Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc |
- Bạn đang dự trù kinh phí xây nhà? Hãy tham khảo Báo giá xây nhà trọn gói mới nhất!
|
Liên kết thép cọc vào đài ?? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Liên kết thép cọc vào đài ?? Khi tính toán thiết kế đài thấp cho cọc, chiều cao của đài đã được chọn sao cho lực ngang tác dụng vào đài sẽ được đất thành bên của đài chịu hết. Như vậy có thể hiểu là cọc sẽ không còn phải chịu tải trọng ngang. Mô men lực tác dụng vào đài sẽ được chống bởi toàn bộ các lực dọc của cọc. Như vậy có thể hiểu là cọc sẽ không còn phải chịu mô men. Các phương pháp tính toán đều coi cọc liên kết vào đài là khớp di động. Vậy mà, cấu tạo của các liên kết cọc với đài lại không phải như vậy. Với các râu thép chờ cắm vào đài như thường thấy lại có vẻ như là liên kết cứng. Tại sao lại như vậy ? Cái liên kết của cọc vào đài có vẻ bắt cọc chịu lực ngang và cả mô men trong khi lại không có các lực này như đã trình bày ở trên. Nếu bắt cọc phải chịu các lực ngang và mô men thì các lực ngang và mô men lực này nó ở đâu ra ?? Có 22 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ hàng đầu tại Hải Phòng!! | | Chỉ vì thực tế cái liên kết giữa cọc và đài cọc nó k phải là khớp di động nên nó mới có "râu" thép chờ, mới chịu các lực ngang và momen lực. | profiltam | | | Đúng rồi. Nhưng cái lực ngang và cái mô men lực này ở đâu ra ? | con voi con | | | Em nghĩ cái lực ngang và mô men do nhiều nguyên nhân gây ra. Và 1 trong những nguyên nhân mà tôi nghĩ đến đó là trong quá trình thi công cọc không thẳng như ta tưởng, thứ 2 là xét đến ảnh hưởng động đất. Tưởng tượng thêm 1 tý nữa thì cái đài móng biến dạng (đài mềm) nên chuyển vị các giữa các cọc không hoàn toàn giống nhau. Khi tính toán móng cọc ta cũng chỉ tính với 1 vài tổ hợp, nhưng khi làm việc thì cồng trình lắc theo nhiều dạng, nhiều phương nên cái tính toán không hoàn toàn sát. Em hiểu là thế nhưng chưa chắc là đúng (Em đang xem cái tính cọc buổi chiều hỏi bác nên vào ngó tý) > | profillink10 | | | Nhà cháu làm GT có 2 loại cọc, cọc cho cầu và cọc cho kè. Ngoài lực nở hông của đất cọc còn chịu lực ngang và momen lực do động đất, lực hãm của xe, lực do tải trọng tĩnh và động, lực hướng tâm khi cầu và kè nằm trên đường cong . . . tất cả các lực này đều tác động lên cọc và bắt cọc chịu lực ngang và momen lực. Các lực này đều truyền qua đài cọc (trừ nở hông và động đất) vì đó là liên kết cứng giữa cọc và đài cọc. | duancuacuon | | | Như ở vấn đề đã nêu ở bài 1, ở đây không xét đến các trường hợp cọc buộc phải chịu tải trọng ngang. Trong nhà dân dụng, cái anh tải trọng ngang người ta bắt đài chịu, còn cái anh mô men thì cả hệ cọc cùng chịu và không có anh cọc nào phải một tôi chịu mô men đầu cọc cả. Vì thế mới có cái sắc mắc này đấy. | thanhtruc | | | Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu. | Luckyman | | | đài hơi xoay 1 tí theo mặt phẳng xOz hoặc yOz thì lực đầu cọc sẽ có sai khác, thiếu cái râu thép, vector lực đầu cọc với lực cột truyền xuống sẽ lệch nhau sinh ra lực đạp ngang, lâu ngày đài chạy nhưng cọc ở lại hoặc bị gãy vì bị đạp ngang. Cấu tạo là để ngăn ngừa cái này cho dù nó tác dụng bé nhưng vẫn có với cọc đài thấp. | PrikoliSsSSdda | | | Theo tôi thì lực ngang và mômen này do sự dịch chuyển của đài và các nội lực trong đài gây ra. Mặc dù đài thấp có nghĩa là đất xung quanh đài đủ khả năng để triệt tiêu toàn bộ lực ngang của công trình nhưng không có nghĩa là đài không bị dịch chuyển. | tungch46 | | | Chính xác. Nhưng cần làm rõ hơn. Như sau: Trong các nhà dân dụng, lực ngang đã được tính toan thiết kế sao cho đài tiếp nhận và truyền tất cả vào đất thành bên của đài. Công thức kiểm tra cái điều kiện này được tính toán có kể đến cái áp lực bị động ở thành bên đài sẽ xẩy ra khi có lực ngang. Cái áp lực này, bình thường thì nó được coi như là lực thủy tĩnh theo trọng lượng riêng của đất. Để có thế huy động được cái anh áp lực bị động thì đài phải dịch chuyển một chút. Áp lực bị động đựoc huy động lớn nhất khi mà đài dịch chuyển là đáng kể (nếu nhớ không nhầm thì khoảng 2 cm). Như vậy thì đài sẽ dịch chuyển. Nếu muốn cọc liên kết cứng với đài thì phải đặt thép thỏa mãn cía sự chống dịch chuyển này ngoài những điều kiện khác. Nếu không muốn liên kết cứng với đài thì cọc không cần phải đặt thép nhiều như vậy. Tương tự với cái anh mô men. Mặc dù đã cho cả hệ cọc chịu mô men chứ không bắt từng anh cọc phải chịu riêng rẽ nhưng do tải tác dụng lên cả hệ cọc không đều nhau nên các cọc sẽ lún cũng không đều nhau dẫn đến đài sẽ bị xoay. Khi đài xoai thì sẽ sinh ra mô men uốn tại đầu cọc dẫn đến cần phải đặt thép liên kết với đài nếu muốn các cọc liên kết cứng với đài. Nếu không muốn liên kết cứng với đài thì cọc không cần phải đặt thép nhiều như vậy. | williamcuong | | | -cuộc sông lun mong mọi người đóng góp cho công đồng, dù điều đó có đúng hay không. quan trong đó có thể là bài học kinh nghiệm hay không.có lẻ cần phải làm cái nid mới để bác Ngọc không bị dị ứng nữa. -có lẽ tôi wa tồi nên lun đi lạc hướng. suy nghi của minh lun sai, vì nó 0 có ý nghĩa j. - song, tôi vẩn tiếp tục như zay. vì minh lun mong là công trình của tôi sẻ an toàn. mong đươc sự giúp đở của bác. chút bác Ngọc nhiều sức khỏe để mọi người còn có cái để học hỏi. Diển đàn xây dựng là số một. | profilmuoibon14 | | | Cái này sợ là bạn đã hiểu nhầm hoặc hiểu đúng nhưng trình bày chưa rõ. Không bao giờ đất lại là nguyên nhân gây ra sự cố cả. Chỉ có con người khi không sử dụng thích hợp và không lường hết được tác động của tự nhiên thì gây ra sự cố mà thôi. Cái này thì có ông Lão tử đa nói:"THIÊN ĐỊA BẤT NHÂN". Cái kiểu đổ tội cho tự nhiên như thế này giống như bảo cái người bị chết đuối khi đi tắm biển là do nước biển gây nên. Ở đây, topic này đang bàn về cái chuyện thiết kế khi xét đến tải trọng công trình tác đông lên móng. Cái sự cố mà bạn đưa ra ở đây không phải là cái tác động mà topic này đang bàn đến mà chỉ là loại tải trọng tác động đặc biệt và được gọi là ảnh hưởng của thi công hố đào đến công trình lân cận. Cái sự cố này ở Trung quốc đã được nghiên cứu và đã đi đến kết luận là do việc thi công cái hố đào lân cận mà không có biện pháp bảo vệ công trình vốn có đã gây nên sự mất cân bằng áp lực lên nền đất dẫn đến trượt đất lớn đến mức gây nên sập nghiêng công trình sau khi hoặc đồng thời với việc phá hủy các cọc làm móng của công trình đó. Như vậy thì, nếu không có cái việc đào hố móng lân cận thì liệu có cái tác động từ đất vào móng và cọc được không. | test0032 | | | Đừng buồn. Trước khi có thể đúng thì phải sai đã, ai cũng vậy cả, chẳng ai tránh được quy luật này. Hê hê. Điều quan trọng là biết tôi đã sai. Khi tôi biết tôi sai nghĩa là đã bắt đầu đúng. Mạnh dạn là rất tốt. Nếu bạn không nói ra cái điều bạn suy nghĩ thì không ai biết là bạn đã sai và cũng chẳng ai chỉ cho bạn là đã sai. Lúc này thì bạn sẽ vẫn sai mà lại tưởng tôi đúng. Cái nào nguy hiểm hơn. Đừng đổi nick. Tôi quý bạn vì tính trung thực và cầu tiến bộ này. | phuonganh12 | | | hyhyhy! - Đùa với bác thôi. Dễ dầu j tôi đổi nid.vì tôi còn có rất nhiều nhiều cái để tôi học nữa mà. mà cái nid này tôi đã đánh dấu lãnh thổ cũng nhiều rồi. - Tính tôi lun cứng đầu và cố chấp. khi biết người ta đúng 99% theo suy nghi của tôi thì tôi lại càng tìm mọi cách để cho họ khẳng định là họ đúng lại một lần nữa. nghĩa là ý nghĩ của tôi hoàn toàn sai. Vậy tôi mới biết lam j va tránh j. - Tôi chỉ biết nhờ diễn đàn, vì ở ngoài tôi chưa có sư phụ, chỉ có trên diễn đàn mới có nhiều sư phụ thôi! hyhyhy | MattieHek | | | tôi có 1 thắc mắc . CHiều cao đài nhà 15-25 tầng thông thường là 1.8-> 2.5 mét . Như thế lực ngang của chân cột truyền xuống đài có khi rất lớn . Như thế áp lực đất có chống lại nỗi lực ngang này không ??? | anhtuannguyen0904 | | | Muốn biết được hay không thì phải bắt tay vào mà tính. Tính xong thì kiểm tra. Nếu thấy được thì được. Nếu thấy không thì không. | hoangthienthu | | | tính rồi . Không chịu nỗi tải ngang khi không xét tới cọc chịu tải ngang . | hyutars | | | Thế thì sao còn phải hỏi | tontai | | | nhưng thấy bác bảo là nó nhỏ ? Áp lực đất cân bằng ??? | Charlesquew | | | Hì hì. Ở đây là bàn cho những trường hợp mà lực ngang nhỏ, ví dụ nhà 10 tầng hoặc thấp hơn. hoặc những trường hợp mà đài cọc lớn, ví dụ đài cọc có chiều cao là 5 m hoặc lớn hơn. Lúc này thì đất cạnh bên đài sẽ đủ để chịu tải ngang của công trình. Vấn đề đặt ra ở topic này là chỉ xét khi cọc không buộc phải chịu tải ngang từ trên xuống. Trường hợp mà bạn đưa ra nằm ngoài phạm vi của topic này. | Winmordbet | | | oh man !!! tôi cứ tưởng là bao trùm hết chứ . Mà đài 5 mét thì tải ngang cũng không phải VỪa | Renatosymn | | | Theo tôi có 2 lý do chính: Để tăng thêm độ an toàn cho công trình (tận dụng SCT ngang của cọc) và trên thực tế khó thi công đại trà liên kết khớp lý tưởng giữa Cọc và Đài. | Winmordbet | | | Xin các bác Tôi góp ít lời: Liên kết chúng ta thường làm có lẽ là hình A liên kết cứng. Hình B là liên kết khớp. Theo Tôi nghĩ, các cọc của Công trình cho phép chuyển vị thường dùng liên kết này (B). Vì liên kết cứng cọc chịu không nổi. Em có thắc mắc: Giả thuyết xưa nay đài cọc chịu tải trọng ngang. Cọc không chịu. Rất vô lý nếu liên kết cứng. Vì tai vị trí đáy đài (đầu cọc) tải trọng ngang đi đâu??? mất tiêu. Vì vậy, khi thiết kế công trình của tôi, Tôi mô hình FEM và xem như đất ở xung quanh cọc là các lò xo. lúc đó sẽ có mô ment. (do liên kết cứng) và kiểm tra khả năng chịu áp lực ngang của đất nền theo TCXDVN 205. Các bác góp ý Tôi với. | williamcuong | | |
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC: |
Thắc mắc về công thức Meyerhof (có 10 câu trả lời) |
Bố trí thép trong móng Cọc ép (đài thấp) + cọc Khoan nhồi (có 15 câu trả lời) |
nối cọc (có 36 câu trả lời) |
lựa chọn PA móng trên nền địa chất Đá (có 28 câu trả lời) |
Xử lý cọc bị vỡ như thế nào?? (có 25 câu trả lời) |
Cách tính toán toán sức chịu tải theo CPT (có 7 câu trả lời) |
Móng Nhà Yếu ! (có 14 câu trả lời) |
Cứu: Em không hiểu sao lại thế này ??? (có 40 câu trả lời) |
Khoan cọc mới hay dùng cọc cũ. (có 34 câu trả lời) |
Có TN nén tĩnh, sao phải tính SCT của cọc (có 12 câu trả lời) |
Độ sâu ép cọc khi gặp đất cứng? (có 20 câu trả lời) |
Nhờ Bác Ngọc về vấn đề basic method (có 58 câu trả lời) |
Cọc vàng để làm gì ??? (có 25 câu trả lời) |
Làm ơn cho tớ ban ve coc BT ly tam (có 6 câu trả lời) |
Nhờ mọi người giúp đỡ (có 7 câu trả lời) |
Hỏi cách tạo file excel tính lún từng lớp ? (có 7 câu trả lời) |
Chọn tiết diện cọc kinh tế? (có 6 câu trả lời) |
Cách tính toán cọc này ra răng ??? (có 49 câu trả lời) |
PA khả thih Móng? (có 16 câu trả lời) |
Kiểm tra sức chịu tải của cọc theo phương pháp của Nhật Bản (có 22 câu trả lời) |
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng (có 8 câu trả lời) |
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá (có 9 câu trả lời) |
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình (có 10 câu trả lời) |
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi. (có 8 câu trả lời) |
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ? (có 6 câu trả lời) |
được phép tăng 20% sct của cọc (có 11 câu trả lời) |
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế (có 19 câu trả lời) |
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi? (có 24 câu trả lời) |
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc (có 11 câu trả lời) |
Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý (có 5 câu trả lời) |
Cọc ly tâm? (có 34 câu trả lời) |
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)! (có 78 câu trả lời) |
Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi? (có 16 câu trả lời) |
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi? (có 53 câu trả lời) |
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng (có 16 câu trả lời) |
TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột? (có 45 câu trả lời) |
Allowable axial load or Material axial load? (có 6 câu trả lời) |
Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc? (có 6 câu trả lời) |
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi (có 39 câu trả lời) |
Gia cường móng cọc (có 9 câu trả lời) |
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai? (có 11 câu trả lời) |
Cắt cọc bê tông ly tâm UST? (có 57 câu trả lời) |
Ép cọc như thế nào là đúng (có 9 câu trả lời) |
Cho hỏi kết cấu móng này (có 8 câu trả lời) |
PIT cọc khi đã có đài (có 22 câu trả lời) |
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh. (có 8 câu trả lời) |
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu (có 17 câu trả lời) |
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc ! (có 8 câu trả lời) |
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc? (có 8 câu trả lời) |
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp (có 9 câu trả lời) |
... Xem thêm |