Liệu Có Phải Hoa Anh đào Là Quốc Hoa Của Nhật Bản?
Có thể bạn quan tâm
Khi nhắc đến Nhật Bản, hẳn người ta sẽ nhớ ngay đến cái tên “xứ sở hoa anh đào”. Hình ảnh đó đã gây hiểu lầm rằng hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản. Thế nhưng, loài hoa mang sứ mệnh quan trọng, luôn được người dân Nhật coi trọng, đó là Hoa Cúc.
Hoa cúc là loài hoa của mùa thu ở Nhật Bản. Từ xa xưa, hoa cúc được coi là một trong những biểu tượng quốc gia quan trọng nhất của “xứ Phù Tang”.
Hoa cúc được người Nhật gọi là hoa Cát Tường, được xem là loài hoa cao quý, là biểu trưng cho những phẩm chất tốt đẹp và sự trường tồn vĩnh cửu. Hoa cúc còn là biểu tượng cho sự phúc hậu, đầy đặn và bản chất tốt đẹp nhất. Người Nhật rất yêu thích ý nghĩa của loài hoa này, họ muốn đất nước họ sẽ mãi trường tồn vĩnh cửu và thể hiện nét đẹp con người Nhật Bản trên toàn thế giới. Do đó, hoa cúc đại diện cho quốc hồn của người dân “xứ Phù Tang”.
Vào thế thời Heian (thế kỷ VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc. Do đó, loài hoa này không chỉ được xem là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia.
Hoa cúc được cho là du nhập vào Nhật Bản cách đây khoảng 1.000 năm. Nếu hoa anh đào đại diện cho mùa xuân thì hoa cúc lại báo hiệu cho mùa thu của “xứ sở Phù Tang”. Nếu anh đào mang vẻ đẹp mong manh thì hoa cúc lại mang nét đẹp huyền ảo, đại diện cho sức sống, cho vẻ đẹp trường tồn.
Tuy không phổ biến như hoa anh đào nhưng hoa cúc lại mang trong mình ý nghĩa đặc biệt. Đối với người dân “xứ sở Phù Tang”, hoa văn hình hoa cúc đã trở nên rất phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng.
Hoa văn hoa cúc còn xuất hiện trong Huy hiệu của Hoàng gia Nhật Bản. Huy hiệu Cúc Văn được Thiên hoàng và những thành viên trong Hoàng thất sử dụng từ lâu đời và chính thức trở thành Quốc huy của Nhật Bản từ năm 1867. Huy hiệu là một hình hoa cúc vàng 16 cánh được xếp xen kẽ nhau, vẽ dưới dạng những vân tròn. Hoa cúc 16 cánh còn mang ý nghĩa mặt trời chiếu sáng, đại diện cho Nhật Bản – “đất nước mặt trời mọc”.
Người ta còn gọi Nhật Bản là “đất nước hoa cúc” bởi vì hoa cúc xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất này. Từ hoa văn trong những chiếc áo Kimono, những ngôi đền cổ kính đến những cuốn hộ chiếu, hay thậm chí là ẩm thực cũng được lấy cảm hứng từ hoa cúc.
Quốc hoa này cũng xuất hiện nhiều trong các lễ hội truyền thống của “xứ Phù Tang”. Điển hình là lễ hội “Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima, Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền Inari Kasama, tỉnh Ibaraki, Lễ hội Hoa cúc tại đền Meiji, Tokyo… Hàng năm, Hoàng gia Nhật Bản thường tổ chức một bữa yến tiệc thịnh soạn chỉ để thưởng ngoạn hoa cúc nở rực rỡ vào đúng ngày Hội hoa cúc (Choyo).
Với những thông tin trên hẳn du khách đã hiểu thêm về văn hóa đất nước Nhật Bản, một đất nước hiện đại nhưng vẫn lưu giữ được rất nhiều truyền thống dân tộc từ xa xưa. Nếu du khách có hứng thú với “mảnh đất” giàu truyền thống này thì hãy tham gia tour Nhật Bản của chúng tôi nhé! Chắc chắn du khách sẽ có được nhiều trải nghiệm thú vị!
Post Views: 178Từ khóa » Hoa Anh đào Có Phải Quốc Hoa Của Nhật Bản Không
-
Quốc Hoa Của Nhật Bản Là Hoa Gì?
-
Quốc Hoa Của Nhật Bản Là Gì? Hoa Anh đào Có Phải Quốc Hoa Của ...
-
Hoa Anh đào Và Hoa Cúc, đâu Mới Là "Quốc Hoa" Của Nhật Bản
-
Quốc Hoa Của Nhật Bản Có Phải Là Hoa Anh đào Không?
-
Quốc Hoa Của Nhật Bản Là Anh đào Hay Hoa Cúc? - VnExpress Du Lịch
-
Hoa Anh đào Là Quốc Hoa Của Nước Nào Và Những điều Thú Vị
-
Quốc Hoa Của Nhật Bản Là? - Ohayo.blog
-
QUỐC HOA CỦA NHẬT BẢN LÀ GÌ? HOA ANH ĐÀO LÀ BIỂU ...
-
Hoa Anh đào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quốc Hoa Nhật Bản. - Phan Thùy Dương Ms Sun
-
Hoa Anh đào Hay Hoa Cúc Mới Là Quốc Hoa Của Nhật Bản?
-
Danh Sách Quốc Hoa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quốc Hoa Của Nhật Bản Và Lễ Hội Hoa Cúc ở Fukushima
-
Sự Thật Khó Tin: Hoa Anh Đào Không Phải Quốc Hoa Của Nhật Bản ?