Liệt Kê Là Gì ? Tác Dụng Của Phép Liệt Kê Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Ngữ Văn ...

Home » Văn Học » Liệt kê là gì ? Tác dụng của phép liệt kê là gì ? Cho ví dụ ? Ngữ văn lớp 7 Văn Học Liệt kê là gì ? Tác dụng của phép liệt kê là gì ? Cho ví dụ ? Ngữ văn lớp 7 admin.ta 1 Tháng Mười Hai, 2021 318 Views 0 SaveSavedRemoved 0
phep liet ke la gi

Liệt kê là gì ? Phép liệt kê có tác dụng gì ? Có những phép liệt kê nào ? Hãy cùng tìm hiểu đáp án ngay dưới bài viết này của chúng tôi để hiểu hơn về chủ đề này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Điệp từ là gì ? Điệp ngữ là gì ? Cho ví dụ ? Phân loại và mục đích ? Ngữ văn Lớp 6
  • Chơi chữ là gì ? Kể tên các lối chơi chữ ? Cho ví dụ minh họa ? Ngữ Văn lớp 7

     Liệt kê là gì ?

Tóm tắt nội dung

  • 1      Liệt kê là gì ?
  • 2     Phép liệt kê gồm những loại nào ?
    • 2.1    1. Liệt kê theo từng cặp
    • 2.2      2. Liệt kê không theo từng cặp
    • 2.3       3. Liệt kê tăng tiến
    • 2.4        4. Liệt kê không tăng tiến
  • 3        Tác dụng của phép liệt kê

– Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

– Dấu hiệu nhận biết:

     Phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Dấu hiệu nhận biết là có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”

liet ke la gi

– Ví dụ minh họa:

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm,

khoét núi, ngủ hầm,

mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn ! – (Tố Hữu)

==> Các cụm động từ khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm và các cụm danh từ cơm vắt được sắp xếp đặt cạnh nhau nhằm làm cho sự miêu tả thêm đậm nét về những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ Điện Biên phải trải qua, đồng thời việc sắp đặt này cũng gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.

    Phép liệt kê gồm những loại nào ?

   1. Liệt kê theo từng cặp

– Mỗi cặp từ được liệt kê thường liên kết bằng những từ như và, với, cùng.. Những cặp từ này thường có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác.

– Ví dụ minh họa:

Kệ sách của Lan có nhiều loại sách hay như sách toán với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng anh với tiếng Nhật, truyện tranh với truyện chữ….

     2. Liệt kê không theo từng cặp

– Chỉ cần thỏa điều kiện các từ cùng mô tả một điểm chung nào đó như sự vật, con người, mối quan hệ, thiên nhiên… đều được. Giữa các từ cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy.

– Ví dụ minh họa:

Trên kệ sách của Hồng Ảnh có nhiều loại sách gồm sách văn học, sách ngoại ngữ, sách toán, sách hóa, sách lịch sử.

      3. Liệt kê tăng tiến

– Tăng tiến có nghĩa là phải theo đúng một thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc hợp quy luật nhất định. Thường thì ta liệt kê từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn….

– Ví dụ minh họa: Trong công ty Minh gồm có những người là nhân viên Minh, Tiến Lan, phó phòng là anh Hải và trưởng phòng là anh Phúc.

==> Ta thấy chức vụ các nhân viên được nêu từ thấp đến cao, theo đúng cấp bậc trong một phòng.

phep liet ke la gi

       4. Liệt kê không tăng tiến

– Không quan trọng vị trí các từ cần liệt kê, câu vẫn có nghĩa và người đọc vẫn hiểu ý nghĩa toàn bộ câu.

– Ví dụ minh họa: Gia đình An đang sống có các thành viên gồm: cha mẹ An, anh trai An, ông bà nội An, em gái An và An.

       Tác dụng của phép liệt kê

– Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả.

– Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

– Ví dụ minh họa:

  •  Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”,

==> Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp liệt kê để nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân, chứng minh cho lòng yêu nước đó là bất tử “…Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết đến hết bài, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !

Người xem: 270

Từ khóa » Tác Dụng Của Phép điệp Và Phép Liệt Kê