Liên Từ Trong Tiếng Nhật Là Gì? 5 Cách Sử Dụng Liên Từ Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Liên từ trong tiếng nhật là gì?
Chuyên mục kiến thức tiếng Nhật hôm nay, Daruma sẽ giới thiệu với mọi người về 日本語の接続詞 – “Liên từ trong tiếng nhật”. Liên từ là một phần của lời nói kết nối các câu, chẳng hạn như “そして: và” “でも: nhưng”. Nó hoạt động như một kim chỉ nam (道標Michishirube) chỉ ra đích đến của câu tiếp theo. Đó là một từ loại quen thuộc thường được sử dụng, nhưng liệu nó có bị lạm dụng không? Để viết tốt hơn, bạn cần biết cách sử dụng các Liên từ trong tiếng nhật.
Tham khảo: を問わず に関わらず khác nhau thế nào
Liên từ trong tiếng nhật là gì?
Liên từ là từ nối các câu, từ và cụm từ. Nó không chỉ dùng để liên kết mà còn cho thấy mối quan hệ giữa câu trước và câu sau.
Ví dụ, “しかし: nhưng” được sử dụng khi kết quả ngược lại với những gì bạn mong đợi được viết ở câu trước.
Hãy xem câu ví dụ sau:
Không có liên từ : 今日は日曜日だ。仕事がある。Hôm nay là Chủ nhật. Tôi có việc phải làm.
Câu có liên từ: 今日は日曜日だ。しかし、仕事がある。Hôm nay là Chủ nhật. Nhưng lại có công việc.
Bằng cách thêm “しかし: Nhưng”, bạn có thể thấy rằng nội dung câu sau trái ngược với nội dung của câu trước. Mối quan hệ giữa câu trước và câu sau trở nên rõ ràng và dễ hiểu. Nó cũng truyền tải ý định của người viết rằng “Chủ nhật bình thường là một ngày không có việc làm, nhưng hôm nay lại có việc .”
Xem thêm ví dụ khác:
Không dùng liên từ : このことでお困りの方も多いようです。解決策を3つお伝えいたします。Có vẻ như nhiều người đang gặp rắc rối với điều này. Tôi sẽ cho bạn biết ba giải pháp.
Dùng liên từ: このことでお困りの方も多いようです。では、解決策を3つお伝えいたします。Có vẻ như nhiều người đang gặp rắc rối với điều này. Vậy thì, chúng tôi sẽ chỉ bạn 3 giải pháp.
=> Bằng cách thêm “では: Vậy thì, thế thì,… “, câu sẽ có nhịp điệu và dễ đọc hơn.
Liên từ trong tiếng nhật là một phần nhỏ của lời nói, nhưng chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nhịp điệu cho câu và giúp người đọc dễ hiểu.
Vai trò của Liên từ trong tiếng nhật
Liên từ trong tiếng nhật cho thấy đích đến của câu tiếp theo. Chỉ bằng việc thay đổi cách sử dụng các liên từ, bạn sẽ có thể tạo ra các câu nhịp nhàng và tạo ra các câu dễ hiểu hơn.
Các liên từ có vai trò chỉ ra hướng đi của câu phía sau, và liên kết theo dòng chảy của câu phía trước. Vì vậy, có thể nói, nó giống như một kim chỉ nam cho đoạn văn.
Cụ thể, vai trò của Liên từ trong tiếng nhật như sau:
- Kết nối các câu
- Chỉ ra hướng đi của câu văn phía sau và tạo điều kiện cho người đọc dễ hiểu
- Làm rõ ý định của người viết
- Làm cho nhịp điệu của câu văn, đoạn văn mượt hơn
Câu ví dụ: [Câu ví dụ: Vai trò của Liên từ trong tiếng nhật]
猛烈に勉強した。しかし、不合格だった。Tôi đã học chăm chỉ. Tuy nhiên , tôi đã rớt.
猛烈に勉強した。だから、合格した。Tôi đã học chăm chỉ. Vậy là tôi đã thi đậu.
=> Khi liên kết từ “しかし: Tuy nhiên” được thêm vào, mình có thể vừa đọc vừa dự đoán được nội dung câu tiếp theo sẽ trái ngược với câu trước.
Khi dùng liên từ “だから: Vì vậy” ta có thể vừa đọc vừa biết được rằng câu sau sẽ là kết quả của lý do đã nêu ở câu trước.
Một số Liên từ trong tiếng nhật thường dùng
Các loại liên từ | Chức năng | Liên từ | Nghĩa |
Liên kết thuận | Nguyên nhân là nội dung của phần mở đầu, và kết quả được mô tả trong câu sau | だから・それで・そこで | Vì vậy |
そのため・すると・したがって・ゆえに・それなら・ | Do đó, Vì thế, Vì lý do đó | ||
それでは | Vậy thì,… | ||
Liên kết nghịch | Kết quả dự đoán ở câu trước ngược lại với keesrt quả/sự thật xảy ra ở câu sau | しかし、しかしながら | Tuy nhiên |
ところが・それが・でも | Nhưng, Vậy mà | ||
それなのに・それにもかかわらず・とはいうものの・それでも | Ngay cả như vậy nhưng vẫn…., tuy nhiên…, ấy vậy mà… | ||
Song song | Bổ sung thêm nội dung tương tự/cùng cấp với nội dung câu trước vào câu sau | また・および・かつ | Và, hơn nữa,… |
同じく | Cũng như thế, cũng như vậy, tương tự | ||
Bổ sung | Bổ sung thêm nội dung vào câu sau | そして・それから | Và, sau đó |
さらに・それに | Hơn nữa, thêm vào đó | ||
おまけに・そのうえ | Vả lại, ngoài ra, lại còn | ||
そればかりか・なお | Ngoài ra, vẫn còn, vẫn thế, mặt khác | ||
ひいては | Đồng thời, kéo theo đó, vì vậy cho nên, bởi thế… | ||
Giải thích(Bổ trợ) | Câu sau giải thích cho nội dung ở câu trước | なぜなら・というのは | Bởi vì là, nếu nói là do sao thì… |
だって・なにしろ | Dù thế nào đi nữa,dù sao thì… | ||
なぜかというと | Vì, bởi vì, do bởi, lý do là bởi vì… | ||
So sánh | Nội dung ở câu sau trái ngược lại so với câu trước | 一方・他方 | Mặt khác, ngược lại thì…. |
逆に・対して | Trái lại, trái với… | ||
それに対して・反対に | Mặt khác, trái ngược với,…. | ||
反面・その反面 | Mặt khác, trái lại,… | ||
Liệt kê | Tạo liên kết theo thứ tự | 第一に・第二に | Thứ nhất là, thứ hai là,… |
一つ目は・二つ目は | Thứ nhất là, thứ hai là,… | ||
はじめに・続いて | Đầu tiên là,…kế tiếp …. | ||
まず・次に | Đầu tiên, tiếp theo,… | ||
Lựa chọn | Lựa chọn nội dung câu sau hoặc là câu trước | または・あるいは | Hoặc là |
それとも・もしくは | Hay là, hoặc | ||
Đưa ra ví dụ | Câu sau đưa ra ví dụ cho nội dung câu trước | 例えば・いわば | Ví dụ là, chẳng hạn như |
なかでも・とりわけ | Đặc biệt là, nổi bật là… | ||
とくに・具体的には | Đặc biệt, cụ thể là… | ||
Giảng giải | Các điều kiện để nhận ra nội dung của phần mở đầu sẽ được mô tả trong câu sau | それには・ そのためには | Để làm điều đó, do đó,… |
Hoán đổi | Sự suy đoán của câu sau sẽ được dựa trên nội dung câu trước | それによって・ そうすれば・ そうすることによって | Bằng cách đó,… Nếu làm như vậy thì… Và rồi như thế thì…
|
Tóm lại | Tóm tắt lại nội dung của câu trước | つまり・すなわち | Tóm lại là, diễn đạt lại, nói ngắn gọn là… |
要するに | Tóm lại, nói cách khác… | ||
Chuyển đổi | Thay đổi chủ đề nội dung | さて・ところで | Nhân tiện thì,… |
では・それでは | Sau đó thì… | ||
それはさておき | Qua bên đó…. | ||
それはそうと | Dẫu sao thì…. | ||
Kết luận | Kết luận lại nội dung trước bằng câu sau | このように・ とにかく | Nói tóm lại là,…nói chung là, dù thế nào thì… |
5 Cách sử dụng Liên từ trong tiếng nhật hiệu quả
Tôi thường thấy nhiều đoạn văn sử dụng nhiều liên từ “そして: và” và “また: lại”. Nếu bạn sử dụng quá nhiều liên từ, nhịp điệu của câu sẽ trở nên tồi tệ và khó truyền đạt ý nghĩa.
Hãy cùng xem cách sử dụng liên từ trong tiếng Nhật hiệu quả để điều đó không xảy ra.
- Cẩn thận không lạm dụng liên từ
Hãy cẩn thận để không lạm dụng các liên từ. Bạn có thể gây ấn tượng rằng đó là một câu nói hoặc đoạn văn bập bẹ, lủng củng không rõ ràng.
Câu ví dụ: Lạm dụng quá nhiều liên từ
空き家を放置するとだんだん荒れてきます。そして、景観などの面で近隣に迷惑をかけます。また、税金面の優遇も受けられなくなります。だから、空き家は放置せずに売却しましょう。Nếu bạn để một ngôi nhà không có người trông coi, nó sẽ dần trở nên hoang vu vắng vẻ. Và nó gây rắc rối cho khu vực lân cận về mặt cảnh quan. Ngoài ra , bạn sẽ không thể nhận được các khoản trợ cấp về thuế. Vì vậy, đừng để căn nhà trống mà hãy bán nó.
=> Hãy ngừng sử dụng quá nhiều liên từ trong một đoạn văn ngắn.
Sửa lại cách dùng liên từ ở đoạn trên
空き家を放置するとだんだん荒れてきます。景観などの面で近隣に迷惑をかけます。税金面の優遇も受けられなくなります。そこで、空き家を相続したら、放置せずに売却しましょう。Nếu bạn để một ngôi nhà không có người trông coi, nó sẽ dần trở nên hoang vu. Nó gây rắc rối cho khu vực lân cận về mặt cảnh quan. Bạn cũng sẽ không thể nhận trợ cấp thuế. Vì vậy , nếu bạn được thừa kế một ngôi nhà không có người sử dụng, đừng để hoang nó mà hãy bán nó đi.
=> Bằng cách thu hẹp các liên từ thích hợp, bạn sẽ có thể tạo ra được nhịp điệu và bài văn trở nên đọc rõ ràng hơn.
- Lược bỏ liên từ không cần thiết
Đối với những câu dễ đọc, hãy giảm liên từ càng nhiều càng tốt. Nếu người đọc có thể hiểu ý nghĩa ngay cả khi nó bị lược đi, thì liên từ đó không cần thiết.
Các liên từ có thể được lược bớt như: そして(Và), また(cũng, hơn nữa), それに(thêm vào đó, ngoài ra, hơn nữa…), さらに( hơn thế nữa, ngoài ra,…), そこで( vì vậy, vì thế,..), なぜなら(tại vì, lý do là vì,,…)
Đặc biệt, có nhiều trường hợp có thể xóa các liên từ trên mà không gặp vấn đề gì.
Hãy xem một câu ví dụ.
Liên kết: 彼女は会社を設立した。そして、スタートは順調だった。Cô ấy đã thành lập một công ty. Và khởi đầu tốt.
Không liên kết: 彼女は会社を設立した。スタートは順調だった。Cô ấy đã thành lập một công ty. Khởi đầu tốt.
Hoặc là,
[Câu ví dụ: Liên từ “また ” có thể lược bỏ]
Liên từ: 紫外線対策を忘れてはいけません。また、保湿も十分に行いましょう。Đừng quên về khả năng chống tia cực tím. Ngoài ra, hãy dưỡng ẩm đủ.
Không có liên từ: 紫外線対策を忘れてはいけません。保湿も十分に行いましょう。Đừng quên bảo vệ tia cực tím. Hãy dưỡng ẩm đủ.
[Câu ví dụ: Liên từ “なぜなら” có thể lược bỏ]
Liên từ: 冬の星空は美しい。なぜなら、空気が澄んでいるからだ。Bầu trời đầy sao mùa đông thật đẹp. Lý do là vì không khí trong xanh.
Không có liên từ: 冬の星空は美しい。空気が澄んでいるからだ。Bầu trời đầy sao mùa đông thật đẹp. Vì không khí trong xanh.
=> Nếu bạn có thể hiểu ý nghĩa dù không có liên kết từ như câu ví dụ, thì hãy thử bỏ nó đi! Văn bản sẽ rõ ràng và dễ đọc hơn.
- Để lại các liên kết ngược
Liên từ dạng liên kết ngược: chỉ ra rằng câu trước và câu sau có mối quan hệ trái ngược nhau.
Nó được sử dụng khi câu sau nói ngược lại với nội dung đã nêu trong câu trước, hoặc khi câu sau trái với kết quả mong đợi. Nếu bạn loại bỏ liên từ kết hợp này, dòng chảy ngữ cảnh sẽ không trôi chảy và trở nên khó hiểu. Do đó, liên kết ngược là một sự liên kết mà bạn nên giữ lại.
Câu ví dụ:
Không có liên từ : この商品の口コミはひどいものでした。使ってみると、効果抜群だったのです。Các đánh giá cho sản phẩm này thật là tệ. Khi tôi thử sử dụng nó, hiệu quả lại rất nổi bật.
Có liên từ: この商品の口コミはひどいものでした。しかし、使ってみると、効果抜群だったのです。Các đánh giá cho sản phẩm này thật tệ. Tuy nhiên, khi tôi thử sử dụng nó, hiệu quả rất vượt trội.
=> Bạn có thể thấy rằng nếu lược bỏ liên từ dạng liên kết ngược, các câu xung quanh sẽ không được kết nối và câu sẽ khó hiểu. Bằng cách này, trong những câu mà các liên từ giúp hiểu thông suốt hơn, hãy để các liên từ đó.
Trong nhiều trường hợp, tốt nhất là không nên lược bỏ liên từ dạng liên kết ngược.
Tuy nhiên, việc sử dụng “しかし” lặp đi lặp lại một cách không tự nhiên là không tốt. Tập trung vào các điểm và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
- Đặt dấu phẩy sau liên từ
Điều này rất dễ quên, nhưng hãy nhớ đặt dấu phẩy “,” sau liên từ nhé!
Đặc biệt, việc ngắt câu bằng cách đặt dấu phẩy sau các liên từ như “そこで” và “また” sẽ dễ hiểu hơn.
Câu ví dụ:
Không có dấu phẩy : オフィスの近くには公園があります。そこで昼休みには散歩します。Có một công viên gần văn phòng. Vì vậy, tôi đi dạo trong giờ nghỉ trưa.
Có dấu phẩy : オフィスの近くには公園があります。そこで、昼休みには散歩します。Có một công viên gần văn phòng. Do đó, tôi đi dạo trong giờ nghỉ trưa.
- Như trong câu ví dụ, rất khó để biết liệu “そこで” là liên từ dạng liên kết thuận hay là từ để chỉ nơi chốn. Do đó, “Dấu phẩy” cũng rất quan trọng để làm rõ rằng nó là một liên kết từ. Dấu phẩy sau liên kết cũng có tác dụng giúp câu dễ đọc hơn.
- Tránh các liên từ trong ngôn ngữ nói
Đặc biệt, cần chú ý hai điểm sau: なので、ですから
Một số người sử dụng なので、ですから làm liên từ ở đầu câu, chẳng hạn như 「今日は雨です。なので、試合は中止にします」”Hôm nay trời mưa, vì vậy tôi sẽ hủy trận đấu.” Điều này là do ảnh hưởng của ngôn ngữ nói, vì vậy cảm giác hơi lạ khi sử dụng nó trong câu viết.
Câu ví dụ:
NG: 今日は雨です。なので、試合は中止にします。
Hoặc 今日は雨です。ですから、試合は中止にします。
↓
OK: 今日は雨です。そのため、試合は中止にします。
Sử dụng tốt các liên từ để truyền đạt tốt hơn
Nếu bạn có thể hiểu được ý nghĩa của các câu trước và sau ngay cả khi bạn loại bỏ liên từ, thì hãy tiếp tục và loại bỏ liên từ đó để đoạn văn trở nên sạch hơn và dễ đọc hơn.
Ngừng sử dụng các Liên từ trong tiếng nhật không cần thiết và xây dựng các câu đơn giản.
Tuy nhiên, thường tốt hơn là để lại các liên từ liên kết ngược như “しかし”. Hãy sử dụng nó đúng cách bằng cách sử dụng dấu phẩy.
Các liên từ phù hợp sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt người đọc trôi chảy đến câu tiếp theo.
Bài viết trên đã giới thiệu rất chi tiết về Liên từ trong tiếng nhật là gì? Trong bài viết còn có danh sách liên từ rất bổ ích được trích từ tài liệu môn Quốc ngữ của Nhật. Chuyên mục Kiến thức tiếng Nhật của Daruma luôn luôn cập nhật những thông tin bổ ích về tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản. Mong các bạn hãy luôn ghé trang web tiengnhatmoingay.com của Daruma để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé!
を問わず に関わらず khác nhau thế nào? Phân biệt てしょうがない và てたまらないTrả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
TIN TỨC MỚI CẬP NHẬT- Nên học tiếng Anh hay tiếng Nhật
- Khám phá Katakana trong Âm nhạc và Giải trí
- Cách Katakana thể hiện trong ẩm thực Nhật Bản
- Khám phá cách sử dụng Katakana trong Manga và Anime
- Cách sử dụng Katakana cho từ ngữ tiếng Anh
- Học tiếng Nhật
- Khóa N1
- Luyện thi N1
- Khóa N2
- N2 Phổ Thông 1
- N2 Phổ Thông 2
- N2 cấp tốc
- Luyện thi N2
- Khóa N3
- N3 Phổ thông 1
- N3 Phổ thông 2
- N3 cấp tốc
- Luyện thi N3
- Khóa N4
- N4 Phổ thông 1
- N4 Phổ thông 2
- N4 Cấp Tốc
- Khóa N5
- N5 Phổ thông 1
- N5 Phổ thông 2
- N5 Cấp tốc
- Giao tiếp
- Giao Tiếp N5
- Giao Tiếp N4
- Giao tiếp N3
- Khóa N1
- Lịch khai giảng
- Quận 3
- Góc học viên N3
- Góc học viên N2
- Góc học viên N1
- Du học Nhật Bản
- Dịch vụ du học
- Thông tin du học
- Tìm trường
- Việc làm
- Blog
- Kiến thức tiếng Nhật
- Phương pháp học
- Liên hệ
Từ khóa » Cấu Trúc Vì Vậy Trong Tiếng Nhật
-
Liên Từ Trong Tiếng Nhật THƯỜNG GẶP Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Cách Dùng Từ Nối Trong Tiếng Nhật Cơ Bản
-
Tổng Hợp Từ Nối Trong Tiếng Nhật
-
[Vì, Chính Vì] Tiếng Nhật Là Gì? →から,ので Diễn Tả Cho Lý Do/nguyên ...
-
Liên Từ Nối Câu Trong Tiếng Nhật - Hikari Academy
-
[Ngữ Pháp N3] ですから/ だから:Do đó, Vì Vậy...
-
Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Nhật N3 Chỉ Lý Do, Nguyên Nhân
-
Top Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Nhật Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
60 Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Nhật N5 Bạn Nên Biết - Visa Tokutei
-
Các Cấu Trúc Câu Trong Tiếng Trung Thông Dụng Phải Biết
-
Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản : Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Anh Cốt Lõi
-
HỌC TIẾNG NHẬT CÓ KHÓ HAY KHÔNG? - Viblo
-
Những Trở Ngại Khiến GenZ Không Thích Học Tiếng Nhật
-
VÌ SAO TIẾNG NHẬT KHÓ HỌC? - SULECO