Liệu Dòng Tiền Còn Gọi Tên Cổ Phiếu Bất động Sản Khu Công Nghiệp?

  • TRANG CHỦ
  • TIÊU ĐIỂM
    • Việt Nam
    • Thế giới
    • Địa phương
  • TÀI CHÍNH
    • Ngân hàng
    • Tiền tệ
    • Bảo hiểm
    • Thuế, ngân sách
  • CHỨNG KHOÁN
    • 24h
    • Cổ phiếu
    • Giao dịch
    • Góc nhìn
  • BẤT ĐỘNG SẢN
    • Tin tức
    • Dự án
    • Toàn cảnh
    • Tiện ích
  • DOANH NGHIỆP
    • Thị trường
    • Tiêu dùng
    • Giao thương
    • Quản trị
    • Thông tin doanh nghiệp
  • HI-TECH
    • Công nghệ
    • Viễn thông
    • Xe hơi
  • COOPERATIVE
    • Hợp tác xã
    • Mô hình
    • Kinh doanh xanh
    • Khoa học Công nghệ
  • START-UP
    • Khởi nghiệp
    • Ý tưởng
    • Hệ sinh thái
  • SỐNG
    • An sinh
    • Việc làm
    • Phong cách
  • Chứng khoán

  • Cổ phiếu

Liệu dòng tiền còn gọi tên cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp? 0 Cổ phiếu | Thứ năm, 16/6/2022 | 07:09 GMT+7

Với lợi thế “của nả” dư dả cùng quỹ đất sẵn sàng cho thuê, cổ phiếu nhóm bất động sản khu công nghiệp được đánh giá cao trong bối cảnh thị trường đang bị áp lực lạm phát đè nặng. Tuy nhiên, cơ hội nhiều cũng đi kèm thách thức.

Nhóm ngành nào hưởng lợi khi xu hướng tăng lãi suất đang lớn dần?

Dưới áp lực của lạm phát lớn dần, VN-Index đang trong giai đoạn “trồi sụt thất thường”. Song nhóm cổ phiếu BĐS KCN vẫn đang cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc, trái ngược với thị trường chung. 

Nhiều lợi thế riêng

Như trong phiên 14/6 vừa qua, mặc dù thanh khoản thấp nhưng dòng tiền vẫn tìm cơ hội ở nhóm BĐS KCN, nhiều cổ phiếu đã ghi nhận sự bứt phá như KBC, NTC, GVR, IDC, LHG, PHR,... thậm chí VGC còn bao phủ bởi “sắc tím".

BDS-KCN-8539-1655281344.jpg

Nhờ có "của để dành" dư dả cùng tiềm năng lớn, cổ phiếu BĐS KCN đang được dòng tiền tìm đến trong bối cảnh thị trường chung ảnh hưởng bởi lạm phát gia tăng.

Giới phân tích cho rằng, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) có những lợi thế riêng nhờ “của nả” khá dư dả đến từ những khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn và dài hạn hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ. Nhờ đó dòng tiền của các doanh nghiệp KCN về đều đặn, duy trì được lượng tiền và tiền gửi ổn định mà không cần phải vay nợ nhiều.

Chẳng hạn, tính đến cuối quý I/2022, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) có khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn và dài hạn lên đến 10.598 tỷ đồng. Nhờ đó, không khó để công ty duy trì lượng tiền và tiền gửi trên 4.000 tỷ đồng như những quý trước đó.

Cùng thời điểm, CTCP KCN Nam Tân Uyên (NTC) cũng có gần 3.100 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện và số dư tiền và tiền gửi 1.450 tỷ đồng. Nhìn chung, các khoản lãi tiền gửi đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của Nam Tân Uyên nói riêng, cũng như hầu hết các doanh nghiệp BĐS KCN khác nói chung.

Ngoài ra, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) còn cho rằng, tiềm năng BĐS KCN rất lớn với hai phân khúc chính sẽ được khai thác, bao gồm cho thuê đất và cho thuê nhà xưởng xây sẵn nhờ tốc độ phát triển của thương mại điện tử và làn sóng FDI vào Việt Nam.

Đồng quan điểm, trong báo cáo mới nhất, SSI Research nhận định, nhu cầu thuê đất tại các KCN sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ việc mở cửa đường bay và áp dụng hộ chiếu vaccine để phục hồi nền kinh tế giúp các hợp đồng được ký MOU trong thời gian trước hoàn tất các thủ tục đầu tư. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD cũng ổn định hơn so với các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia.

Hơn nữa, các chính sách như miễn thuế TNDN về 0% trong 4 năm đầu tiên hoạt động, giảm 50% thuế TNDN trong 5 năm tiếp theo hay ưu đãi về nhà ở xã hội cho công nhân trong khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ thu hút FDI vào Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid cũng có thể đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Thực tế, ngay trong Quý I/2022 đã ghi nhận doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài “đổ bộ” vào các KCN Việt Nam. Cụ thể, vào cuối tháng 2 Tập đoàn Framas - nhà sản xuất máy ép phun hàng đầu của Đức, đã thuê một cơ sở xây sẵn rộng 20.000m2 tại KCN Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai), hợp đồng thuê thời hạn 10 năm. Giữa tháng 3, tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) dự án thuộc KCN VSIP III, tổng vốn hơn 1 tỷ USD.

Hay như trong cuối quý I, Tập đoàn Fuchs (Đức) thuê khu đất đất rộng 20.000m2 để xây dựng nhà máy mới tại KCN Phú Mỹ 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu) hay CapitaLand Development ký biên bản ghi nhớ đầu tư 1 tỷ USD với tỉnh Bắc Giang phát triển KCN, hậu cần, đô thị.

“Mặc dù nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn, tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài và có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh BĐS”, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhìn nhận.

Còn nhiều bất cập

Mặc dù được đánh giá nhiều tiềm năng song một số ý kiến cho rằng, mô hình KCN Việt Nam hiện nay đã lỗi thời. Để bắt kịp làn sóng đầu tư trong tương lai việc thay đổi mô hình theo quy hoạch mới là điều cần thiết.

Không chỉ vậy, diện tích cho thuê dành cho sản xuất phần lớn thường hạn chế nhà đầu tư trung tâm dữ liệu và logistics; thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư còn chồng chéo, phức tạp... Và chính những hạn chế về kết cấu hạ tầng và vướng mắc liên quan đến pháp lý, đang gây ra tác động không tốt đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, BĐS KCN Việt Nam còn cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực về việc thu hút nguồn vốn FDI.

Số liệu thống kê từ Bộ KH&ĐT cho thấy, 16% doanh nghiệp khối FDI chuyển đơn hàng sang nước khác, khoảng 18% doanh nghiệp cân nhắc chuyển đơn hàng.

Vì vậy, việc phát triển BĐS KCN cần phải hợp nhất các dự án theo ngành để tạo ra mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, làm giảm sự mất cân bằng trên phạm vi cả nước.

Đồng thời, đẩy mạnh mô hình KCN mới, ưu tiên dự án công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh, ít sử dụng đất, tránh phát triển KCN chỉ với mục tiêu khai thác tiềm năng, nguồn lực đất đai. Quan trọng hơn là phải sớm hoàn thiện cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý nhằm tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài.

Từ đầu năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thanh lập 9 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 2.472 ha, tổng vốn đầu tư các dự án đạt 29.411 tỷ đồng. Các dự án cũng quy định thời gian xây dựng từ 3-4 năm kể từ khi được thành lập và thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày thành lập.

Nghị định 35/2022/NĐ-CP ban hành vào ngày 28/05/2022 thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP nổi bật với việc gỡ bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà phát triển khu công nghiệp. Đồng thời, phân quyền quản lý nhà nước nhiều hơn cho Bộ kế hoạch đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh trong triển khai hoạt động các KCN.

Tuy nhiên, theo SSI Research, nguồn cung các khu công nghiệp mới này có thể đi vào hoạt động vào cuối 2023 đến năm 2025. Dù các thủ tục pháp lý liên quan đến việc cấp phép đầu tư khu công nghiệp đã được đơn giản hóa nhưng tiến độ đền bù giải tỏa vẫn còn khá chậm, có thể dẫn đến làm chậm tiến độ đi vào hoạt động của dự án.

“Với bối cảnh kinh tế của Việt Nam như hiện nay, để đón dòng vốn FDI thì phải có cái nhìn toàn diện. Thời gian tới, cần các chính sách thông suốt, hệ thống luật pháp thuận lợi, tạo điều kiện cho đầu tư và DN nước ngoài rót vốn vào thị trường Việt Nam”, TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) đánh giá.

Hải Giang

Chia sẻ Facebook (0) Bình luận (0)
BĐS KCN
cơ hội
thách thức
lạm phát
hưởng lợi

Tin liên quan

Hai cổ phiếu từng ‘đại náo’ thị trường trở lại 'đường đua'

Hai cổ phiếu từng ‘đại náo’ thị trường trở lại 'đường đua'

Cổ phiếu HDB giữ sức hút sau phiên tăng lịch sử

Cổ phiếu HDB giữ sức hút sau phiên tăng lịch sử

'Đại gia' buôn thép kinh doanh thua lỗ, đặt kế hoạch ‘đi lùi’ nhưng cổ phiếu vẫn tăng

'Đại gia' buôn thép kinh doanh thua lỗ, đặt kế hoạch ‘đi lùi’ nhưng cổ phiếu vẫn tăng

Cổ phiếu MCH vượt đỉnh lịch sử

Cổ phiếu MCH vượt đỉnh lịch sử

Cổ phiếu của doanh nghiệp cạnh tranh với VinFast tiếp tục tăng trần

Cổ phiếu của doanh nghiệp cạnh tranh với VinFast tiếp tục tăng trần

Cổ phiếu được 'cá mập' Pyn Elite Fund đầu tư lớn nhất vượt đỉnh

Cổ phiếu được 'cá mập' Pyn Elite Fund đầu tư lớn nhất vượt đỉnh

Ý kiến bạn đọc (0) Mới nhất | Quan tâm nhất Xem thêm Gửi Ý kiến của bạn Gửi 20/1000

24h /

Đọc nhiều nhất

  • 1

    Cổ phiếu ACB ‘đỏ’ cùng thanh khoản tăng cao dù nhà băng lên tiếng về những tin đồn liên quan đến Chủ tịch

  • 2

    Vàng nhẫn điều chỉnh tăng mạnh nhất 800.000 đồng/lượng

  • 3

    FDI năm 2024 của Việt Nam: Tổng vốn đăng ký giảm nhẹ nhưng kỷ lục về giải ngân

  • 4

    Cổ phiếu NVL bất ngờ ‘hút’ mạnh tiền

  • 5

    Hai cổ phiếu từng ‘đại náo’ thị trường trở lại 'đường đua'

Tin khác

'Cổ đất' chờ thức giấc trong năm 2025

'Cổ đất' chờ thức giấc trong năm 2025

Là nhóm cổ phiếu “ngủ quên” khi bị dòng tiền bỏ rơi trong giai đoạn thị trường chứng khoán khởi sắc, nhóm bất động sản đang được kỳ vọng sẽ ...

Diễn biến trái ngược của cổ phiếu DIG trước việc DIC Corp tăng vốn

Diễn biến trái ngược của cổ phiếu DIG trước việc DIC Corp tăng vốn

Ngay trong phiên sáng 23/12, cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) xanh tích cực nhờ dòng tiền ồ ạt tìm tới. Đây ...

Tầm nhìn dài hạn với cổ phiếu ngân hàng

Tầm nhìn dài hạn với cổ phiếu ngân hàng

Mức định giá hiện tại của nhóm cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là đã phù hợp để đầu tư với tầm nhìn dài hạn trong bối cảnh triển ...

Đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Facebook Google+ Đăng ký

Hãy dùng email thật của bạn để nhận liên kết kích hoạt

Tôi đồng ý với Quy định của tòa soạn Đăng ký Đăng nhập Qui định Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu Lấy lại mật khẩu

Từ khóa » Nhóm Bđs Khu Công Nghiệp