Liệt Kê Các Nhóm Thuốc Chống đột Quỵ Thường Gặp Và Nguyên Tắc Khi ...
Có thể bạn quan tâm
1. Đột quỵ và các biến chứng nguy hiểm của đột quỵ
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não thường xảy ra do bị tổn thương não bộ nghiêm trọng. Nguyên nhân là vì quá trình cung cấp máu cho não bị giảm đột ngột hoặc gián đoạn gây thiếu oxy cho não, dẫn tới thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi tế bào. Nếu não không được cung cấp đủ máu trong vài phút thì các tế bào não sẽ chết dần.
Vì vậy khi xảy ra đột quỵ, người bệnh cần được khẩn trương cấp cứu vì càng để lâu thì càng có nhiều tế bào bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tư duy và vận động của cơ thể, nguy hiểm nhất là tử vong. Ngay cả khi bệnh nhân sống sót sau cơn đột quỵ thì sức khỏe đều giảm sút đi rất nhiều hoặc mắc phải các di chứng như mất ngôn ngữ, suy giảm thị giác, yếu đi một phần cơ thể, rối loạn cảm xúc,...
Bệnh nhân bị đột quỵ cần được cấp cứu khẩn trương vì để lâu sẽ đe dọa đến mạng sống của người bệnh
Theo như các chuyên gia nhận định đột quỵ có khả năng tái phát rất lớn nên người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân và người nhà cũng cần phải nằm lòng cách dùng thuốc chống đột quỵ để gia tăng hiệu quả điều trị.
Các nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đột quỵ bao gồm cao huyết áp, mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu, tim mạch,... và người cao tuổi là đối tượng dễ bị đột quỵ nhất. Ngoài việc xây dựng một lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ tai biến, những người mắc đồng thời nhiều bệnh lý cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi loại thuốc hay tự điều chỉnh liều lượng, hoặc tạm ngừng sử dụng thuốc khi chưa tái khám và tham vấn ý kiến những người có chuyên môn. Bởi vì có nhiều bệnh nhân do nghĩ tình trạng bệnh đã khả quan hơn nên đã ngưng dùng thuốc, hay người cao tuổi thường bị đãng trí thường quên mất lịch uống thuốc khiến cho bệnh tình diễn tiến xấu đi. Do đó khi cho người bệnh dùng thuốc chống đột quỵ cần có sự giám sát chặt chẽ của người thân.
2. Các nhóm thuốc chống đột quỵ phổ biến hiện nay
Thuốc chống đông máu:
Đây là loại thuốc được chỉ định đối với những trường hợp có tiền sử tai biến, ghép van tim nhân tạo hoặc bị rối loạn nhịp tim. Thuốc chống đông máu sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý do đông máu và thiếu máu cục bộ gây ra, đặc biệt là đột quỵ bằng cách ngăn cản sự hình thành các khối máu đông.
Các thuốc trong nhóm này bao gồm Heparin và trọng lượng phân tử thấp, warfarin cùng thuốc kháng vitamin K chống đông máu.
Thuốc giảm hàm lượng cholesterol:
Những bệnh nhân bị mỡ máu cao sau khi trải qua đợt đột quỵ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm nồng độ cholesterol giúp hạn chế nguy cơ tai biến lặp lại. Thuốc này được chia thành 3 loại chính đó là Resins, Fibrates và Statins. Trong đó nhóm cho hiệu quả điều trị tối ưu nhất là Statins.
Nhóm thuốc kháng tiểu cầu:
Công dụng của nhóm thuốc kháng tiểu cầu là để phân tách tiểu cầu, ngăn không cho chúng dính lại với nhau nhằm phòng tránh nguy cơ tạo thành huyết khối gây đột quỵ. Một số thuốc kháng tiểu cầu được sử dụng rộng rãi hiện nay là Aspirin và thuốc receptor P2Y12.
Thuốc làm tan các cục máu đông:
Các cục máu đông hay huyết khối hình thành là do hiện tượng tích tụ các mảng xơ vữa kết hợp với tiểu cầu lắng đọng gắn vào các sợi fibrin. Khi di chuyển theo dòng chảy lưu thông của máu trong các mạch và mao mạch, huyết khối sẽ gây tắc nghẽn và gián đoạn lưu thông dẫn tới tai biến. Đôi khi máu đông có thể tự vỡ một phần, để làm tan phần còn lại thì cần có sự tác động của thuốc.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống đột quỵ giúp điều trị và hạn chế rủi ro này
Thuốc hạ huyết áp giúp chống đột quỵ:
Đột quỵ xuất hiện khi huyết áp của người bệnh tăng cao hơn 140/90 mmHg. Hiện tượng này xảy ra sẽ làm gia tăng áp lực đẩy máu lên thành động mạch, lâu ngày dẫn đến xơ vữa động mạch và khi những mảng xơ vữa này nứt ra sẽ tạo điều kiện để hình thành nên các huyết khối gây ách tắc lòng mạch.
Biến chứng của huyết áp cao rất nghiêm trọng, đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận hoặc suy tim,...
Nguy hiểm hơn, đột quỵ có tỷ lệ tái phát cao nên bệnh nhân luôn phải dự phòng thuốc hạ huyết áp để đề phòng nguy cơ đột quỵ. Thuốc có thể dùng đơn lẻ một loại hoặc kết hợp nhiều loại với nhau để đem lại hiệu quả điều trị tối ưu. Dưới đây là một số loại thuốc chống tăng huyết áp hay được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng:
-
Nhóm thuốc felodipine (biệt dược Plendil), diltiazem (biệt dược Cardizem) và amlodipine;
-
Nhóm thuốc ức chế trực tiếp thụ thể angiotensin (ARBs) và thuốc ức chế men chuyển (ACE);
-
Nhóm thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide, furosemide, hypothiazide và chlorthalidone.
Thuốc dự phòng đột quỵ:
Dùng trong các trường hợp bệnh nhân có người thân trong gia đình đã từng mắc phải bệnh lý mạch máu và tiền sử bị thiếu máu não thoáng qua. Một số nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để dự phòng nguy cơ tai biến đó là Clopidogrel, Aggrenox, Dipyridamole,...
3. Khi dùng thuốc chống đột quỵ cần tuân theo nguyên tắc gì?
Nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho việc dùng thuốc chống đột quỵ, bệnh nhân cần lưu ý các nguyên tắc như sau:
-
Uống thuốc đúng lịch, đúng loại và theo liều lượng được kê;
-
Không được tự ý đổi loại thuốc, tăng hay giảm liều lượng hoặc ngưng sử dụng mà chưa tham khảo tư vấn y khoa từ bác sĩ;
-
Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như nôn ra máu, đau bụng, chảy máu chân răng, chóng mặt, đại tiện phân đen,... thì cần đi khám ngay;
-
Tác dụng phụ của thuốc tan huyết khối và chống đông máu đó là tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó bệnh nhân đang phải điều trị các bệnh lý về răng miệng hay người có vết thương hở không nên dùng những thuốc này;
-
Ngăn ngừa tình trạng chảy máu răng miệng bằng cách chuyển qua dùng bàn chải lông mềm, sử dụng tăm nước hay chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng;
-
Hạn chế vận động mạnh hoặc các môn thể thao làm tăng rủi ro chấn thương, chảy máu khi đang phải điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Bệnh nhân cần tuân thủ các quy tắc cần thiết khi sử dụng thuốc chống đột quỵ
Bên cạnh các loại thuốc Tây, hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng chống đột quỵ, được quảng cáo là chiết xuất từ tự nhiên. Trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ, bảng thành phần và thông tin chứng từ hợp lệ, có thuộc danh mục các thuốc được phép lưu hành trên thị trường hay không. Ngoài ra để đảm bảo chắc chắn, hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám cùng các bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Từ khóa » Thuốc Chống đột Quỵ Cho Người Trẻ
-
[MỚI NHẤT 2021] Top 9 Sản Phẩm Bổ Não Chống đột Quỵ ở Người ...
-
Review 13 Thuốc Chống Đột Quỵ Tốt Nhất Hiện Nay
-
Đột Quỵ ở Người Trẻ Và Cách Phòng Ngừa | Medlatec
-
Phòng Ngừa đột Quỵ ở Người Trẻ Thanh Niên | OTiV
-
Top 6 Thuốc Phòng Ngừa đột Quỵ An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
-
6 Sản Phẩm Bổ Trợ Và Thuốc Chống đột Quỵ Của Đức Tốt Nhất
-
TOP 8 Loại Thuốc Chống đột Quỵ Việt Nam được Dùng Nhiều Nhất
-
Đột Quỵ ở Người Trẻ: Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
5 Nhóm Thuốc Phòng Chống đột Quỵ Hiệu Quả - Dược Phẩm Vinh Gia
-
5 Dòng Thuốc Chống đột Quỵ Của Nhật Bản Bán Chạy Nhất Năm 2021
-
Thuốc Chống đột Quỵ (tai Biến Mạch Máu Não) Hiệu Quả Nhất
-
Top 9 Thuốc Bổ Não Hàn Quốc Chống Đột Quỵ Tốt Nhất Hiện Nay ...
-
Chuyên Gia Tư Vấn Cách Phòng Ngừa Nguy Cơ đột Quỵ Khi Trung Tuổi