Liều Dùng Cây Cỏ Lá Xoài, Công Dụng Và Những Bài Thuốc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cây Cỏ lá xoài
Cây Cỏ lá xoài
Đặt lịch
Cây Cỏ lá xoài còn có tên gọi khác là cây Nọc xoài, Cỏ thuốc hàn, Cốc đồng, Tam nhân đả. Dược liệu mang trong mình tính bình có tác dụng sát trùng, cầm máu, tán ứ, tiêu độc. Chính vì thế dược liệu thường được dùng trong điều trị băng huyết, chữa viêm nhiễm, sưng tấy, sát trùng vết thương do tai nạn, côn trùng cắn.
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Cây Nọc xoài, Cỏ thuốc hàn, Cốc đồng, Tam nhân đả
Tên khoa học: Struchium Sparganophorum (L.) O. Ktze (Ethulia sparganophorum L.)
Thuộc họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)
Thuộc bộ: Cúc (danh pháp khoa học: Asterales)
Chi: Struchium
Loài: S. Sparganophorum.
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây Cỏ lá xoài là một loại cây thảo. Chúng mọc hàng năm và có chiều cao từ 10 – 30cm. Dược liệu có lá mọc so le với nhau, phiến thon, mép lá có hình răng cưa. Hoa dược liệu có bao chung màu trắng hoặc màu lục. Chúng mọc đơn độc ở nách lá, có chiều rộng từ 6 – 8mm. Toàn hoa ống, vòi nhụy đỏ. Dược liệu có quả bế trắng mang 5 vẩy dính với nhau thành chén ở đầu. Tháng 4 – 12 là mùa hoa quả.
Phân bố
Cây Cỏ lá xoài có nguồn gốc ở Trung Mỹ. Chúng xuất hiện và vào Singapore từ cuối thế kỷ thứ 19. Thời gian sau, dược liệu phát tán và xuất hiện rộng rãi ở nước ta. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở nhiều vườn, ruộng, ven đường tại các tỉnh Tiền Giang, Minh Hải, Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
Bộ phận dùng: Toàn cây Cỏ lá xoài – Herba Struchii
Thu hái: Chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 12
Chế biến: Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch, loại bỏ đất cát. Dùng tươi sắc thành thuốc uống, giã nát đắp lên vết thương. Hoặc mang đi phơi khô dưới bóng râm. Sau đó tán thành bột và làm thành hoàn.
Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm móc.
Thành phần hóa học
Chưa có thông tin cụ thể về thành phần hóa học của dược liệu Cỏ lá xoài.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Cây Cỏ lá xoài có tác dụng:
- Sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm
- Cầm máu
- Tán ứ
- Tiêu độc.
Theo Y học cổ truyền
Cây Cỏ lá xoài được sử dụng qua kinh nghiệm của dân gian. Ở Cần Thơ, dược liệu được sử dụng để sát trùng vết thương ngoài da do tai nạn, lở loét. Đồng thời dùng xát vết thiến heo cho mau lành. Ở Tiền Giang dược liệu được sử dụng để chữa sưng tấy. Ở Minh Hải dược liệu có tác dụng điều trị băng huyết.
Tính vị
Vị đắng, tính bình.
Qui kinh
Chưa có thông tin cụ thể.
Liều lượng và cách dùng
Liều lượng
Dùng từ 2 – 8 gram/ngày.
Cách dùng
Dùng tươi sắc thành thuốc uống, giã nát đắp vết lên thương. Hoặc mang đi phơi khô dưới bóng râm. Sau đó tán thành bột và làm thành hoàn.
Bài thuốc
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây Cỏ lá xoài:
- Bài thuốc từ cây Cỏ lá xoài giúp cầm máu: Dùng dược liệu rửa sạch cùng với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát hoặc nhai dược liệu trong miệng cho nhuyễn. Lấy dược liệu đắp vào vết thương đang bị chảy máu, trầy xước do tai nạn hoặc do động vật cắn. Dùng gạc băng cố định vết thương cho đến khi máu ngưng chảy.
- Bài thuốc từ cây Cỏ lá xoài điều trị sưng tấy và giúp sát trùng vết thương: Dùng dược liệu rửa sạch cùng với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát cùng với một ít muối hạt. Lấy dược liệu đắp vào vết thương. Dùng gạc sạch băng cố định vết thương trong 60 phút. Rửa sạch vùng da bị viêm nhiễm và sưng tấy bằng nước ấm. Hoặc giã nhuyễn dược liệu cùng với muối hạt. Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt. Dùng tăm bông thấm nước cốt dược liệu vào thoa vào vết thương. Để khô tự nhiên. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi tình trạng viêm, sưng được cải thiện.
Lưu ý
- Rửa sạch dược liệu cùng với nước muối trước khi sử dụng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm.
Bài viết là thông tin cơ bản về cây Cỏ lá xoài và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền về tính hiệu quả và mức độ an toàn trước khi đưa được liệu vào quá trình điều trị. Bên cạnh đó, để tránh mắc phải những rủi ro, tốt nhất người bệnh nên áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ cây Cỏ lá xoài theo hướng dẫn của bác sĩ.
Từ khóa » Cây Cỏ Lông Nách
-
Cỏ đầu Rìu Hoa Nách: điều Trị Các Vết đứt Và Mụn Nhọt - Dieutri.Vn
-
Cỏ đầu Rìu Hoa Nách - Cây Thuốc Nam Quanh Ta
-
Top 14 Hình ảnh Cây Cỏ Lông Nách 2022
-
Cỏ Lá Xoài Là Cây Gì? Có Tác Dụng Gì?
-
Cay Co Long Nach Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Cây Cỏ Đầu Rìu Hoa Nách - Dolatrees
-
Cây Cỏ Sữa - Hình Ảnh Cây Thuốc, Công Dụng & Cách Dùng
-
Lông Nách Có Chức Năng Gì? - Vinmec
-
Bất Ngờ Với Tác Dụng Của Loài Cỏ Mọc Dại ở Việt Nam
-
Tìm Hiểu Cây Cỏ Lá Xoài Là Gì, Có Tác Dụng Gì?
-
Rau Dệu Làm Thuốc - Báo Đà Nẵng
-
Cỏ đầu Rìu Hoa Nách Trị Các Vết đứt Và Mụn Nhọt - Thảo Dược Tấn Phát