Liên Thành, Dấu Xưa Còn đó... - Báo Hà Tĩnh
Có thể bạn quan tâm
Về Hà Tĩnh
Núi Hồng - Sông La
Liên Thành, dấu xưa còn đó... Nội dung: Bùi Minh Huệ02/08/2021 05:13Theo dõi Báo Hà Tĩnh trên(Baohatinh.vn) - 190 năm đã trôi qua kể từ ngày vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Tĩnh (1831), tạo dựng nên trung tâm tỉnh lỵ. Dẫu TP Hà Tĩnh ngày nay hiện đại và trẻ trung thì dấu vết thời gian vẫn còn in đậm trong mỗi cung đường, góc phố, dòng sông.
..........
Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh trong bài viết “Tỉnh thành Hà Tĩnh” đăng trên Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh số 116, tháng 3/2008 đã viết: “Tháng mười năm Tân Mão, Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà vua chuẩn cho bỏ trấn, chia đặt các tỉnh. Lấy hai phủ Hà Hoa, Đức Thọ gồm sáu huyện: Thạch Hà, Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn lập thành tỉnh mới Hà Tĩnh. Trong buổi sơ thiết, tỉnh đường tạm đặt tại xã Đại Nài, phủ Hà Hoa. Vào tháng Giêng năm Quý Tỵ (1833), tỉnh thành mới được khởi công xây đắp”. Sách Đại Nam thực lục chính biên - Đệ nhị kỷ ghi: “Tổng đốc, tuần phủ cùng với giám thành chọn được xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà địa thế cao ráo, rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên nối với sông Nại Giang, dưới chảy ra Cửa Sót. Đó là một khu đất đẹp. Họ bèn xin đóng tỉnh thành ở đây…”.
Toàn cảnh thành Hà Tĩnh (Ảnh chụp lại trong sách “An Tĩnh cổ lục” của tác giả Hippolyte Le Breton).
Đã là người dân Hà Tĩnh, không ai không nhớ truyền thuyết pha màu huyền thoại: Khi xây xong đạo thành, sau một đêm mưa gió, sáng dậy người ta thấy sen nở đầy Hào Thành, hương thơm ngào ngạt nên mới đặt tên là Liên Thành (Thành Sen).
Sau quá trình nhập, tách với Nghệ An, năm 1875, tỉnh thành Hà Tĩnh lại dời về thành cũ ở Trung Tiết (địa điểm hiện nay UBND tỉnh đóng). Đến năm 1881, thành Hà Tĩnh mới được xây xong, bằng đá ong. Thành xây theo kiểu Vô-băng có mặt phẳng và gấp khúc theo hình chữ V; chu vi thành 366 trượng 5 thước, 6 tấc, cao 8 thước (3,2m) xung quanh chân thành có hào rộng 5 trượng (20m) sâu 4 thước (1,6m) chiếm diện tích gần 134.000 m2, nếu tính cả phía ngoài Hào Thành là 160.000 m2. Thành có 4 cửa: cửa tiền, cửa hậu, cửa tả, cửa hữu, có lầu chuông gác trống, vọng gác, nhà lao bên trong (*). Trong thành có hồ nước nên gọi là Hồ Thành. Hào Thành nay đã được cải tạo, phục hồi, duy thành Hà Tĩnh, Hồ Thành chỉ còn trong ký ức mà thôi!
Mặt tiền thành Hà Tĩnh giáp đường Phan Đình Phùng (ảnh 1). Cửa Hậu thành Hà Tĩnh xưa, nay là đường Nguyễn Hữu Thái (ảnh 2). Hệ thống hào phía Đông thành Hà Tĩnh (ảnh 3). Đường Lý Tự Trọng hiện nay là lối vào cửa Hữu thành Hà Tĩnh xưa (ảnh 4). Ảnh: Huy Tùng
Cái tên cửa hữu được định danh trong tôi nhờ câu chuyện của mẹ kể: ông ngoại được gọi vào thành đóng bàn ghế vì ông vốn là thợ mộc. Có lần mẹ theo ông vào thành bằng lối cửa hữu (khu vực ngã tư đường Lý Tự Trọng và Nguyễn Công Trứ bây giờ). Thành rộng và đẹp, có hồ nước sâu và trong vắt, lính khố xanh đứng gác. Sau này, đọc lại sử sách, tôi hiểu thêm về tên gọi khu phố Thành Đông (nay thuộc phường Tân Giang), nơi có nhà thờ Tịnh Giang và đền Võ Miếu, hình dung được vị trí cửa tiền, cửa hậu, nhà lao Hà Tĩnh, nơi các chiến sỹ cách mạng trung kiên bị giam cầm. Mỗi lần đi qua hồ Dâu phía Đông Bắc thành, tôi vẫn mường tượng thấy máy chém của thực dân Pháp được dựng lên để hành hình những người yêu nước. Hào Thành ngày nay đã được phục hồi, chỉ còn thành Hà Tĩnh mãi mãi là ký ức.
Hoa sen là khởi nguồn cho tên gọi Thành Sen và cũng là hình ảnh biểu trưng cho TP Hà Tĩnh ngày nay. Ảnh: Huy Tùng
Dẫu qua bao biến cải của đất trời và đổi thay địa giới hành chính của tỉnh Hà Tĩnh: tách - nhập thời Tự Đức (1841-1875), nhập - tách 1976-1991 ở thế kỷ XX thì sông Phủ, núi Nài vẫn nguyên thế núi hình sông ở phía Nam, Hào Thành sông Cụt (Tân Giang) vẫn chảy trầm mặc giữa trung tâm thành phố. Vẫn còn đây hồ Dâu, hồ Bảy Mẫu, hồ Nhà Hát (phía sau Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh ngày nay), hồ Bắc Hà, chợ Tỉnh, Văn Miếu, Võ Miếu... Biết bao phố, làng thân thương: Trung Tiết, Phú Hàu, Tiền Bạt, Nam Ngạn, Tân Giang, Bồng Sơn, Đồng Quế, Thành Đông, Đồng Vinh, Lâm Phước Thọ, Trần Thị Hường… vẫn thăm thẳm trong ký ức những người Thành Sen từng chứng kiến bao thăng trầm của tỉnh lỵ nhỏ bé nhưng kiên cường và giàu bản sắc văn hóa.
Văn Miếu Hà Tĩnh được phục dựng trên phần đất cũ của Văn Miếu xưa tại phường Thạch Linh (ảnh 1). Di tích Võ Miếu tại phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh (ảnh 2). Ảnh: Huy Tùng
Hồ Bảy Mẫu tại phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Đồng Anh
Thị xã Hà Tĩnh được chính thức thành lập năm 1924 thời vua Khải Định, rồi nhập vào huyện Thạch Hà năm 1948, tách ra 1957. Thế kỷ XIX, người Pháp từng mệnh danh vùng đất này là “thành phố chết” bởi thiếu đi nhiều thứ của một thành phố đúng nghĩa lúc ấy. Nhưng bên trong lòng nó vẫn chứa đựng những sức sống mãnh liệt, phi thường bởi những con người yêu nước, yêu quê hương, ràng rịt máu thịt với mảnh đất này.
Cầu Vồng - sông Cụt gắn liền với địa danh Tiền Bạt xưa, nay là phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Huy Tùng
Liên Thành từng được dùng để đặt tên cho nhiều địa danh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Cuối tháng 3/1930, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng thị xã Hà Tĩnh đổi tên thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thị xã Hà Tĩnh với 27 đảng viên do đồng chí Lê Bá Cảnh làm Bí thư. “Liên Thành thư quán” do Lê Bá Cảnh lập nên, tập hợp và truyền bá nhiều sách báo cộng sản trong và ngoài nước. Liên Thành cũng được đặt tên cho nhiều tổ chức ở thị xã, trong đó, Đoàn văn công Liên Thành hoạt động sôi nổi một thời kỳ dài từ chống Pháp sang chống Mỹ.
Quang cảnh núi Nài năm 1976 và trạm ra đa đặt trên núi Nài (ảnh chụp năm 1989). Ảnh tư liệu của Sỹ Ngọ
Chìm trong đêm dài nô lệ với đói rét, khổ đau, những địa danh Cồn Cồ, Cồn Sa, Đỗ Đen là nhân chứng của nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhưng dưới ánh sáng của Đảng, Thành Sen đã vùng lên giành tự do và cơm áo. Mỗi lần đi qua trụ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh, tôi lại nhớ đến lời kể của cố lão thành cách mạng Nguyễn Hữu Bình, người dẫn đầu đoàn khởi nghĩa kể về không khí hào hùng của Nhân dân thị xã Hà Tĩnh kéo về dinh tỉnh trưởng Hà Văn Đại để buộc viên quan này phải trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng. Chính quyền về tay Nhân dân vào ngày 18/8/1945. Trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, biết bao người con Liên Thành đã hăng hái ra trận, nhiều người đã hóa thân vào sông núi. Đặc biệt, ba người con gái Thành Sen xinh đẹp và anh dũng cùng mang tên họ Trần Thị Hường là một sự trùng hợp kỳ lạ của lịch sử: Chị Trần Thị Hường, liệt sỹ thời kỳ 1930-1931 đã hy sinh trong nhà lao của thực dân Pháp (trong thành Hà Tĩnh); liệt sỹ Trần Thị Hường là một trong 10 cô gái Đồng Lộc hy sinh ngày 24/7/1968 cùng 9 chị em Tiểu đội 4, C552; liệt sỹ Trần Thị Hường hy sinh năm 1972 tại trận địa pháo 12,7 ly ở Bồng Sơn cùng liệt sỹ Nguyễn Sĩ Thành và Trần Thị Hòa.
Bác Hồ nói chuyện tại hội nghị cán bộ nhân dịp Người về thăm Hà Tĩnh ngày 15/6/1957. Ảnh tư liệu
Liên Thành từng chứng kiến sự kiện vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa diễn ra vào mùa sen. Đó là ngày 15/6/1957, Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh sau 50 năm xa quê Nghệ An. Hình ảnh Người giản dị cùng bộ áo màu nâu, chân đất đứng bên hồ sen Tỉnh ủy mãi khắc sâu vào tâm trí người dân Hà Tĩnh. Liên Thành cũng chứng kiến trận đầu Hà Tĩnh bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên trận địa Núi Nài vào ngày 26/3/1965.
Người Thành Sen sống nhân văn, nghĩa tình, lạc quan, yêu đời và không kém phần sâu sắc, lãng mạn. Nhiều văn nghệ sỹ sinh ra trên mảnh đất này trở thành danh họa, nhà thơ nổi tiếng như: Danh họa Nguyễn Phan Chánh, nhà văn Văn Linh, nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, nhà thơ Quang Huy... Dưới chân núi Nài cũng từng ghi dấu ấn nhà thơ - dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ những ngày trí sĩ đã chọn núi Cảm Sơn để làm thơ, hát ca trù và sống hòa cùng người dân Đại Nài. Lời hát ví giặm đã được cất lên từ xa xưa và nay ngày càng thiết tha, sôi nổi.
Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh bên dòng sông Cụt, phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Huy Tùng
Theo dòng chảy lịch sử dân tộc và sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh đã có những bước chuyển mình đi lên, hòa vào dòng thác đổi mới của đất nước. Từ một thị xã phố làng với 2,2 km2 và hơn 4.400 dân sau Cách mạng tháng Tám, nay Liên Thành - Thành Sen đã vươn mình vóc dáng hiện đại. Thành phố Hà Tĩnh được mở rộng quy mô với diện tích gần 5.655 ha, gồm 15 xã, phường và dân số thường trú 100.313 người.
Thành phố Hà Tĩnh từ cửa ngõ phía Nam. Ảnh: Huy Tùng
Nhất cận thị, nhị cận giang. Sông Rào Cái (sông Phủ) phía Nam, sông Cày, sông Hộ Độ phía Đông Bắc, lại gần biển nên khí hậu, thời tiết ôn hòa, gần hồ Kẻ Gỗ nên nguồn nước dồi dào. Con người Thành Sen thân thiện, năng động và chịu thương chịu khó, hiếu học và học giỏi. TP Hà Tĩnh hôm nay đang nối gót tiền nhân, phát huy hết tiềm năng lợi thế để xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh đang có kế hoạch phục dựng di tích cổng thành Hà Tĩnh để thế hệ mai sau nhớ về lịch sử Liên Thành.
Nội dung: Bùi Minh Huệ
Ảnh: PV - CTV & Ảnh tư liệu
Thiết kế: Huy Tùng
_____
(*) Thành phố Hà Tĩnh theo dòng lịch sử -NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 6/2017.
02/08/2021 05:13Tags:
#Hà Tĩnh 24h#Núi nài#Sông Cụt#Thành sen#TP Hà Tĩnh#cầu vồng#Emagazine Báo Hà Tĩnh#thành Hà Tĩnh#190 năm thành lập - 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh#Nhà văn hóa Thái Kim ĐỉnhCó thể bạn quan tâm
“Ơi Hà Tĩnh, qua nắng lửa mưa giông”
Yêu câu ví, giặm quê mình
Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm"
Khám phá quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Lan tỏa di sản dân ca ví, giặm trong trường học Hà Tĩnh
“Quả ngọt” mùa giá rét
Bảo tồn di sản văn hóa ở Hà Tĩnh - những vấn đề cần giải quyết
Đọc thêm
Tiên phong khởi nghiệp, chàng thanh niên Thành Sen nhận giải thưởng Lương Định Của
23/11/2024 05:15 Với nhiều nỗ lực trong hoạt động khởi nghiệp, anh Đặng Văn Cường (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2024 của Trung ương Đoàn.Sẵn sàng cho Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản"
20/11/2024 15:00 Các phần việc cho kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh đang được các đơn vị triển khai đúng kế hoạch, sẵn sàng cho sự kiện diễn ra thành công.Nữ Tổng phụ trách Đội ở Hà Tĩnh đạt giải thưởng “Cánh én hồng”
19/11/2024 06:00 Cô Nguyễn Thị Minh Thơ - Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Đức Long (Đức Thọ) là giáo viên duy nhất ở Hà Tĩnh đạt giải thưởng “Cánh én hồng” năm 2024.Cô giáo say mê dân ca ví, giặm
19/11/2024 05:55 Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.Công diễn và trao giải cuộc thi “Tìm kiếm tài năng dân ca ví, giặm”
17/11/2024 23:10 Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng dân ca ví, giặm” được tổ chức tại Hà Tĩnh đã khẳng định thêm sức sống trường tồn của dân ca ví, giặm trong lòng công chúng.Những “ngọn lửa” thắp sáng phong trào đoàn kết
17/11/2024 05:00 Bằng trách nhiệm và tâm huyết, nhiều cán bộ, công chức và người dân ở Hà Tĩnh đã xây dựng tình đoàn kết trong xã hội, khơi lên sức mạnh, chung sức xây dựng đời sống văn hóa.Nữ chủ tịch mặt trận Tổ quốc xã nhiệt huyết, gần dân
15/11/2024 14:10 Chị Võ Thị Hiền - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn là người nhiệt huyết, tận tâm với công việc, thường xuyên giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn ở trên địa bàn.Những vị quan người Hà Tĩnh giữ chức Tế tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám
14/11/2024 15:05 Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài có những đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Trong đó có nhiều vị đảm nhiệm chức quan Tế tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).160 triệu đồng tôn tạo di tích lịch sử đền Cả ở Hương Sơn
11/11/2024 08:36 Các nhà tài trợ vừa trao hỗ trợ 160 triệu đồng trùng tu, tôn tạo di tích đền Cả ở thôn 5, xã Sơn Trà (Hương Sơn, Hà Tĩnh).Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
10/11/2024 05:16 Không ngừng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Tĩnh nỗ lực hướng đến xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt đẹp.Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với hai chữ “lợi danh”
09/11/2024 15:00 Cùng với vấn đề về y đức, y đạo, y lý, y thuật, dưỡng sinh… Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn đề cập nhiều đến hai chữ “lợi danh” trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Thượng Kinh ký sự.Từng bừng khai hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười
09/11/2024 12:10 Lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đậm bản sắc văn hoá truyền thống, thu hút hàng ngàn du khách về chiêm bái và tham gia.Khám phá di sản nghề thuốc của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
09/11/2024 05:14 Tại quê ngoại Hà Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản y học vô cùng quý báu được Đại danh y để lại cho hậu thế.Người biến vùng "đá bạc" thành khu du lịch nổi tiếng Hà Tĩnh
08/11/2024 06:07 Sau nhiều nỗ lực xây dựng, KDL sinh thái Đá Bạc Eco thuộc xã Nam Điền (Thạch Hà) do ông Nguyễn Minh Trang (SN 1964, trú tại TP Hà Tĩnh) làm chủ đã được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.Nữ trưởng thôn góp sức đưa quê nghèo thành khu dân cư mẫu
07/11/2024 14:02 10 năm làm Trưởng thôn Động Eo, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), chị Phan Thị Thủy luôn nỗ lực gắn kết cộng đồng, đưa thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.Phố trong làng Thành Phú
06/11/2024 15:00 Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống."Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn
04/11/2024 09:03 Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.Đại danh y Lê Hữu Trác trong tâm thức người trẻ Hà Tĩnh
03/11/2024 05:15 Tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương của Đại danh Lê Hữu Trác, thế hệ trẻ Hà Tĩnh luôn ý thức trách nhiệm phát huy giá trị truyền thống, cống hiến xây dựng quê hương.Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Tiếng thơm vọng mãi...
02/11/2024 05:06 Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.Chuẩn bị chu đáo hoạt động đón du khách đến với Lễ hội đền Cả
01/11/2024 05:15 Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hoạt động đón du khách về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hoá.Bạt Quận công Dương Trí Trạch với việc dựng bia ở Quốc Tử Giám
30/10/2024 12:34 Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.Nữ sinh trường làng đoạt 2 giải Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc
28/10/2024 12:01 Em Lê Anh Thư (lớp 9A, Trường THCS Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã giành 1 giải khuyến khích và 1 giải chuyên đề tại chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.Danh nhân nào quê Hà Tĩnh được phong Thám hoa hai nước?
28/10/2024 05:35 Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
27/10/2024 14:20 Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.Ngân vang đôi bờ ví, giặm
27/10/2024 08:15 Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).“Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích đền Chợ Củi”
26/10/2024 13:06 Với 12 tham luận trình bày tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).Nhiều hoạt động văn hoá truyền thống trong Lễ hội đền Cả năm 2024
23/10/2024 05:08 Các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội đền Cả (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống trên địa bàn.Chuyện chưa kể về vở diễn “Linh thiêng Đồng Lộc”
21/10/2024 08:00 Tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, vở thanh xướng kịch “Linh thiêng Đồng Lộc” do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh dàn dựng, đã tạo ra sức lan tỏa lớn đến khán giả cả nước.Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh
20/10/2024 04:59 Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.Người giáo dân sát cánh xây dựng nông thôn mới ở xứ đạo Yên Hòa
19/10/2024 14:00 Ông Võ Thanh Bang (SN 1960) - giáo dân ở Giáo họ Yên Hòa (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã "truyền lửa" để bà con phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.Từ khóa » Truyện Lê Hoa Liên Thành
-
Mai Hương Huyễn: Lê Hoa Liên Thành - Mi2MANGA
-
Mai Hương Huyễn: Lê Hoa Liên Thành Truyện Tranh - Mi2MANGA
-
LÊ HOA LIÊN THÀNH - Chap 1: Chủ Nhân Của Ta! | MH - Ngôn Tình
-
MAI HƯƠNG HUYỄN LÊ HOA LIÊN THÀNH - Facebook
-
UBND XÃ HÒA LIÊN
-
Liên Thành Quyết Chap 24 Next Chap 25 - NetTruyen
-
Công Tử Liên Thành - Truyện FULL
-
[R18][Hoa Liên] Thành Thân [Đồng Nhân Thiên Quan Tứ Phúc]
-
Liên Thành Quyết – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dịch Lộ Hoa Lê ( ỷ Thiên đồng Nghiệp )
-
Shipper được Chạy Liên Quận Huyện, Thành Phố Thủ Đức Sau Ngày ...
-
Lý Hoa Liên - Thành Viên HĐQT VEF
-
Công Tử Liên Thành - Goodreads