Liệt Dây Thần Kinh Ròng Rọc (dây IV): Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên ...

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Liệt dây IV được đặc trưng bởi (phát hiện ở tư thế nhìn thẳng):

Lác lên trên.

Lác ngoài.

Đầu nghiêng về phía đối diện với bên mắt bị bệnh.

Sự mất đồng vận khi nhìn sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân nhìn xuống dưới và ra xa về phía bên mắt bị bệnh (ví dụ: như trong trường hợp bệnh nhân đang bước xuống cầu thang hình xoắn ốc).

Nguyên nhân

Hay gặp

Chấn thương sọ não.

Tổn thương đơn dây thần kinh/tắc vi mạch do tiểu đường.

Ít gặp

Hội chứng xoang hang.

Tổn thương trung não (ví dụ: u, xơ cứng rải rác).

Bệnh tràn dịch não.

U tuyến tùng.

Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV)

Hình. Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV)

A, Tư thế nhìn thẳng: lác trên và lác ngoài; B, Nhìn về phía trái gần như bình thường khi không còn trong vùng hoạt động của cơ chéo trên trái; C, Nhìn sang phải;

D, Mắt trái không thẳng trục được khi nghiêng đầu về phía đối diện với bên tổnt hương vì phản xạ đưa mắt ra ngoài xuống dưới được thực hiện bởi cơ chéo dưới và cơ thẳng dưới;

E, pLác trên trái khi nghiêng đầu về phía cùng bên, do phản xạ đưa mắt vào trong lên trên được thực hiện bởi cơ thẳng trên và yếu cơ chéo trên (do sự mất khả năng đáp ứng bù trừ của co cơ thẳng trên và sự yếu của cơ chéo trên).

Dây thần kinh ròng rọc (nhìn bên)

Hình. Dây thần kinh ròng rọc (nhìn bên)

Cơ chế

Thần kinh ròng rọc kích thích cơ chéo trên đối bên và bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi phía sau trung não. Tổn thương dây IV gây hậu quả ở mắt bên đối diện. Cơ chế về các triệu chứng liệt dây thần kinh ròng rọc được mô tả ở bảng. Các nguyên nhân hay gặp nhất gây tổn thương dây IV đơn độc là chấn thương sọ não và bệnh tắc các vi mạch. Dây IV dễ bị tác động bởi chấn thương là do chiều dài của nó hầu như nằm ngoài thân não. Các nguyên nhân gây liệt dây IV bao gồm:

Tổn thương thân não.

Tổn thương thần kinh ngoại vi do chấn thương.

Các rối loạn về khoang dưới nhện.

Hội chứng xoang hang.

Hội chứng đỉnh hốc mắt.

Tổn thương thân não

Các tổn thương nhân ròng rọc gây bên liệt cơ chéo trên đối bên vì dây IV bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi mặt sau trung não. Tổn thương dây IV đơn độc ở thân não khá hiếm gặp. Điển hình hơn, với các tổn thương ở thân não sẽ hay gặp các các tổn thương đa ổ khu trú.

Triệu chứng liệt dây IV

Cơ chế

Lác trên.

→ Mất tính đối kháng giữa cơ chéo trên và cơ thẳng trên.

Lác ngoài.

→ Mất tính đối kháng cơ chéo dưới.

Đầu nghiêng về phía đối diện.

→ Sự thích nghi của bệnh nhân khi mắt bị lác xoáy ra ngoài.

Không đưa được mắt xuống dưới.

→ Yếu cơ chéo trên.

Không đưa được mắt vào trong.

→ Yếu cơ chéo dưới.

Bảng. Cơ chế các triệu chứng liệt dây IV

Tổn thương thần kinh ngoại vi do chấn thương

Không như các bệnh thần kinh do chấn thương sọ não thường xảy ra thứ phát sau các cơ chế chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, tổn thương dây IV ngoại vi do chấn thương có thể là hậu quả của một chấn thương tương đối nhỏ. Dây IV có một đoạn tương đối dài sau khi thoát ra từ thân não và dễ bị tổn thương với sức ép từ sự thay đổi gradient áp suất trong mô não gây nên bởi chấn thương vùng đầu.

Các rối loạn khoang dưới nhện

Các tổn thương dạng khối có thể chèn ép dây IV khi nó vừa đi ra khỏi thân não và xuyên qua khoang dưới nhện. Nguyên nhân bao gồm viêm nhiễm, hoặc sự kích thích tăng sinh màng não và u tế bào schwann của dây IV.

Hội chứng xoang hang

Hội chứng xoang hang đại diện cho bất thường nhiều dây thần kinh não do tổn thương những sợi thần kinh của xoang hang (ví dụ. thần kinh vận nhãn (III), thần kinh ròng rọc (IV), nhánh mắt của thần kinh sinh ba (V1), nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba (V2), thần kinh vận nhãn ngoài (VI) và những sợi giao cảm).

Hội chứng xoang hang là tình trạng khẩn cấp và có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao.

Hội chứng đỉnh hốc mắt

Hội chứng đỉnh hốc mắt là một hội chứng thần kinh sọ kèm theo lồi mắt, liên quan đến các thành phần trong hốc mắt:

Thần kinh thị (dây II).

Thần kinh vận nhãn (dây III).

Thần kinh ròng rọc (dây IV).

Nhánh mắt thần kinh sinh ba (dây V1).

Thần kinh vận nhãn ngoài (dây VI).

Các sợi giao cảm.

Ý nghĩa

Trong một nghiên cứu về bệnh nhân bị liệt dây IV, khoảng 45% số bệnh nhân nghiêng đầu về phía đối diện với bên bệnh. Còn khi bệnh nhân nghiêng đầu về phía bên tổn thương, 96% số bệnh nhân cảm thấy khó chịu bởi triệu chứng nhìn đôi và lác trên.

Từ khóa » Thần Kinh Ròng Rọc