Liệu Pháp Cai Thuốc Lá Mới Hiệu Quả, An Toàn

1. Hậu quả của nghiện thuốc lá

Nội dung
  • 1. Hậu quả của nghiện thuốc lá
  • 2. Lợi ích của việc bỏ thuốc lá
  • 3. Hai loại thuốc được bổ sung để cai thuốc lá
  • 4. Các phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm do các hậu quả về sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh phổi, ung thư, đái tháo đường và nhiều bệnh khác. Bỏ thuốc lá là một thách thức, đặc biệt khi gia tăng căng thẳng về kinh tế và xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra. Có bằng chứng cho rằng, những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc bệnh nặng với COVID-19 hơn những người không hút thuốc.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người sử dụng thuốc lá trên toàn cầu. Trong đó, có tới 60% người nghiện thuốc lá muốn cai thuốc lá. Tuy nhiên chỉ có 30% được tiếp cận với các công cụ giúp họ thực hiện thành công.photo-1636434094587

Hút thuốc lá gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm do các hậu quả về sức khỏe.

2. Lợi ích của việc bỏ thuốc lá

Hiện nay, có nhiều các phương pháp điều trị y tế an toàn và hiệu quả để cai thuốc lá. Tuy nhiên, không phải lúc nào các phương pháp này cũng có sẵn hoặc người nghiện thuốc lá không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận được.

Đến nay, chỉ có liệu pháp thay thế nicotine là thuốc được sử dụng cho những người muốn cai thuốc lá. Liệu pháp thay thế nicotine hoạt động bằng cách cung cấp nicotine ở dạng thay thế, chẳng hạn như kẹo cao su hoặc miếng dán...

Khi bỏ thuốc lá:

  • Chỉ sau 20 phút bỏ thuốc lá, nhịp tim sẽ giảm xuống.
  • Sau 12 giờ, mức carbon monoxide trong máu giảm xuống mức bình thường.
  • Sau 2-12 tuần, tuần hoàn được cải thiện và chức năng phổi tăng lên.
  • Sau 1-9 tháng, ho và khó thở giảm dần.
  • Trong vòng 5-15 năm, nguy cơ đột quỵ giảm xuống bằng với người không hút thuốc.
  • Trong vòng 10 năm, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc.
  • Trong vòng 15 năm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch giống như người không hút thuốc.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người sử dụng thuốc lá trên toàn cầu. Trong đó, có tới 60% người nghiện thuốc lá muốn cai thuốc lá. Tuy nhiên chỉ có 30% được tiếp cận với các công cụ giúp họ thực hiện thành công.

3. Hai loại thuốc được bổ sung để cai thuốc lá

Mới đây, WHO đã cập nhật công bố Danh sách các thuốc thiết yếu (EML). Trong đó, có hai loại thuốc mới, bupropion và varenicline, đã được thêm vào danh sách để cai thuốc lá.

Bupropion và varenicline là những loại thuốc hoạt động khác biệt với liệu pháp thay thế nicotine. Các loại thuốc mới làm giảm cảm giác thèm nicotine mà không cung cấp chất thay thế nicotine. Do đó, hỗ trợ mọi người cai thuốc lá và giảm sự phụ thuộc vào nicotine.

Các chuyên gia cho hay, bupropion và varenicline đều được chứng minh là những cách cai thuốc lá an toàn và hiệu quả cho những người không thể cai thuốc lá nhờ tư vấn. Tuy nhiên, sử dụng các liệu pháp cai thuốc lá này cần tham khảo lời khuyên từ chuyên gia y tế.photo-1636434095860

Có khoảng 60% người nghiện thuốc muốn cai thuốc lá.

4. Các phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá

Các chuyên gia y tế đưa số cách có thể giúp hạn chế cảm giác thèm thuốc lá:

  1. Trì hoãn hút thuốc: Hãy trì hoãn càng lâu càng tốt trước khi nhượng bộ.
  2. Hít thở sâu: Hít thở sâu 10 lần để cơ thể thư giãn từ bên trong cho đến khi cơn thèm thuốc qua đi.
  3. Uống nước: Uống nước là một cách thay thế lành mạnh hơn là ngậm điếu thuốc trong miệng.
  4. Khi thèm thuốc nên hướng vào một hành động khác như: Đi tắm, đọc sách, đi dạo, nghe nhạc...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Từ khóa » Thuốc Cai Thuốc Lá Có Tốt Không