Liên Quan đến Chế độ Bồi Dưỡng Tiếp Công Dân, Tôi Có Nôi Dung Hỏi ...
Có thể bạn quan tâm
Hỏi: |
- Tại Điều 3 Thông tư số 320/2016/TT-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc áp dụng như sau:
“ 1. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc theo quy định đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP”.
- Tại Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân quy định:
+ Điều 20 về phạm vi áp dụng chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
“Chế độ bồi dưỡng áp dụng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân và địa điểm tiếp công dân:
1. Trụ sở tiếp công dân trung ương; địa điểm tiếp công dân của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng cục và tổ chức tương đương; Cục; các tổ chức trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; địa điểm tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh; cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
3. Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; địa điểm tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.
4. Địa điểm tiếp công dân cấp xã.
5. Địa điểm tiếp công dân tại cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; đơn vị sự nghiệp công lập”.
+ Điều 21 về đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
“1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
3. Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh”.
Đề nghị Quý Độc giả nghiên cứu Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, Thông tư số 320/2016/TT-BTC và các quy định hiện hành để thực hiện đúng quy định.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan: Câu hỏi khác- Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Liên quan tới quy định về Công bố thông tin (CBTT) định kỳ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 (Nghị định 153) và Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022 (Nghị định 65), hiện tại công ty chúng tôi đã mua lại trước hạn toàn bộ 3 lô trái phiếu phát hành riêng lẻ (đáo hạn theo kế hoạch là 31/12/2025) nên không còn bất kể dư nợ trái phiếu nào đối với 3 mã trái phiếu nêu trên. Tuy nhiên căn cứ: - Nghị định 153, Điều 21, Khoản 1: doanh nghiệp phải công bố thông tin định kỳ 6 tháng và hàng năm tài chính cho đến khi trái phiếu đáo hạn và tại Khoản 2 các báo cáo cần CBTT bao gồm: (1) Báo cáo tài chính 6 tháng, năm (2) Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu (3) Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu - Nghị định 65, Điều 16 sửa đổi bổ sung Khoản 2 Nghị định 153 liên quan tới các báo cáo trên: (1) Báo cáo tài chính 6 tháng, năm (2) Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu (3) Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán. (4) Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành với người sở hữu trái phiếu Đề nghị Bộ tài chính hướng dẫn liệu công ty chúng tôi có còn phải: (i) tiếp tục CBTT cho tới khi đáo hạn theo kế hoạch ban đầu của lô trái phiếu là 31/12/2025 hay chỉ phải CBTT trong năm cuối cùng còn dư nợ trái phiếu là 2024? (ii) trường hợp phải tiếp tục CBTT cho tới khi đáo hạn kế hoạch trái phiếu là 31/12/2025: thì do không còn dư nợ trái phiếu nào thì chúng tôi không thể kiểm toán trái phiếu còn dư nợ hoặc báo cáo tình hình thực hiện cam kết do không còn người sở hữu trái phiếu theo Nghị định 65, Điều 16 nêu trên. Như vậy chúng tôi chỉ phải CBTT các báo cáo số (1) và (2) nêu trên theo Nghị định 65, Điều 16? Trân trọng cảm ơn 23/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Hiện nay trong công tác Giải phóng mặt bằng gắp vướng mắc như sau trong việc xác định giá trị hiện có của nhà, công trình để bồi thường cho tổ chức, gia đình, cá nhân bị thu hồi đất: Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định: “2. Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức sau: Trong đó: Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại; G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại; T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.” Theo quy định nêu trên, để xác định giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng, cần có giá trị về thời gian khấu hao đối với tài sản là nhà, công trình bị thiệt hại (T) và thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng (T1); Việc xác định các giá trị này trong thực tế gặp các vướng mắc như sau: - Xác định thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại (T): Các văn bản hiện hành mới chỉ có Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, chưa có quy định về thời gian khấu hao với nhà, công trình của các đối tượng còn lại. Ngoài ra, bảng Phụ lục I của Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về khung thời gian trích khấu hao tối thiểu và tối đa, nên giá trị thời gian khấu hao áp dụng cho nhà, công trình chưa được quy định với từng trường hợp, kết cấu cụ thể. Trong khi thực tế, quy mô, kết cấu, vật liệu xây dựng từng công trình không giống nhau; - Xác định thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng (T1): Trong quá trình thực hiện, nhiều trường hợp không có hồ sơ cung cấp thời điểm tạo lập nhà, công trình bị thiệt hại nên không xác định được giá trị này; - Một số trường hợp có đầy đủ hồ sơ nhưng giá trị còn lại theo quy định được xác định bằng không, trong khi nhà, công trình vẫn được sử dụng bình thường, dẫn đến sự không đồng thuận của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Kính mong quý Bộ hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc nêu trên trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng! 21/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Căn cứ Điểm a, khoản 1 Điều 19 Nghị định 150/2020/NĐ-CP: Đối với một số tài sản chuyên ngành của các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi mà việc tiếp cận tài sản để kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản không đảm bảo tính khả thi và hiệu quả: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi lập phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản này để gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật có liên quan, trên cơ sở đó quyết định phương án kiểm kê phù hợp và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê; Tuy nhiên không có cơ sở pháp lý để xây dựng Phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản. Ngoài ra tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 150/2020/NĐ-CP.1: Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn: ... xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập. Xin cho hỏi Đơn vị đang Thực hiện Cổ phần hóa thì căn cứ vào đâu để thực hiện việc xác định giá trị đơn vị sự nghiệp. Xin cám ơn 15/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Xin hỏi: Trong quá trình thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần đơn vị chúng tôi (Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn) đang vướng vấn đề sau: tại điểm a khoản 1 điều 10 nghị định 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020. “Đối với tài sản chuyên ngành (tài sản ngầm) của các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi mà việc tiếp cận tài sản để kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản không đảm bảo tính khả thi và hiệu quả: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ,UBND cấp tỉnh, Đại học quốc gia Hà Nội, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi lập phương án và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản này để gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật có liên quan, trên cơ sở đó quyết định phương án kiểm kê phù hợp và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kệ”. Vậy khi lập phương án có những phương án nào có đầy cơ sở pháp lý và đánh giá hiện trạng thực tế tài sản thì thẩm quyền nào có thể đánh giá được tài sản này. Xin cám ơn 15/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính! Theo nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 Quy định một số của điều luật kế toán: 1. Tại Điều 8 Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ mục 4 quy định: "Tài liệu khác có liên quan đến kế toán bao gồm các loại hợp đồng; báo cáo kế toán quản trị; hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dự án quan trọng quốc gia; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán; biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán; quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, hợp nhất sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị; tài liệu liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí, vốn, quỹ; tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và các tài liệu khác" => Như vậy vé xổ số trúng thưởng có được xem là tài liệu khác không? 2. Tại Điều 12. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm và Điều 13. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm => Vé xổ số trúng thưởng năm trong loại tài liệu nào trong Điều 12 hoặc Điều 13 Theo thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 04/6/2013 Hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số: 1. Tại Điều 35. Quản lý vé xổ số trúng thưởng mục 3 quy định: "Thời hạn lưu giữ vé xổ số trúng thưởng tối thiểu là 05 năm kể từ ngày hết thời hạn trả thưởng"; mục 4 quy định: "Thủ tục tiêu huỷ vé xổ số trúng thưởng được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)" => Như vậy theo Thông tư 75 vé xổ số trúng thưởng lưu trữ tối thiểu là 5 năm nhưng theo Nghị định 174 vé xổ số trúng thưởng không phân biệt là loại tài liệu gì và lưu trữ theo 5 năm hay 10 năm để thực hiện tiêu hủy? Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc. Xin trân trọng cảm ơn! 05/07/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi: Bộ Tài chính Kính mong các cơ quan có chức năng tại Bộ Tài chính giải đáp giúp cho doanh nghiệp vấn đề liên quan đến “Mục đích phát hành Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ” theo quy định hiện hành. Cụ thể, khoản 2 Điều 5 của Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định “Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp”. Sau đây là các câu hỏi của doanh nghiệp: 1. “Chương trình đầu tư, dự án đầu tư” có phải là hoạt động “Đầu tư kinh doanh” theo định nghĩa của Luật Đầu tư 2020 không (Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh – khoản 8 Điều 3)? 2. Xin Quý cơ quan giải đáp từng mục đích dưới đây có được xem là thực hiện “chương trình, dự án đầu tư” của doanh nghiệp phát hành TPRL không: - Thực hiện Dự án đầu tư thông qua việc góp vốn vào công ty con của mình (công ty con là chủ đầu tư dự án trên các giấy tờ pháp lý như GCN QSDĐ, Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư…)? - Thanh toán tiền nhận chuyển nhượng Dự án đầu tư từ nhà đầu tư khác theo quy định pháp luật có liên quan (Điều 46 Luật đầu tư, Điều 39 Luật Kinh doanh bất động sản, …)? - Góp vốn thành lập/mua cổ phần/phần vốn góp của doanh nghiệp khác? - Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với tổ chức khác để thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh? - Thanh toán các chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp như: mua sắm nguyên vật liệu; mua sắm tài sản và chi phí khác theo Hợp đồng ký kết giữa Doanh nghiệp với nhà cung cấp/đối tác? Tôi xin cám ơn! 03/04/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Hiện nay, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đang thực hiện cho vay theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020, theo đó giới hạn cho vay theo quy định tại Điều 29: ..." Điều 29. Giới hạn cho vay 1. Giới hạn cho vay đối với một dự án tại thời điểm giải ngân không vượt quá 20% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm giải ngân vốn. 2. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng của Quỹ đầu tư phát triển địa phương không được vượt quá 25% vốn chủ sở hữu của Quỹ được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm giải ngân vốn...'' Tuy nhiên, Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024 ngày 18/01/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024 có có quy đình thay đổi về giới hạn cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Điều 136. Giới hạn cấp tín dụng: ...''2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng...'' Như vậy, từ ngày 01/07/2024 là thời điểm Luật các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành, giới hạn cấp tín dụng của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương sẽ áp dụng theo quy định như thế nào? 01/04/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (Quỹ) là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do UBND tỉnh thành lập. Quỹ thực hiện chức năng cho vay và đầu tư theo quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ.Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP về việc Quỹ được đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư. Theo đó, Quỹ đầu tư góp vốn thành lập công ty cổ phần với số vốn góp của Quỹ chiếm hơn 50% vốn điều lệ của Công ty cổ phần được thành lập. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó”. Vậy, Công ty cổ phần được đầu tư thành lập có phải là “Công ty con” của Quỹ hay không? Quỹ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do UBND tỉnh thành lập, không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp, vậy theo quy định trên, Quỹ có được coi là công ty mẹ của công ty cổ phần được thành lập không? Theo Điểm c, Khoản 1 và Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, đối tượng được giao tài sản được quy định cụ thể như sau: “1. Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm: …c) Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước (sau đây gọi là doanh nghiệp có vốn nhà nước) có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch… 2. Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị gồm: b) Doanh nghiệp có vốn nhà nước có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch.”Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước do UBND tỉnh thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. UBND tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ, một số hoạt động của Quỹ được thực hiện theo quy định áp dụng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Quỹ thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại tỉnh theo quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020, trong đó đầu tư nhà máy cấp nước sạch thuộc lĩnh vực môi trường thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ. Vậy, Quỹ có thuộc đối tượng được giao tài sản theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 nêu trên hay không? 10/01/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi: Bộ Tài chính! Tôi hiện đang làm việc tại Sở Tài chính Bắc Ninh. Tôi có một vấn đề liên quan đến chính sách cấp bù lãi suất ưu đãi cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, mong muốn Bộ Tài chính hướng dẫn như sau: Thực hiện các văn bản của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã quyết định về việc cho các doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ ĐTPT Bắc Ninh đến nay với lãi suất 0% và phải cấp bù lãi suất. Từ năm 2016 đến năm 2018, Sở Tài chính đã thực hiện cấp bù chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và lãi suất chỉ định cho vay của UBND tỉnh. Từ năm 2019 đến nay, chưa thực hiện cấp bù, Quỹ ĐTPT Bắc Ninh đang hạch toán phải thu. Ngày 18.12.2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 147/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 02 năm 2021 đã không còn quy định việc cấp bù lãi suất. Tuy nhiên, theo Điều 54 của Nghị định cho phép chuyển tiếp cho đến hết thời hạn hợp đồng. “Điều 54. Điều khoản chuyển tiếp 1. Các dự án cho vay, đầu tư đã được ký kết trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã ký kết theo giới hạn cho vay, đầu tư quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP cho đến hết thời hạn hợp đồng. Trường hợp sửa đổi, bổ sung các hợp đồng này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.” Thực hiện mục 4 Công văn số 12845/BTC-TCNH ngày 06.12.2022 của Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có thành lập Quỹ ĐTPT chỉ đạo Quỹ triển khai: “Đối với các Quỹ ĐTPT đang được UBND thực hiện chính sách cấp bù lãi suất ưu đãi phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Sở Tài chính đã báo cáo và đề nghị UBND tỉnh kết quả rà soát như sau: Không thực hiện quyết định phân bổ kinh phí ngân sách để tiếp tục cấp bù lãi suất đối với các dự án cho vay từ Quỹ ĐTPT do không phù hợp với Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Vậy cho phép tôi hỏi: Trường hợp UBND tỉnh quyết định không tiếp tục cấp bù lãi suất thì việc xử lý số phải thu của Quỹ ĐTPT Bắc Ninh (từ năm 2019 đến nay) có được áp dụng khoản 6 Điều 6 Thông tư 86/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính: “6. Đối với các khoản phải thu đã hạch toán vào doanh thu nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì Quỹ hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.” hay không?. Trình tự, thủ tục xử lý số phải thu nêu trên được thực hiện như thế nào?. Mong sớm nhận được hướng dẫn, trả lời của Quý Bộ để địa phương thực hiện. Trân trọng cảm ơn Quý Bộ! 23/08/2023 Xem trả lời
- Hỏi: Ngày 22/12/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính. Theo đó, người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng 01 trong 04 hình thức sau: Thứ nhất, nộp phí, lệ phí trực tiếp bằng tiền mặt; Thứ hai, nộp phí, lệ phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng; Thứ ba, nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách Nhà nước của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước; Thứ tư, nộp phí, lệ phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính). Ngoài ra, tổ chức thu phí nộp toàn bộ tiền phí thu được (bao gồm cả tiền phí thu qua tài khoản chuyên thu phí) vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại các Thông tư thu phí của Bộ Tài chính. Tổ chức thu lệ phí nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo tháng theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Cho tôi hỏi, Thông tư 74 không quy định hạn cho cơ quan thu PLP phải nộp toàn bộ số tiền PLP thu được trong tháng về TK chờ thu của KBNN (các thông tư liên quan quy định trước ngày 5 hàng tháng phải nộp toàn bộ số tiền PLP thu được của tháng trước vào TK chờ thu của KBNN, Thông tư 74 đã bãi bỏ các nội dung quy định này), vậy số tiền thu PLP trong ngày cuối cùng của tháng, ví dụ có hoạt động thu PLP vào 16g30 của ngày cuối tháng, thì đơn vị làm sao có thể thực hiện các thủ tục nộp tiền mặt vào Ngân hàng ủy nhiệm thu của KBNN trong cùng ngày được? Sau khi thu còn phải làm hoạt động tổng hợp số thu, lập phiếu thu, sau đó đề xuất số phải nộp vào TK KBNN và lập phiếu chi để xuất quỹ cho thủ quỹ nộp vào NHTM được ạ? Rất mong nhận được sự hỗ trợ giải đáp, hướng dẫn của BTC, xin chân thành cảm ơn! 28/02/2023 Xem trả lời
Từ khóa » Thay Thế Nghị định 64/2014/nđ-cp
-
Nghị định 64/2014/NĐ-CP Hướng Dẫn Luật Tiếp Công Dân
-
Sơ Đồ Văn Bản 'Nghị định 64/2014/NĐ-CP' - Công Báo
-
Thông Tư 03/2016/TT-BTTTT Quy định Về Tiếp Công Dân, Xử Lý Và Giải ...
-
Nghị định 64/2014/NĐ-CP Quy định Chi Tiết Thi Hành Một Số điều Của ...
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật - Thanh Tra Tỉnh
-
Nghị định 64/2014/NĐ-CP Hướng Dẫn Luật Tiếp Công Dân - LawNet
-
Nghị định 64/2014/NĐ-CP Hướng Dẫn Luật Tiếp Công ... - LuatVietnam
-
Bản In
-
Nghị định Số 64/2014/nđ-cp Ngày 26/6/2014 Của Chính Phủ Quy định ...
-
Thủ Tướng Chỉ đạo Khẩn Trương Xây Dựng Nghị định Thay Thế Nghị ...
-
Nghị định 64/2014/NĐ-CP Quy định Chi Tiết Thi Hành Một Số điều Của ...
-
Chi Tiết Văn Bản - Thanh Tra Chính Phủ
-
93/2014/NĐ-CP - Nghị định Sửa đổi, Bổ Sung Một Số điều Của Nghị ...
-
Thanh Tra - Sở Tư Pháp Quảng Nam