Lình Xình Khó Chịu, Nhiều Quỹ Ngoại đang Thua Trên Thị Trường Chứng ...
Có thể bạn quan tâm
Vn-Index sau khi vượt đỉnh 1.500 thời điểm đầu năm đến nay gần như lình xình đi ngang suốt bởi thị trường đối diện nhiều yếu tố tiêu cực đến từ áp lực lạm phát tăng cao, Fed tăng lãi suất, rủi ro địa chính trị Nga - Ukraine, dòng vốn vào cổ phiếu có dấu hiệu sụt giảm toàn cầu. Tỷ trọng tiền mặt trong danh mục cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2020, theo khảo sát các nhà quản lý quỹ của Bank of America Merill Lynch.
Tại thị trường cổ phiếu Việt Nam, căng thẳng địa chính trị khiến dòng vốn các quỹ đầu tư cổ phiếu vào Việt Nam chững lại. Giao dịch ETF quay trở lại rút ròng nhẹ trong tháng 2. Trong đó, quỹ VFM VN30 ETF ghi nhận mức rút vốn mạnh nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây, đẩy mạnh rút vốn lên -744 tỷ đồng trong tháng 2, bên cạnh FTSE Vietnam ETF cũng rút nhẹ -27 tỷ đồng và tạo áp lực lên dòng vốn.
Các quỹ đầu tư ngoại cũng có những tháng đầu năm giao dịch kém hiệu quả. Thậm chí, nhiều quỹ ngoại cũng đang chịu lỗ.
Ghi nhận tại quỹ Pyn Elite Fund, hiệu suất quỹ này đã âm 2,85% trong tháng 2 vừa qua trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng 9,57%. Tính từ đầu năm, hiệu suất Pyn Elite Fund giảm 0,21% so với đầu năm do ảnh hưởng bởi biến động các cổ phiếu như CTG, VHM, HDB và VRE.
Tính tới cuối tháng 2/2022, quy mô danh mục Pyn Elite Fund đạt 857 triệu Euro (khoảng 943 triệu USD), trong đó VHM vẫn là khoản đầu tư lớn nhất với tỷ trọng 17,9%, xếp tiếp theo lần lượt là CTG (14,7%), TPB (9,9%), MBB (9,4%), VRE (9,4%)… Nhìn chung, top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục quỹ không có nhiều xáo trộn so với tháng trước.
Trường hợp Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), một trong những quỹ ETF lâu đời và lớn nhất thị trường Việt Nam với danh mục 546 triệu USD đã ghi nhận hiệu suất danh mục âm 7,3% kể từ đầu năm 2022 đến nay.
Trong khi đó, một quỹ thuộc Dragon Capital là Vietnam Equity Fund (VEF) ghi nhận hiệu suất âm 2,95% trong tháng 1/2022, đây là mức âm cao nhất kể từ khi quỹ này đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 đến nay. Danh mục của VEF có đến 31,16% là ngân hàng, 23,53% là bất động sản, 7,06% là nguyên vật liệu còn lại là nhóm khác. Top 10 cổ phiếu nắm giữ lớn nhất của VEF gồm MWG, MBB, HPG, VND, VCB, DXG, VPB, VHM, KBC, TCB. Tổng giá trị quỹ đến thời điểm đầu năm 2022 là 374,42 triệu USD.
Với Vietnam Holding Limited, quỹ này ghi nhận hiệu suất âm 3,6% trong tháng 1 đầu năm 2021. Tính từ đầu năm đến nay, hiệu suất quỹ này đã âm 0,6%. Đại diện quỹ ông Craig Martin cho rằng trong bất kỳ trường hợp nào vẫn chọn giữ ổn định và giữ nguyên danh mục với kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi trong thời gian tới.
Một quỹ nữa là VinaCapital Vietnam - VOF, hiệu suất hoạt động cũng phù hợp với thị trường, giảm 0,5% trong tháng 1/2022 do lợi nhuận nhóm nguyên vật liệu chiếm 20,6% tổng tài sản giảm 5,2%; nhóm Bất động sản chiếm 25,4% danh mục giảm 2,1%. Hiện, các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục quỹ này có thể kể đến như HPG, KDH, EIB, VHM, FPT, ACG, ACV...
Thị trường tài chính toàn cầu đang trong giai đoạn bất ổn với nhiều rủi ro liên quan đến lạm phát, Fed tăng lãi suất, căng thăng địa chính trị Nga - Ukraine. Tâm lý thận trọng của giới đầu tư đã khiến dòng tiền vào tài sản tài chính quay đầu giảm mạnh trong tháng 2 vừa qua.
Tuy nhiên, phân bổ dòng vốn trong thời gian tới vẫn tập trung vào thị trường cổ phiếu. Theo khảo sát từ Bank of American Merill Lynch, phần lớn các nhà quản lý quỹ đều cho rằng tăng trưởng kinh tế thế giới đã qua giai đoạn đỉnh và bắt đầu chuyển sang “chu kỳ muộn”, tuy nhiên chỉ 30% nhà quản lý cho rằng thị trường cổ phiếu sẽ vào trạng thái thị trường gấu trong năm 2022.
Xu hướng dòng tiền sẽ tiếp tục dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu giá trị và hưởng lợi từ việc tăng lãi suất và môi trường lạm phát cao như ngân hàng, năng lượng thay vì vào nhóm cổ phiếu công nghệ.
Trong tuần giao dịch 28/2-43/, dòng vốn vào Việt Nam ghi nhận ở mức tích cực trong tuần qua, thu hút 13triệu USD. Cụ thể, hoạt động của dòng vốn chỉ tập trung chủ yếu trên hai ETFs chủ đạo (VFMVN30 ETF và VFMVN Diamond). VFMVN30 ETF bị rút vốn ở mức cao nhưng lực cầu lại tăng mạnh trên VFMVN Diamond .
Từ khóa » Những Quỹ đầu Tư ở Việt Nam
-
3. Một Số Quỹ đầu Tư Uy Tín đang Hoạt động Tại Việt Nam
-
Các Quỹ đầu Tư Uy Tín Nhất Việt Nam Hoạt động Ra Sao Trong Quý 1 ...
-
[Cập Nhật] Danh Sách Các Quỹ đầu Tư Tại Việt Nam Lớn Và Uy Tín Nhất ...
-
Các Quỹ đầu Tư Tại Việt Nam Uy Tín Và Lợi Nhuận Hấp Dẫn | Timo
-
Danh Sách Các Quỹ Đầu Tư Uy Tín Nhất Đang Hoạt Động Tại Việt ...
-
TOP 6 Công Ty Quản Lý Quỹ Hàng đầu Việt Nam để đầu Tư CCQ - Infina
-
Top 10 Quỹ đầu Tư Tốt Nhất Việt Nam - TheBank
-
CẨM NANG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
-
Quỹ đầu Tư Chứng Khoán
-
Hồ Sơ Quỹ - Danh Sách Các Quỹ đầu Tư
-
Các Loại Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam - Tư Vấn Pháp Luật
-
Các Quỹ đầu Tư Uy Tín Tại Việt Nam Nào đáng để đầu Tư?VNDIRECT
-
Các Loại Quỹ đầu Tư Khác Nhau - Dragon Capital
-
Tiềm Năng Lớn Với Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam