Lít – Wikipedia Tiếng Việt

lít
Một lít là thể tích của một hình lập phương có cạnh 10 cm.
Thông tin đơn vị
Hệ thống đơn vịHệ đo lường quốc tế
Đơn vị củaThể tích
Kí hiệuL hoặc l hoặc (ℓ)[1]
Được đặt tên theolitron
Chuyển đổi đơn vị
1 L trong ...... bằng ...
   Đơn vị cơ sở SI   10−3 m3
   Hoa Kỳ đơn vị thông lệ   0264 gallon
Cốc bia một lít (tiếng Đức: Maßkrüge) tại lễ hội Oktoberfest năm 2006 ở Đức

Lít (tiếng Anh: Litre theo cách viết Anh Anh hoặc liter theo cách viết của tiếng Anh Mỹ) (ký hiệu SI là L hay l,[1] ký hiệu khác được sử dụng: ℓ) là một đơn vị đo thể tích. 1 lít tương đương với 1 đêximét khối (dm³), 1.000 xentimét khối (cm³) hoặc 0,001 mét khối (m³). Một đêximét khối (hoặc lít) chiếm thể tích 10 cm × 10 cm × 10 cm (xem hình vẽ) và bằng một phần nghìn mét khối.

Ban đầu, hệ mét của Pháp sử dụng lít làm đơn vị cơ sở. Từ lít có nguồn gốc từ litron, một đơn vị cổ trong tiếng Pháp có tên xuất phát từ Byzantine trong tiếng Hy Lạp. Từ Byzantine vốn không phải một đơn vị tính thể tích mà là một đơn vị trọng lượng theo tiếng La Tinh Hậu Trung Cổ, và bằng khoảng 0,831 lít. Lít cũng được sử dụng trong một số phiên bản sau này của hệ mét. Ngoài ra, Lít cũng là một trong số những đơn vị ngoài Sl và được chấp nhận sử dụng với SI,[2] bên cạnh đơn vị thể tích của SI là mét khối (m³). Cách viết mà Văn phòng Cân đo Quốc tế sử dụng là "litre",[2] một cách viết được hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh sử dụng chung. Cách viết "liter" chủ yếu được sử dụng trong tiếng Anh Mỹ.[a]

Một lít nước lỏng có khối lượng gần đúng một kilôgam, vì kilôgam ban đầu được định nghĩa vào năm 1795 là khối lượng của một decimet khối nước ở nhiệt độ băng tan (0 °C).[3] Về sau, mét và kilôgam được định nghĩa lại làm cho mối quan hệ này không còn chính xác nữa.[4]

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Một lít là một decimet khối, là thể tích của một hình lập phương 10 cm × 10 cm × 10 cm (1 L ≡ 1 dm³ ≡ 1.000 cm³). Do đó 1 L ≡ 0,001 m³ ≡ 1.000 cm³ và 1 m³ (tức là mét khối, là đơn vị SI cho thể tích) chính xác là 1.000 L.

Từ năm 1901 đến năm 1964, lít được định nghĩa là thể tích của một kg nước tinh khiết ở tỷ trọng tối đa (+4 °C) và áp suất tiêu chuẩn. Kilôgam lại được quy định là khối lượng của Kilôgam nguyên mẫu quốc tế (một hình trụ platin/iridi cụ thể) và được dự tính có cùng khối lượng với 1 lít nước nêu trên. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng xi lanh quá lớn khoảng 28 phần triệu, do đó trong một thời gian, một lít là khoảng 1,000028 dm³. Ngoài ra, cũng như bất kỳ chất lỏng nào, mối quan hệ khối lượng - thể tích của nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, độ tinh khiết và tính đồng vị của chất đồng vị. Vào năm 1964, định nghĩa liên quan giữa lít và khối lượng đã được thay thế bằng định nghĩa hiện tại. Mặc dù lít không phải là đơn vị SI, nhưng vẫn được CGPM (cơ quan tiêu chuẩn xác định SI) chấp nhận để sử dụng với SI. CGPM đã xác định các ký hiệu được chấp nhận của lít.

Một lít có thể tích bằng milistere, một đơn vị đo lường không phải SI đã lỗi thời thường được sử dụng cho thước đo khô.

Không có tiêu chuẩn quốc tế quy định khi nào sử dụng lít và khi nào sử dụng mét khối. Trong thực tế, lít thường được dùng cho những vật được đo bởi dung tích hoặc kích thước của vật chứa nó (như dung dịch hay hạt trái cây), trong khi mét khối (và các đơn vị dẫn xuất) được dùng cho những vật được đo bằng kích thước hoặc sự chiếm chỗ của nó. Lít cũng thường được dùng trong một số phép tính, như tỉ trọng (kg/L), cho phép dễ dàng so sánh với tỉ trọng của nước.

Tiền tố SI áp dụng cho lít

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù không phải là đơn vị SI chính thức, nhưng Lít vẫn có thể được sử dụng với các tiền tố SI. Đơn vị dẫn xuất được sử dụng phổ biến nhất là mililit, được định nghĩa là một phần nghìn lít, và cũng thường được gọi bằng tên đơn vị dẫn xuất SI là "centimet khối". Đây là một biện pháp được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong y học, nấu ăn và kỹ thuật ô tô. Trong bảng dưới đây là một số đơn vị khác, các thuật ngữ được in đậm là những thuật ngữ thường được sử dụng. Tuy nhiên, một số nhà chức trách không khuyến khích sử dụng một trong số các tiền tố này; ví dụ như ở Hoa Kỳ, NIST ủng hộ việc sử dụng mililit hoặc lít thay vì centilit.[5] Có hai ký hiệu tiêu chuẩn quốc tế cho lít: L và l. Ở Hoa Kỳ, chữ cái trước được ưa chuộng hơn, bởi trong một số phông chữ, chữ l và chữ số 1 có nguy cơ bị nhầm lẫn.[6]

Bội số Tên Ký hiệu Khối lượng tương đương Bội số âm Tên Ký hiệu Khối lượng tương đương
100 L lít l L dm³ decimet khối    
101 L decalít dal daL 101 dm³ mười decimet khối 10−1 L decilít dl dL 102 cm³ một trăm xentimét khối
102 L hectalít hl hL 102 dm³ một trăm decimet khối 10−2 L centilít cl cL 101 cm³ mười xentimét khối
103 L kilolít kl kL mét khối 10−3 L millilít ml mL cm³ xentimét khối
106 L megalít Ml ML dam³ deca mét khối, 1 triệu lít 10−6 L microlít μl μL mm³ milimét khối
109 L gigalít Gl GL hm³ hecta khối 10−9 L nanolít nl nL 106 μm³ một triệu micromét khối
1012 L teralít Tl TL km³ kilômét khối 10−12 L picolít pl pL 103 μm³ một ngàn micromét khối
1015 L petalít Pl PL 103 km³ một ngàn kilômét khối 10−15 L femtolít fl fL μm³ micromét khối
1018 L exalít El EL 106 km³ một triệu kilômét khối 10−18 L attolít al aL 106 nm³ một triệu nanomét khối
1021 L zettaít Zl ZL Mm³ megamét khối 10−21 L zeptolít zl zL 103 nm³ một ngàn nanomét khối
1024 L yottalít Yl YL 103 Mm³ một ngàn megamét khối 10−24 L yoctolít yl yL nm³ nanomét khối

Chuyển đổi đơn vị không thuộc hệ mét

[sửa | sửa mã nguồn]
Hệ

mét

Giá trị gần đúng Đơn vị không thuộc hệ mét Đơn vị không thuộc hệ mét Giá trị tương đương
1 L ≈ 0.87987699 quart Anh 1 quart Anh ≡ 1.1365225 L
1 L ≈ 1.056688 quart Mỹ 1 quart Mỹ ≡ 0.946352946 L
1 L ≈ 1.75975399 pint Anh 1 pint Anh ≡ 0.56826125 L
1 L ≈ 2.11337641 pint Mỹ 1 pint Mỹ ≡ 0.473176473 L
1 L ≈ 0.21996925 gallon Anh 1 gallon Anh ≡ 4.54609 L
1 L ≈ 0.2641720523 gallon Mỹ 1 gallon Mỹ ≡ 3.785411784 L
1 L ≈ 0.0353146667 foot khối 1 foot khối ≡ 28.316846592 L
1 L ≈ 61.023744 inch khối 1 inch khối ≡ 0.016387064 L
1 L ≈ 35.19508 ounce lỏng Anh 1 ounce lỏng Anh ≡ 28.4130625 mL
1 L ≈ 33.814023 ounce lỏng Mỹ 1 ounce lỏng Mỹ ≡ 29.5735295625 mL

Ký hiệu

[sửa | sửa mã nguồn] Lít: Các ký tự Unicode (chữ l)[7]
Ký hiệu Tên Mã Unicode
Lít (chữ L viết thường) U+2113
Microlít U+3395
Millilít U+3396
Decilít U+3397
Kilolít U+3398

Ký hiệu nguyên thủy cho lít là l (chữ l thường).

Để hạn chế nhầm lẫn với số 1, L (chữ L hoa) được chấp nhận là ký hiệu thay thế từ năm 1979. Viện tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng chữ L hoa. Chữ L hoa cũng thường được dùng ở Canada và Úc.

Trước năm 1979, ký hiệu ℓ (l nhỏ viết tay, U+2113), được sử dụng ở một số nước; thí dụ như nó được khuyến cáo bởi ấn phẩm M33 của Viện tiêu chuẩn Nam Phi (South African Bureau of Standards) vào thập niên 1970. Ký hiệu này vẫn được sử dụng phổ biến nhưng không được BIPM chính thức công nhận.

Hiện nay, theo chương trình GDPT 2018 , môn Hóa học có kí hiệu Millilít được viết là mL thay cho kí hiệu cũ trước đó là ml của CTGDPT 2006

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1793, lít được giới thiệu ở Pháp như là "Đơn vị đo lường cộng hoà" (Republican Measures), và được định nghĩa là một đêximét khối. Nó có nguồn gốc từ một đơn vị cũ của Pháp, litron, và tên gọi này xuất phát từ tiếng Hy Lạp và Latinh.

Năm 1879, CIPM sử dụng định nghĩa của lít, và ký hiệu l (chữ l thường).

Năm 1901, tại hội nghị CGPM lần thứ 3, lít được tái định nghĩa dựa trên khoảng không gian chiếm bởi 1 kg nước tinh khiết ở nhiệt độ có tỉ trọng tối đa (3,98 °C) dưới áp suất 1 atm. Với định nghĩa này, 1 lít bằng 1,000028 dm³ (một số tài liệu tham khảo trước kia ghi là 1,000027 dm³).

Năm 1964, tại hội nghị CGPM lần 12, lít lại được định nghĩa thêm lần nữa, trong mối liên hệ chính xác với mét, như là một tên gọi khác cho đêximét khối, tức là chính xác 1 dm³. NIST Reference Lưu trữ 2004-12-04 tại Wayback Machine

Năm 1979, tại hội nghị CGPM lần 16, ký hiệu thay thế L (chữ L hoa) được đưa vào sử dụng. Nó cũng được chấp thuận. Hội nghị này cũng tuyên bố là tương lai chỉ một trong 2 ký hiệu được giữ lại, nhưng vào năm 1990 hội nghị này nói còn quá sớm để làm điều đó.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Claude Émile Jean-Baptiste Litre
  • Pint
  • Gallon

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Metric Conversion Act of 1985 gives the United States Secretary of Commerce the responsibility of interpreting or modifying the SI for use in the United States. The Secretary of Commerce delegated this authority to the Director of the National Institute of Standards and Technology (NIST) (Turner, 2008). In 2008, the NIST published the U.S. version (Taylor and Thompson, 2008a) of the English text of the eighth edition of the Bureau International des Poids et Mesures (BIPM) publication Le Système International d' Unités (SI) (BIPM, 2006). In the NIST publication, the spellings "meter", "liter" and "deka" are used rather than "metre", "litre" and "deca" as in the original BIPM English text (Taylor and Thompson, 2008a, p. iii). The Director of the NIST officially recognized this publication, together with Taylor and Thompson (2008b), as the "legal interpretation" of the SI for the United States (Turner, 2008).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Văn phòng Cân đo Quốc tế (International Bureau of Weights and Measures) (2006). The International System of Units (SI) (PDF) (ấn bản thứ 8). tr. 124. ISBN 92-822-2213-6..
  2. ^ a b Bureau International des Poids et Mesures, 2006, p. 124.
  3. ^ “Décret relatif aux poids et aux mesures du 18 germinal an 3 (7 avril 1795)” [Weights and measures decree dated 18 Germinal, Year 3 (7 April 1795)] (bằng tiếng Pháp). Association Métrodiff. 7 tháng 4 năm 1795. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012. Gramme, le poids absolu d'un volume d'eau pure égal au cube de la centième partie du mètre, et à la température de la glace fondante.
  4. ^ “NIST, 2000”. Ts.nist.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ Kenneth Butcher, Linda Crown, Elizabeth J. Gentry (2006), The International System of Units (SI) – Conversion Factors for General Use Lưu trữ 2010-05-27 tại Wayback Machine.
  6. ^ A. Thompson; B. N. Taylor (4 tháng 3 năm 2020) [First published 2 July 2009]. “Table 6. Non-SI units accepted for use with the SI by the CIPM and this Guide”. National Institute of Standards and Technology. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020.
  7. ^ Unicode Consortium (2019). “The Unicode Standard 12.0 – CJK Compatibility ❰ Range: 3300—33FF ❱” (PDF). Unicode.org. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2019.

Nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bureau International des Poids et Mesures (2006). “The International System of Units (SI)” (PDF). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  • Bureau International des Poids et Mesures. (2006). "The International System of Units (SI)" (on-line browser):
    • Table 6 (Non-SI units accepted for use with the International System). Retrieved 2008-08-24
  • National Institute of Standards and Technology (11 tháng 11 năm 2000). “Appendix C: General tables of units of measurement”. NIST Handbook 44: Specifications, Tolerances, and Other Technical Requirements for Weighing and Measuring Devices. National Institute of Standards and Technology. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2006.
  • National Institute of Standards and Technology. (December 2003). The NIST Reference on Constants, Units, and Uncertainty: International System of Units (SI) (web site):
    • Note on SI units. Retrieved 2008-08-24.
    • Recommending uppercase letter L. Retrieved 2008-08-24.
  • Taylor, B.N. and Thompson, A. (Eds.). (2008a). The International System of Units (SI) Lưu trữ 2016-06-03 tại Wayback Machine. United States version of the English text of the eighth edition (2006) of the International Bureau of Weights and Measures publication Le Système International d' Unités (SI) (Special Publication 330). Gaithersburg, MD: National Institute of Standards and Technology. Retrieved 2008-08-18.
  • Taylor, B.N. and Thompson, A. (2008b). Guide for the Use of the International System of Units (Special Publication 811). Gaithersburg, MD: National Institute of Standards and Technology. Retrieved 2008-08-23.
  • Turner, J. (Deputy Director of the National Institute of Standards and Technology). (16 May 2008)."Interpretation of the International System of Units (the Metric System of Measurement) for the United States". Federal Register Vol. 73, No. 96, p. 28432-3.
  • UK National Physical Laboratory. Non-SI Units

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Sổ tay SI" của BIPM
  • "(Bảng 6 -) Các đơn vị không SI được chấp nhận sử dụng cùng với Hệ đo lường quốc tế" của BIPM Lưu trữ 2013-08-20 tại Wayback Machine
  • Lưu ý của NIST về các đơn vị SI
  • NIST khuyến cáo chữ L hoa
  • Trang "các đơn vị không SI được quốc tế công nhận" của phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh Lưu trữ 2003-06-21 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Các đơn vị SI
Đơn vị cơ bản
  • ampe
  • candela
  • kelvin
  • kilôgam
  • mét
  • mol
  • giây
Đơn vị dẫn xuất
  • becquerel
  • coulomb
  • độ Celsius
  • farad
  • gray
  • henry
  • hertz
  • joule
  • katal
  • lumen
  • lux
  • newton
  • ohm
  • pascal
  • radian
  • siemens
  • sievert
  • steradian
  • tesla
  • vôn
  • watt
  • weber
Đơn vị được chấp nhậnsử dụng với SI
  • decibel
  • độ
    • phút góc
    • giây góc
  • đơn vị khối lượng nguyên tử
  • đơn vị thiên văn
  • electronvolt
  • hecta
  • lít
  • neper
  • ngày
    • giờ
    • phút
  • tấn
  • các đơn vị nguyên tử
  • các đơn vị tự nhiên
Xem thêm
  • Chuyển đổi đơn vị
  • Lịch sử hệ mét
  • Tiền tố SI
  • Định nghĩa lại đơn vị đo lường quốc tế cơ bản 2019
  • Hệ thống đo lường
  • Các tổ chức quốc tế duy trì SI
    • BIPM
    • CGPM
    • CIPM

Từ khóa » đơn Vị Của Dl