Linh Kiện điện Tử - .vn

Bản đồ Đối tác
  • Tại sao việt nam?
  • Ngành công nghiệp
  • Cơ hội đầu tư
  • Địa điểm đầu tư
    • Địa phương
    • Khu công nghiệp
  • Hướng dẫn đầu tư
    • Tổng quan
    • Thành lập công ty
    • Góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp
    • Các hình thức đầu tư khác
    • MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
  • Liên hệ
Trang chủ Linh kiện điện tử TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGÀNH LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 1. Nguyên liệu đầu vàoViệt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn linh kiện điện tử nhập khẩu. Tỷ giá và giá nguyên liệu biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo ước tính của Bộ Công thương, ngành CNPT hiện phụ thuộc đến 80% vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu. Các loại nguyên liệu chính để sản xuất linh kiện điện tử gồm sắt, nhôm, đồng, bạc, vàng và palladium. Giá các loại nguyên liệu đầu vào chính trong sản xuất linh kiện điện tử sau khi tăng mạnh trong năm 2017 đã bắt đầu sụt giảm vào cuối quý 1/2018 và tiếp tục xu hướng này trong 2 quý tiếp theo do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây áp lực giảm giá lên thị trường. Tuy nhiên, giá một số kim loại và kim loại quý đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong quý 3, đặc biệt là giá Palladium. 2. Tình hình sản xuấtGiá trị sản xuất ngành Linh kiện điện tử đã tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt 27% trong giai đoạn 2011 – 2017. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành Linh kiện điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018 ước tăng hơn 1.5% so với cùng kỳ năm 2017 do doanh số bán ra các loại chip, linh kiện của Samsung vẫn tiếp tục tăng trưởng dẫn đến việc đẩy mạnh sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam để sản xuất chip, chất bán dẫn và bộ xử lý di động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước đang tích cực xuất khẩu linh kiện điển tử sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và mở rộng thị phần, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng máy tính, linh kiện điện tử sang các nước và khu vực khác như Hàn Quốc, ASEAN, Canada, Trung Quốc, Nga. 3. Tình hình tiêu thụThống kê của Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công thương cho thấy, trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, các doanh nghiệp nội địa đã đáp ứng 30 - 35% nhu cầu linh kiện đối với điện tử gia dụng, trong khi cung ứng cho các lĩnh vực hạ nguồn khác còn khá thấp: Điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dùng cho công nghệ cao chỉ đạt 5%, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử nội địa hiện chỉ là 12%, còn lại là 88% nhập từ nước ngoài, từ nhập linh kiện điện tử cao cấp đến linh kiện cơ khí, nhựa, cao su.Giá trị tiêu thụ ngành Linh kiện điện tử tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép CAGR đạt khoảng 45% trong giai đoạn 2010 – 2017. Giá trị tiêu thụ của ngành Linh kiện điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh khoảng 29% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu linh kiện điện tử ngày càng tăng cao của các tập đoàn điện tử đa quốc gia tại Việt Nam như Samsung, LG, Nokia… Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam tiếp tục là Trung Quốc. 4. Xuất nhập khẩu4.1. Điện thoại các loại và linh kiệnTính trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này cho thấy, sản phẩm điện thoại và linh kiện không những là mặt hàng giữ vững về mức tăng trưởng xuất khẩu cao mà còn đóng góp đáng kể trong việc giảm nhập siêu của cả nước trong năm qua. Trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI tăng hơn 16% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam phần lớn có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang gần 40 thị trường trên thế giới, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: EU, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, UAE... Trong 9 tháng đầu năm 2018, EU là thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện lớn nhất của Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 11% so cùng kỳ năm 2017. Trong 9 tháng năm 2018, nhập khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại của Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng 1.3% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng kép CAGR đạt gần 60% từ năm 2010 đến năm 2017. Nguyên nhân khiến nhập khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại tăng mạnh trong những năm gần đây là do khối doanh nghiệp FDI trong năm những năm gần đây đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng sản xuất, tuy nhiên, mặt hàng này tại Việt Nam đa số chưa cung cấp được và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nên các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu về để có thể đưa vào sản xuất. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam từ Trung Quốc đạt cao nhất tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng hơn 37%. Mặc dù đạt kim ngạch không lớn như 2 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện từ Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 3 thị trường cung cấp điện thoại và linh kiện lớn nhất cho Việt Nam, tăng hơn 137% so với cùng kỳ năm 2017. 4.2. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiệnXuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng vị trí thứ 3 trong nhóm 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam đã xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang 38 thị trường. Trong đó, có 5 thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất từ Việt Nam. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với gần 2 tỷ, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm hơn 9.5% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép hàng năm (CAGR) đạt gần 30% trong giao đoạn 2011 – 2017. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trong 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt gàn 31 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI chiếm hơn 92% tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam.10 quốc gia xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang thị trường Việt Nam chiếm khoảng 93% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018. Trong đó, Hàn Quốc tiếp tục là thị thường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018. Đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch đạt gần 5.5 tỷ USD, tăng gần 7.5% so với cùng kỳ năm 2017. 5. Phân tích SWOT 6. Dự báo Tốc độ tăng trưởng của ngành điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh trong giai đoạn tới. Quy hoạch công nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đưa ra mục tiêu về tăng trưởng GTSXCN ngành điện tử, công nghệ thông tin rất cao, giai đoạn đến 2020 đạt 17 - 18%/năm; giai đoạn đến năm 2030 đạt 19 - 21%/năm. Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Trong dài hạn, chính phủ kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử sẽ đạt mức 40 tỷ USD trước năm 2017, tương ứng mức phát triển trung bình 5% mỗi năm. Tuy nhiên, khả năng duy trì sự bền vững trong ngành công nghiệp này trong dài hạn còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể đẩy mạnh sản lượng và chuỗi giá trị không.Theo SIDEC, trong giai đoạn đến 2020, ngành Linh kiện điện tử sẽ tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho các điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển...). Giai đoạn sau 2020, các lĩnh vực như thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế sẽ có nhu cầu cao về các linh kiện phụ tùng điện – điện tử sản xuất trong nước.Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC Phân tích và Báo cáo Ngành công nghiệp Cao su thiên nhiên Da giày Dệt may Dược Linh kiện điện tử NGÀNH SỮA (Q2/2020) Nhựa Nhựa Ô tô Sữa và các sản phẩm sữa Than Thép Thủy sản Xi măng Ý kiến chuyên gia về môi trường đầu tư của ngành Bản đồ hành chính Bản đồ vùng nguyên liệu Bản đồ khu công nghiệp Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác

Từ khóa » Trọng Linh Kiện