Liệu Rằng đã Đánh Cầu Lông Hay Rồi Thì Đánh Vợt Nào Cũng Hay

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Việc sở hữu một cây vợt cầu lông tốt nhất cho riêng mình là điều mơ ước của bất kì một người chơi nào. Điều này góp một phần rất lớn giúp các lông thủ đạt tốc độ nhanh nhất, sức mạnh lớn nhất, phát huy tối đa kỹ thuật của bản thân cùng hạn chế các pha cầu lỗi. Vậy liệu rằng đã Đánh Cầu Lông hay rồi thì Đánh Vợt Nào cũng hay ??? Hôm nay, ShopVNB xin giải đáp thắc mắc này cùng chia sẻ đến các lông thủ Chi tiết Cách chọn Vợt Cầu Lông sao cho phù hợp với bản thân mình nhất. Đảm bảo sẽ có rất nhiều thông tin cực hay và bổ ích qua bài viết bên dưới đây đấy nhé !

Liệu rằng đã Đánh Cầu Lông hay rồi thì Đánh Vợt Nào cũng hay ??? - Chi tiết Cách chọn Vợt Cầu Lông !

Liệu rằng đã Đánh Cầu Lông hay rồi thì Đánh Vợt Nào cũng hay ???

- Câu hỏi gần đây được giới cầu lông quan tâm rất nhiều đó là "Liệu rằng đã Đánh Cầu Lông hay rồi thì Đánh Vợt Nào cũng hay ???" Theo ý kiến cá nhân của ShopVNB thì mỗi một người chơi cầu lông đều có lối đánh của riêng mình: Có người yêu thích lối đánh Tấn Công chuyên Đập Cầu, có người yêu thích lối đánh Phản Tạt, Băt Lưới,...  Nên chính vì vậy quan điểm "Đã đánh hay rồi thì Vợt nào cầm vào đánh cũng tốt ?" là không chính xác nha các bạn.

- Điều này chỉ đúng khi các vận động viên Chuyên Nghiệp thi đấu với các người chơi Phong Trào, các bạn mới bắt đầu Tập Chơi vì sự chênh lệch trình độ, kĩ năng xử lí cầu có thể bù trừ qua còn khi các tay vợt thi đấu ở trình độ Ngang Nhau và sử dụng một cây vợt không phù hợp với bản thân có thể làm giảm đi 10 - 20% công lực đấy nhé ! Ví dụ như các vận động viên có lối đánh Tấn công Mạnh Mẽ, chuyên Đập cầu lại bắt họ sử dụng cây vợt nhẹ, thiên về khả năng Bắt Lưới khi thi đấu ở cùng một cấp độ thì không thể nào làm họ phát huy được hết khả năng của mình, không những vậy mà nó còn gây cản trở rất nhiều ở lối đánh của họ. Nên chính vì vậy, việc chọn được một cây vợt phù hợp với lối đánh của bản thân là một điều hết sức quan trọng trong cầu lông đấy nhé !

Chi tiết Cách chọn Vợt Cầu Lông sao cho phù hợp với bản thân mình nhất !

- Một số yếu tố cần thiết của một cây vợt cầu lông sẽ được đề cập dưới đây đảm bảo sẽ giúp các lông thủ chọn được một cây vợt cầu lông phù hợp với bản thân mình nhất. Đặc biệt điều quan trọng đầu tiên chính là bạn cần tìm một cây vợt cầm vào thấy vừa tay không nhất thiết là phải có giá cao sẽ đánh ngon đâu nhé !

1. Trọng lượng của vợt cầu lông và trọng lượng khi vung vợt:

- Trọng lượng của một cây vợt cầu lông được đo bằng đơn vị G (gram) và được tính bằng thông số U sẽ được nhà sản xuất ghi trên phần cán vợt và dĩ nhiên là vợt còn chưa bóc cốt, chưa lên lưới đấy nhé !

+ U: 95 - 100g + 2U: 90 - 95g + 3U: 85 - 90g + 4U: 80 - 85g + 5U: 75 - 80g + 6U (F): 70 - 75g + 7U (2F): 65 - 70g + 8U (3F): 60 - 65g

- Thông số trên đây đã bao gồm tất cả các sản phẩm vợt trên toàn Thế Giới từ nặng nhất đến nhẹ nhất, đương nhiên vợt càng nặng sẽ cung cấp cho người sử dụng thêm nhiều sức mạnh và yêu cầu người chơi phải có một lực tay đủ khỏe.

- Ví dụ trên trên hai cây vợt Yonex Astrox 88D PRO phiên bản 3U và 4U cùng lên 1 loại quấn cán và một loại lưới, căng cùng số kg thì chắc chắn khi đánh cầu 88D PRO 3U sẽ phát một lực mạnh hơn và cho quả cầu đi xa hơn so với phiên bản 88D PRO 4U.

- Trọng lượng khi vung vợt chính là cảm giác " nặng hoặc nhẹ " khi người chơi múa vợt sẽ được tính bằng đơn vị kg/cm2, trọng lượng khi vung vợt càng cao sẽ cho người chơi có thêm nhiều sức mạnh trong các pha ra cầu. Hầu hết tất cả các cây vợt cầu lông trên thị trường hiện nay có trọng lượng vung vợt vào khoảng 75 - 100 kg/cm2.

- Ngoài ra, trọng lượng khi vung vợt phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng, độ cân bằng, chiều dài, kích thước đầu vợt cùng thân vợt cứng hay mềm. Và trọng lượng khi vung vợt là một hệ số có thể được đo bằng thiết bị xoay giữ vợt từ đáy và vung vợt đấy nhé !

Trọng lượng của vợt cầu lông và trọng lượng khi vung vợt

2. Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông - Điểm cân bằng:

- Điểm cân bằng của một cây vợt có thể được đo bằng máy xác định điểm cân bằng được tính bằng đơn vị mm mô tả khoảng cách từ điểm cuối cùng của cán vợt đến điểm giữ cho cây vợt được thăng bằng trải dài từ khoảng 280 - 330mm.

+ Vợt nặng đầu: >= 295mm. + Vợt cân bằng: < 295mm.

Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông - Điểm cân bằng

3. Chiều dài của vợt cầu lông:

- Chiều dài của một cây vợt cầu lông là khoảng cách xác định từ đỉnh đầu vợt đến điểm cuối cùng của cán vợt. Chiều dài chuẩn của một cây vợt cầu lông 2021 hiện nay là 675mm. 680mm là chiều dài dài nhất mà BWF quy định cho một cây vợt cầu lông. Có phép đo cho biết rằng thêm 5% chiều dài vợt sẽ tăng thêm 30% diện tích đánh. 

- Cùng xem ảnh hưởng của chiều dài đối với vợt như sau:

+ Chiều dài bình thường của một cây vợt được BWF xác định: 664-680mm. + Chiều dài tiêu chuẩn: 675mm + Vợt tấn công: 675mm - 680mm + Vợt phòng thủ: 665mm - 670mm

Chiều dài của vợt cầu lông

4. Độ Cứng của Đũa Vợt:

- Độ cứng của đũa vợt cầu lông có thể được đo bằng đồ gá máy giữ khoảng cách 23cm giữa hai điểm cố định của đũa vợt. Vật nặng 20kg được cho từ từ vào giữa phần cố định cho đến khi đứng yên. Biến dạng dọc của đũa được đo để mô tả độ cứng của đũa và đơn vị tính sẽ là mm.

Độ Cứng của Đũa Vợt

- Độ cứng càng lớn thì trục sẽ càng dẻo. Và đặc biệt mỗi một thương hiệu cầu lông trên Thế Giới chằng hạn như Yonex, Lining, Victor đều có một thông số độ cứng riêng khi làm vợt. Một số hãng cho biết chính xác con số, trong khi một số chỉ cho biết cứng, mềm vừa phải hoặc đánh dấu 1, 2, 3, 4, 5. Chính vì vậy, bạn nên hỏi cửa hàng độ cứng chính xác của đũa vợt trước khi mua để so sánh với các vợt khác nhau giữa các nhãn hiệu khác nhau. Hầu hết các độ cứng phổ biến trên vợt có thể được tìm thấy trên thị trường như sau:

+ 7.5: Siêu cứng + 8.0: Cứng + 8.5: Cứng trung bình + 9.0: Trung bình + 9.5: Dẻo

Độ Cứng của Đũa Vợt

- Những cây vợt dành riêng cho phong cách chơi tấn công mạnh mẽ có độ cứng dao động từ khoảng 7.5 - 9.0. Cho lối đánh phòng thủ, điều cầu và linh hoạt thì từ 9.0 - 9.5. Đũa vợt càng dẻo sẽ hỗ trợ lực cho người chơi khi mặt lưới tiếp xúc vào quả cầu.

- Ví dụ trên cùng một lực đánh, đũa vợt càng dẻo sẽ cho nhiều khả năng uốn cong, khoảng cách uốn cong nhiều sẽ cho ra lực đánh càng mạnh, ít phản lực trở lại vào bắp tay. Nhưng cũng vì điều này sẽ cho đũa vợt có thời gian phục hồi lại trạng thái ban đầu càng lâu dẫn đến điều khiển góc kém không phù hợp cho những pha đập cầu liên tục và bỏ nhỏ sát lưới.

- Đũa của một cây vợt cầu lông là thành phần thiết yếu tạo nên tốc độ nhanh nhất trên Thế Giới so với các môn thể thao dùng vợt khác. Đặc biệt, nhờ công nghệ hiện đại được áp dụng ngày nay mà rất nhiều ý tưởng sáng tạo có thể được thực hiện trong yếu tố quan trọng này.

- Trong thiết kế truyền thống, cách duy nhất để có nhiều sức mạnh hơn trong tấn công là làm cho đầu nặng. Ngày nay, người ta có thể điều khiển điểm uốn của trục ở vị trí cao, giữa hoặc thấp nhằm nhấn mạnh các đặc điểm của một lông thủ yêu thích lối đánh nào giúp người chơi có được những cú đánh thuận tay nhiều lực hơn và những cú đánh trái tay kiểm soát dễ dàng hơn. Công nghệ tốt không chỉ được thiết kế cho các tay vợt chuyên nghiệp mà còn cho mọi người chơi phong trào có được một trận cầu đẳng cấp và nhiều thú vị hơn.

- Ngoài ra, thời gian một quả cầu lưu lại trên vợt khi đập là 0,004-0,006 giây và theo lối đánh ngày càng Nhanh Hơn trên Thế Giới hiện nay dẫn đến các thiết kế truyền thống sẽ thay đổi, phải tạo ra các đũa vợt thật cứng để cây vợt có thể hồi phục nhanh nhất sau mỗi cú đánh tạo nên các pha cầu tấn công dồn dập và liên tục.

5. Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông - Hình dạng Khung Vợt:

- Có ba hình dạng Khung Vợt cầu lông trên thị trường nhau sau:

+ Truyền thống: 330 cm2 (51 in2) + ISO: 340 cm2 (53 in2) + Extra-ISO: 370 cm2 (57 in2)

- Ảnh hưởng trực tiếp của khung vợt là đến các điểm ngọt. Điểm ngọt còn được gọi là khu vực hiệu quả khi đánh vào quả cầu giúp quả cầu có đường bay chuẩn nhất theo đúng ý người chơi. Điểm ngọt càng lớn thì công suất càng lớn nhưng cũng cho độ kiểm soát và độ chính xác càng kém.

- Do không mong muốn có bất kì một sai lầm nào trong một trận đấu, hầu hết các tuyển thủ chuyên nghiệp đều sử dụng khung Extra-ISO. Cũng vì lẽ đó, đa số các cây vợt cầu lông trên thị trường hiện nay đều được thay thế từ Các khung truyền thành khung ISO hoặc Extra-ISO đấy nhé !

Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông - Hình dạng Khung Vợt

6. Mặt cắt ngang của khung vợt:

- Một cây vợt lý tưởng phải có độ linh hoạt và tốc độ ra vợt tốt khi các lông thủ phát lực. Nó nghe có vẻ tham lam, tuy nhiên, không khó với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại ngày nay. Nó có thể được nhận ra bởi tiết diện khác nhau áp dụng cho các phần khác nhau của khung. Bên cạnh tốc độ và sức mạnh, nó cũng có thể mang lại độ bền, sự ổn định, v.v. cho cùng một cây vợt. Mặt cắt phổ biến nhất của khung có thể được tìm thấy dưới đây:

+ Box-shape: Hỗ trợ tối đa cho sức mạnh, bền bỉ cao, linh hoạt kém + Wing-shape: Hỗ trợ linh hoạt tốt, khả năng điều khiển hơi kém.

Mặt cắt ngang của khung vợt

- Ngày nay, đa số các cây vợt thiên về đánh đôi thường được vác mỏng trên khung giúp tốc độ vung vợt được nhanh hơn hoàn hảo trong các pha xử lí cầu tốc độ, liên tục. VD như: Victor BS 12, Lining TurboCharging 75D, Yonex Nanoflare 700,...

- Còn riêng trong đánh đơn thường đòi hỏi sức mạnh bộc phá cao nên các cây vợt chuyên đơn thường sử dụng khung dạng hình hộp. VD như: Yonex Astrox 99, Lining Tectonic 7C, Mizuno Fortius 10 Quick,...

7. Hướng dẫn cách chọn vợt cầu lông - Kích thước cán cầm:

- Nhiều người thường chú ý đến điểm cân bằng, độ cứng, trọng lượng của vợt nhưng rất ít người chú ý đến phần cán cầm vợt. Đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng đấy nhé và trên mỗi một cây vợt đều được kích thước tay cầm lớn nhỏ như thế nào được trải dài từ G1 - G6.

+ G1 = 95mm + G2 = 92mm + G3 = 89mm + G4 = 86mm + G5 = 83mm + G6 = 80mm

Hướng dẫn cách chọn vợt cầu lông - Kích thước cán cầm

Hướng dẫn cách chọn vợt cầu lông - Kích thước cán cầm

- Ở Châu Âu, kích thước tay cầm phổ biến nhất là G4, trong khi ở Châu Á là G5. Luôn luôn cần có một khoảng trống ở giữa ngón giữa và bàn tay sau khi nhẹ nhàng cầm vợt. Tay cầm quá nhỏ có thể khiến vợt văng ra xa trong quá trình chơi và không đủ lực đập, trong khi tay cầm quá lớn có thể gây chấn thương cơ tay và cánh tay. Bóc cốt vợt hoặc sử dụng thêm các sản phẩm như quấn cán và quấn lót cán sẽ tăng kích thước cán cầm vợt. Đặc biệt khi sử dụng theo các cách trên sẽ cho các cạnh gỗ trên cán cầm vợt được rõ ràng hơn giúp các lông thủ khi ra vợt sẽ mượt mà hơn.

- Một điều quan trọng là phải chú ý đến cách quấn cán vợt. Người chơi thuận tay trái nên sử dụng tay trái để nắm chặt vợt và sử dụng tay phải để giữ vợt, như hình bên dưới bên phải. Và ngược lại đối với người chơi thuận tay phải, hãy xem hình bên dưới bên trái.

Hướng dẫn cách chọn vợt cầu lông - Kích thước cán cầm

Xem thêm:

- Top 5 các siêu phẩm Vợt cầu lông tầm trung chất lượng, đáng mua nhất năm 2021.

- Swing Weight là gì và bạn hiểu như thế nào về trọng lượng khi vung vợt trong cầu lông ???

Trên đây là bài viết chia sẻ của ShopVNB về "Liệu rằng đã Đánh Cầu Lông hay rồi thì Đánh Vợt Nào cũng hay ??? - Chi tiết Cách chọn Vợt Cầu Lông !" mong rằng sẽ cung cấp thêm cho các lông thủ một thông tin thật hay và vô cùng thiết yếu để giúp các bạn chọn được một cây vợt phù hợp nhất với bản thân mình nhé !

Từ khóa » Cán Vợt Cầu Lông Dài Bao Nhiêu