Liệt Dây Thần Kinh Số IV Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Liệt dây thần kinh số IV là gì?
Liệt dây thần kinh số IV hay còn gọi là liệt dây thần kinh ròng rọc là một loại trong liệt vận nhãn, gây hạn chế vận động của nhãn cầu lên trên. Triệu chứng thường gặp nhất để bệnh nhân tới khám đó là:
- Song thị đứng ( nhìn đôi) : đặc biệt tăng lên khi nhìn xuống
- Mắt lác lên trên: do liệt cơ chéo lớn
- Lác trên tăng lên khi đầu nghiêng về bên tổn thương và giảm đi khi đầu nghiêng về bên đối diện ( tư thế bù trừ)
Nguyên nhân nhân gây liệt dây thần kinh số IV
- Bẩm sinh và có tính chất gia đình
- Chấn thương vào đầu
- Liệt tạm thời do bệnh lý mạch máu như : đái tháo đường…
- Một số bệnh lý như : u não, xuất huyết thân não, nang ấu trùng sán lợn, phình động mạch, zona mắt, viêm xoang hay biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, …
- Một phần lớn bệnh liệt dây IV không tìm ra nguyên nhân.
Triệu chứng của những bệnh nhân liệt dây thần kinh IV thường không điển hình và rõ ràng:
- Bệnh nhân bị liệt dây IV một bên thường có biểu hiện mắt liệt lác lên trên, xoáy ra ngoài, lác tăng lên khi mắt liếc vào trong, giảm đi khi đầu nghiêng về phía liệt. Để giảm nhìn đôi bệnh nhân liệt IV một bên thường nghiêng đầu về phía đối lập mắt liệt và cằm hạ xuống thấp.
- Bệnh nhân bị liệt dây IV 2 bên thường ít có biểu hiện: bệnh nhân có thể bị lác đứng ít hoặc không lác ở vị trí nguyên phát. Không có tư thế nghiêng đầu bù trừ.
Dù có sự hỗ trợ của cận lâm sàng nhưng khá khó khăn khi chẩn đoán nguyên nhân và vị trí tổn thương dây IV. Thêm vào đó lác đứng thường hay kết hợp với kiểu lác khác nên cũng dễ chẩn đoán nhầm với liệt dây IV. Vì vậy việc điều trị cũng khá khó khăn.
- Đeo lăng kính không hiệu quả do yếu tố xoáy của lác liệt loại này.
- Bệnh nhân lác mắt khi liệt dây IV thường được chỉ định phẫu thuật. trước khi phẫu thuật thường được theo dõi 4 – 6 tháng cho liệt hậu đắc tự phục hổi hoặc liệt bẩm sinh tự bù trừ.
Để phòng bệnh nên đi khám để phát hiện sớm và điều trị những bệnh có thể gây ra liệt dây IV.
Liệt dây thần kinh VI là gì ?
Liệt đây thần kinh số VI là 1 rối loạn có ảnh hưởng tới vận động của mắt. Chức năng chính của dây VI là gửi tín hiệu từ não tới cơ thẳng bên. Cở này đảm bảo cho mắt có thể liếc ra ngoài.
Triệu chứng
- Nhìn đôi, đặc biệt tăng lên khi nhìn về 1 phía cơ liệt
- Mắt lác trong do liệt cơ thẳng ngoài
- Hạn chế vận nhãn ngoài
- Nhức đầu
- Đau xung quanh mắt
- Mặt thường ngoảnh sang bên cơ liệt để tránh nhìn đôi ( tư thế bù trừ)
Nguyên nhân
Bệnh thường gặp nhất o người lớn tuổi do nguyên nhân mạch máu: đặc biệt người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp, sang chấn, nhược cơ, viêm nhiễm, u não. Ở người trẻ và trẻ em thường gặp do nhiễm virus hoặc chấn thương hoặc bẩm sinh.
Vì vậy bất kể ai cũng có nguy cơ có thể bị liệt dây thần kinh VI. Khi có bất kể một trong các triệu chứng trên bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn
Chẩn đoán và điều trị
Thông qua khám mắt bác sĩ không khó để chẩn đoán liệt dây thần kinh VI. Tuy nhiên không dễ dàng để xác định nguyên nhân gây liệt. Ngoài việc khám mắt bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, chọc dò tủy sống để tìm nguyên nhân do nhiễm trùng, viêm mạch hay chảy máu trong não.
Bệnh nhân cũng có thể cần chụp CT Scan hoặc MRI sọ não hốc mắt để loại trừ khối u chèn ép hốc mắt, sọ não hoặc những bất thường tại não gây tăng áp nội sọ.
Đôi khi sau khi làm tất cả xét nghiệm nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân gây bệnh.Vì vậy , tùy thuộc vào nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau:
+ Trong những trường hợp liệt VI do nhiễm virus thường không cần điều trị đặc hiệu bệnh có thể tự hồi phục theo thời gian.
+ Trong những trường hợp liệt VI do nhiễm khuẩn thì bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh, kháng viêm và hẹn tái khám để theo dõi, đánh giá.
+ Bệnh nhân có những nguyên nhân toàn thân như khối u chèn ép, xuất huyết não, viêm mạch…bệnh nhân sẽ được gửi khám và điều trị phối hợp chuyên khoa khác.
+ Những bệnh nhân bị chấn thương thường được theo dõi từ 6 tháng đến 1 năm và có thể liệt dây VI không thể phục hồi. Trong thời gian đó bệnh nhân có thể dùng miếng che mắt tổn thương, có thể đeo lăng kính, tiêm Botulium vào cơ đối vận làm liệt cơ tạm thời trong một thời gian ngắn tạo sự cân bằng 2 mắt.
Cuối cùng nếu sau thời gian theo dõi không cải thiện có thể lựa chọn phẫu thuật chỉnh cơ.
Phòng bệnh
Bệnh nhân cần khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm điều trị bệnh toàn thân có thể gây liệt dây VI.
Liệt dây thần kinh số VI và dây thần kinh số IV tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống thường ngày. Để phát hiện bệnh, bệnh nhân nên đi khám mắt định kỳ 2 năm 1 lần với người dưới 40 tuổi hoặc 1 năm 1 lần với người trên 40 tuổi để phát hiện những triệu chứng bệnh.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bác Sĩ. Nguyễn Thị Phương
Từ khóa » Thần Kinh Não
-
Dây Thần Kinh Sọ Não Gồm Những Loại Nào? | Vinmec
-
Đánh Giá Thần Kinh Sọ Não Như Thế Nào - MSD Manuals
-
Động Kinh | Não & Dây Thần Kinh (Chuyên Khoa Thần Kinh)
-
Khám 12 đôi Dây Thần Kinh Sọ Não - Health Việt Nam
-
Bệnh Thần Kinh Nguy Hiểm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng
-
Dây Thần Kinh Sọ: Cấu Trúc Và Chức Năng - YouMed
-
Rối Loạn Não Bộ Và Hệ Thần Kinh Là Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Chuyên Khoa Thần Kinh & Phẫu Thuật Thần Kinh
-
Đáng Ngại Tình Trạng Tổn Thương Dây Thần Kinh Sọ Não
-
Dây Thần Kinh Sọ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hỏi đáp: Hậu Covid ảnh Hưởng Tới Thần Kinh Như Thế Nào?
-
Khái Niệm Về Thần Kinh Học
-
Phẫu Thuật điều Trị U Dây Thần Kinh Số VIII