Liên Quân 'G5 Sahel' Ra đời - PLO
Liên quân chống khủng bố thuộc năm nước khu vực Sahel (“G5 Sahel”) bao gồm các binh sĩ của Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger và Chad. Đây là bước phát triển mới trong khu vực sau khi quân đội Pháp mở chiến dịch Barkhane (Đụn cát) vào ngày 1-8-2014 nhằm tiêu diệt các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan trong khu vực Sahel.
5.000 quân ban đầu
Thành lập liên quân “G5 Sahel” là chủ đề trọng tâm của hội nghị cấp cao năm nước khu vực Sahel được tổ chức tại thủ đô Bamako (Mali) ngày 2-7. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tham dự hội nghị.
Sáng kiến thành lập liên quân “G5 Sahel” được công bố trong cuộc gặp các nguyên thủ quốc gia khu vực Sahel ở N’Djamena (Chad) ngày 20-11-2015. Sau một thời gian bị quên lãng, sáng kiến này đã được khơi lại vào tháng 2-2017.
Hội nghị các ngoại trưởng năm nước khu vực Sahel hôm 5-6 vừa qua thông báo các nguyên thủ quốc gia năm nước đã nhất trí tăng quân số liên quân lên 10.000 người bao gồm quân đội, cảnh sát và cả dân sự tham gia. Tuy nhiên, quân số ban đầu chỉ 5.000 binh sĩ và cảnh sát với biên chế dự kiến chỉ năm tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn khoảng 750 quân).
Chỉ huy liên quân “G5 Sahel” là tướng Didier Dacko, đang giữ chức tổng tham mưu trưởng quân đội Mali. Tổng hành dinh của liên quân được đặt tại Bamako vì Mali được xem là khu vực tác chiến chính.
Liên quân có hai nhiệm vụ chủ chốt: Tiêu diệt khủng bố và đấu tranh chống tội phạm xuyên biên giới trong khu vực Sahel. Trong chiến dịch, các tiểu đoàn của liên quân được quyền truy đuổi xuyên biên giới.
Liên quân sẽ bắt đầu chiến dịch phối hợp đầu tiên trước cuối năm nay. Bước đầu liên quân sẽ dựa vào quân đội của ba nước chủ chốt Mali, Burkina Faso và Niger. Trước đó, vào cuối tháng 1-2017, ba nước này đã nhất trí kế hoạch phối hợp tác chiến nhằm bảo đảm an ninh cho biên giới ba nước.
Địa bàn ưu tiên của liên quân “G5 Sahel” là khu vực Liptako-Gourma, khu vực ba biên giới của Mali, Burkina Faso và Niger. Từ đầu năm đến nay, các nhóm thánh chiến thường tấn công các căn cứ quân sự trong khu vực này. Điều đáng lo ngại là trong năm nước, quân đội của Mali và Burkina Faso không có năng lực cao trong khi quân đội của Niger và Chad lại đang được triển khai dàn trải trên nhiều mặt trận.
Binh sĩ Pháp tham gia chiến dịch Barkhane trên sông Niger. Ảnh: AFP
Tiền đâu hoạt động?
Năm nước khu vực Sahel thuộc nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới. Trả lời báo Le Monde hồi tuần trước, Tổng thống Idriss Déby của Chad đã cảnh báo: “Chúng tôi hết sức rồi. Chúng tôi không thể tiếp tục hiện diện ở khắp nơi, ở Niger, Nigeria, Cameroon, Mali và giám sát 1.200 km biên giới với Libya. Tốn kém nhiều quá. Nếu không có gì mới, Chad có khi phải rút lui (khỏi liên quân “G5 Sahel”)”.
Bởi thế năm nước liên quan đã tính đến giải pháp kêu gọi các đối tác quốc tế (Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế) cùng các nước đồng minh phương Tây hỗ trợ.
Hội nghị cấp cao ngày 2-7 ở Bamako sẽ phải giải quyết vấn đề kinh phí hoạt động của liên quân. Dự kiến kinh phí ban đầu khoảng 400 triệu euro. Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết giải ngân số tiền ít ỏi 50 triệu euro, như vậy vẫn còn thiếu 350 triệu euro nữa.
Ngày 21-6, tại New York, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết khen ngợi sáng kiến triển khai liên quân “G5 Sahel”. Thế nhưng nghị quyết chỉ nêu thái độ ủng hộ về chính trị và pháp lý, còn về tài chính thì chính năm nước “G5 Sahel” phải tìm kiếm nguồn chứ không có chuyện LHQ hỗ trợ.
Nghị quyết quyết định tổ chức hội nghị các nhà tài trợ để giải quyết vấn đề tài chính đồng thời giao cho Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres trong hai tháng xem xét các vấn đề, kể cả vấn đề đóng góp tiền bạc của LHQ. Trong khi đó, Mỹ lại cực lực phản đối LHQ chi tiền.
Trong bối cảnh đó, Pháp với tư cách nước bảo trợ cho năm nước “G5 Sahel” chắc chắn sẽ phải “móc hầu bao”. Pháp kỳ vọng một số nước châu Âu như Đức sẽ giúp đỡ vì Đức ngày càng đầu tư nhiều vào an ninh ở khu vực Sahel.
Một vấn đề khó khăn nữa của liên quân “G5 Sahel” là có quá nhiều mục tiêu trong khu vực. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ chỉ nhắm đến các nhóm khủng bố có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al Qaeda trong khi trong khu vực còn nhiều nhóm khủng bố vũ trang khác nữa.
Pháp đánh giá liên quân “G5 Sahel” sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng mũ nồi xanh LHQ bảo đảm thực hiện thỏa thuận hòa bình ở Mali ký kết năm 2015 (đến nay chưa từng được thực hiện) để cuối cùng các binh sĩ LHQ có thể rút quân. Ngược lại, Mỹ nghi ngờ Pháp lợi dụng sáng kiến liên quân “G5 Sahel” để có cái cớ kết thúc chiến dịch Barkhane ở khu vực Sahel. Chiến dịch Barkhane tiêu tốn mỗi năm 600 triệu euro cho 4.000 binh sĩ Pháp. Pháp khẳng định còn quá sớm để nói đến giải pháp rút khỏi Mali vì liên quân “G5 Sahel” phải mất vài năm mới có thể thay thế quân Pháp. Điện Élysée tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bắt đầu nói đến rút quân một khi chúng tôi ghi nhận hoạt động khủng bố có giảm”. Trong khi đó, các vụ tấn công trong khu vực cứ tăng. Hồi tháng 3-2017, nhiều nhóm vũ trang thông báo sáp nhập vào một tổ chức mới mang tên Nhóm Ủng hộ Hồi giáo và tín đồ Hồi giáo. |
Từ khóa » G5 Gồm Những Nước Nào
-
G5 Sahel – Wikipedia Tiếng Việt
-
G8+5 – Wikipedia Tiếng Việt
-
G8 Nhóm Họp Với G5: Không Phá Giá Tiền Tệ Cạnh Tranh
-
"G5" Xâm Nhập G8 - Tuổi Trẻ Online
-
Nhóm G5+1 Thảo Luận Nghị Quyết Thứ Ba Trừng Phạt Iran
-
AU Và G5 Sahel Ký Bản Ghi Nhớ Về Hỗ Trợ Lực Lượng Chung Của Khu ...
-
Liên Minh G5 Sahel Lập Lực Lượng Chung - Báo Nhân Dân
-
Thỏa Thuận Giữa INTERPOL Và Liên Minh G5 Sahel Về Tăng Cường ...
-
G5 Sahel Ngăn Chặn Khủng Bố, Thánh Chiến ở Châu Phi
-
Trụ Sở Của Lực Lượng Chống Khủng Bố G5 Sahel Bị Tấn Công
-
Mali Rút Khỏi Lực Lượng Chống Thánh Chiến G5 Sahel
-
Laptop GIGABYTE Của Nước Nào? Có Những Dòng Nào? Có đáng ...
-
Xe Máy điện Yadea Của Nước Nào? Các Dòng Sản Phẩm Xe Nổi Bật ...