoa - Gốm Sứ Bát Tràng Mall
-
Liên Hoa - Phương Mỹ Chi - NhacCuaTui
-
Ý Nghĩa Của Tên Liên Hoa - Liên Hoa Nghĩa Là Gì? - Từ Điển Tê
-
ý Nghĩa Tên Liên Hoa Là Gì ? Trà Xanh
-
Đào Liên Hoa – Wikipedia Tiếng Việt
-
ANH ẤY NÓI TÔI LÀ HẮC LIÊN HOA - Meomeoteam
-
Tuyết Liên Hoa - Vị Vua Của Trăm Loại Thảo Dược
-
Bạch Liên Hoa Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Cô Nàng Bạch Liên Hoa
-
Thuốc Liên Hoa Thanh ôn Là Gì? Giá Bán Và Các Lưu ý Sử Dụng
-
Lời Bài Hát Liên Hoa- Loi Bai Hat Lien Hoa
-
Thiên Sơn Tuyết Liên - Loài Hoa được Ví Như Tiên Dược, Giới Nhà Giàu ...
-
Tuyệt Mỹ Bạch Liên Hoa Online Dạy Học [Tới Chapter 109]