List 200 Bài Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin Hay Nhất

Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận chính cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính vì vậy, việc học môn kinh tế chính trị Mác-Lênin có vai trò cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng, làm tiền đề cho các môn học như quản lý kinh tế, kinh tế phát triển… Trong bài viết này, Luận Văn 2S sẽ cung cấp đến bạn các kiến thức xoay quanh việc lựa chọn đề tài và viết tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin. Cùng tham khảo nhé!

Xem Thêm:

→ Kho 499 bài tiểu luận triết học lý luận và thực tiễn

→ Hướng dẫn cách làm tiểu luận triết học chi tiết

Cách chọn đề tài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin

Tương tự như các môn học khác, chủ đề của bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin cũng sẽ dựa trên cơ sở các kiến thức đã được giới thiệu trong môn học. Bao gồm:

  • Những lý luận cơ bản của kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác
  • Lý luận của Lênin về chủ nghĩa Tư bản độc quyền nhà nước và những biểu hiện mới trong chủ nghĩa tư bản ngày nay
  • Sở hữu và quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Sinh viên có thể lựa chọn một trong số các chủ đề trên tùy theo sở trường của bản thân để phát triển đề tài cho bài tiểu luận của mình.

tieu_luan_kinh_te_chinh_tri_mac_lenin_luanvan2sHướng dẫn cách chọn đề tài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin

Bạn chưa có kinh nghiệm viết tiểu luận? Bạn phân vân không biết lựa chọn đề tài như thế nào? Phát triển tiểu luận ra sao? Hoặc đơn giản quỹ thời gian của bạn không đủ để hoàn thành bài tiểu luận như ý. Tham khảo ngay dịch vụ viết tiểu luận thuê của Luận Văn 2S TẠI ĐÂY

Một số đề tài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin

Dưới đây, bạn có thể tham khảo một số tên đề tài tiểu luận kinh tế chính trị mẫu

  1. Phân tích lịch sử ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa trên Thế giới. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam hiện nay
  2. Tìm hiểu quy luật giá trị của Mác-Lênin và sự tác động của nó đến Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay
  3. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ trên thế giới và Việt Nam
  4. Quan điểm lý luận cơ bản của các nhà kinh tế học về hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa
  5. Lý luận về hàng hóa và vai trò của Nhà nước trong điều tiết giá cả hàng hóa
  6. Phân tích tác động của điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quy luật giá trị. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam hiện nay
  7. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam
  8. Vận dụng lý luận nhận thức theo quan điểm triết học Mác-Lênin vào nền kinh tế Việt Nam trước và sau đổi mới
  9. Quy luật giá trị và tầm quan trọng của nó trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
  10. Lý luận thực tiễn và sự vận dụng lý luận thực tiễn vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta
  11. Tìm hiểu nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và sự vận dụng vào đường lối đổi mới đất nước của Đảng ta
  12. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng mối liên hệ phổ biến trong phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay
  13. Phân tích thực trạng, nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện hay vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác-Lênin
  14. Phép biện chứng về mâu thuẫn và biểu hiện của mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
  15. Phân tích những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
  16. Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày nay
  17. Vấn đề đổi mới quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam
  18. Vai trò của công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  19. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế của Việt Nam hiện nay
  20. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng học thuyết kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
  21. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Vận dụng vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
  22. Những vấn đề lý luận về lạm phát. Thực trạng lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
  23. Phân tích ảnh hưởng của những chính sách kinh tế - xã hội đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam
  24. Tính tất yếu và nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay
  25. Nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội. Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện nước ta hiện nay

tieu_luan_kinh_te_chinh_tri_mac_lenin_luanvan2s_Tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin mẫu

Tải trọn bộ 200 bài tiểu luận kinh tế chính trị tại: https://bit.ly/2Kkrtxl

Mẫu lời mở đầu tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác-Lênin

Đề tài: Tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin về hàng hóa

LỜI MỞ ĐẦU

“Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong một giới hạn nhất định do sự hạn chế của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có những thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều hơn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao là nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng, thỏa mãn tối đa với số lượng hàng hóa khổng lồ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại các hạn chế nhất định, đặc biệt là trong chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN). TBCN xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ và sự phân hóa xã hội sâu sắc. Điều này đã được Mác-Ăngghen nhận biết trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế xã hội: TBCN chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn, nơi mà con người có quyền tự do, bình đẳng, văn minh, xã hội công bằng, nền kinh tế phát triển bền vững - Chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, Đảng ta đã xác định đưa đất nước đi lên theo con đường CNXH. Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là bước trong sự nghiệp quá độ lên CNXH của nước ta. Theo đó, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà nước là chủ chương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Cho đến ngày hôm nay, sau hơn 10 năm thực thực hiện đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em đã lựa chọn Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam làm đề tài cho bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin của mình.”

Từ khóa » Bố Cục Bài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị