LMS Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của Phần Mềm LMS Trong Giáo Dục

Việc cắp sách đến các trung tâm luyện thi giữa hè oi ả đang dần được thay thế bằng một hình thức nhẹ nhàng hơn, đó là học online. Có được sự khác biệt này là nhờ sự xuất hiện của LMS. Vậy LMS là gì? Vai trò và chức năng của phần mềm LMS trong giáo dục ra sao, bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Mục lục

  • Phần mềm LMS là gì?
  • Vai trò và chức năng của LMS là gì?
    • Chức năng của phần mềm LMS là gì?
    • Vai trò của phần mềm LMS đối với giáo viên và học viên
  • Các loại LMS hiện nay và tiêu chí phân loại LMS
    • Các loại LMS
    • Tiêu chí phân loại LMS
  • Khách hàng của hệ thống LMS là ai?

Phần mềm LMS là gì?

Hệ thống LMS (Learning Management System) là một phần mềm quản lý học tập, phân phối, cung cấp toàn bộ các tài liệu, khóa học, video có liên quan đến chương trình đào tạo. LMS được thiết kế giúp người quản lý dễ dàng tiếp cận và làm việc. Ngoài việc cung cấp nội dung, hệ thống LMS cũng có thể xử lý những việc như đăng ký các khóa học, quản trị khóa học và phân tích các kỹ năng.

LMS là gì?
LMS là gì? Vai trò của LMS trong quán lý giáo dục

Dựa vào những chia sẽ của CEO Matt Long tại Groove Technology – một trong những Global Software Company hàng đầu thì thị trường phần mềm LMS đang bùng cháy và là kết quả của việc tăng cường áp dụng eLearning với nhu cầu không ngừng học hỏi. Đây cũng là xu hướng sử dụng công nghệ đám mây để tích hợp hóa quá trình học tập.

Một hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS là “công cụ” hỗ trợ eLearning phổ biến nhất, gồm hai thành phần riêng biệt:

  • Thành phần máy chủ thực hiện các chức năng cốt lõi như: tạo, quản lý và phân phối các khóa học, cung cấp dữ liệu và thông báo, xác thực người dùng,…
  • Giao diện người dùng chạy bên trong trình duyệt của bạn dưới dạng web. hầu hết các hệ thống LMS đều mang bản chất của một thiết kế web học trực tuyến với những tính năng hỗ trợ học tập online cho học viên, được sử dụng bởi quản trị viên, người hướng dẫn.

Vai trò và chức năng của LMS là gì?

Chức năng của phần mềm LMS là gì?

Nếu bạn đang tự hỏi tại sao bạn nên có một hệ thống LMS cho doanh nghiệp, tổ chức của mình, thì chúng ta hãy cùng xem xét về các lợi ích mà nó đem lại: 

  • Chức năng lưu trữ dữ liệu: LMS cho phép người dùng, bao gồm quản trị viên và cả học viên có thể đăng tải các dữ liệu bản mềm, file words, video, ghi âm lên hệ thống. Các dữ liệu được quản lý, phân loại theo danh mục, thời gian, loại tài liệu. Quản trị viên có thể kiểm soát nội dung dễ dàng.
  • Độ bảo mật cao: Một yêu cầu quan trọng đưa ra trong thời đại số hiện nay là sự bảo mật thông tin cá nhân người dùng. Điều này được LMS đáp ứng và đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ các thông tin mật của người dùng, đặc biệt là các thông tin về tài khoản tín dụng, credit card,… 
  • Dễ dàng truy cập: Bạn có thể truy cập vào hệ thống qua nhiều thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bàn, máy tính bảng,… với các hệ điều hành khác nhau như Android, iOS. LMS đảm bảo lưu lượng người dùng cùng truy cập vào hệ thống mà không bị sập hoặc lag. 
  • Chức năng đa chủ thể: Hệ thống LMS cho phép khóa học online có sự tương tác giữa học viên và giảng viên, giữa các học viên đến từ mọi nơi có thể cùng trao đổi.
  • Đa ngôn ngữ, đa quốc gia: LMS phổ biến trên toàn thế giới, kết nối tất cả mọi người thuộc nhiều quốc gia, ngôn ngữ khác nhau, giúp chuyển đổi ngôn ngữ dễ dàng trong cùng một khóa học. 
  • Quản lý lượng người tham gia: thông qua mục đăng ký khóa học, phần mềm LMS kiểm soát và quản lý học viên tham gia hệ thống.
  • Lịch trình cụ thể: Bạn có thể giới hạn khoảng thời gian diễn ra khóa học, bài thi. Bạn cũng có thể lên lịch trao đổi online với học viên của mình.
  • Quản lý giao dịch: Hệ thống sẽ tiếp nhận, kiểm soát các giao dịch giữa học viên đăng ký tham gia khóa học với nhà quản lý hệ thống, với công ty hoặc doanh nghiệp giáo dục.
  • Quản lý tương tác và hỗ trợ người dùng: Học viên có thể trao đổi bài học thông qua hệ thống chat, tin nhắn. Họ cũng có thể tương tác với giảng viên qua đánh giá, email, tin nhắn riêng. Học viên và giảng viên tương tác với quản trị viên hệ thống thông qua mục hỗ trợ người dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, nội quy, giao dịch.
  • Đánh giá học viên dễ dàng: Học viên có thể tham gia thi online để kiểm tra mức độ hiểu bài. Hệ thống sẽ chấm điểm và gửi kết quả cho học viên. Ngoài ra, LMS cung cấp các hình thức như game, đua top giữa các học viên thông qua bảng xếp hạng học tập. Hệ thống cũng giúp giảng viên tăng độ hấp dẫn của khóa học thông qua hình thức tích lũy điểm lên level,…
  • Kiểm soát quá trình học tập của học viên: Hệ thống quản lý học tập trực tuyến giúp giảng viên và người học có thể đánh giá năng lực của học viên qua từng giai đoạn cụ thể.

Vai trò của phần mềm LMS đối với giáo viên và học viên

Thay vì đến các lò luyện thi đông nghẹt người, học viên có thể lựa chọn học tại nhà thông qua hệ thống học trực tuyến LMS. Hệ thống LMS đem đến nhiều lợi ích cho giáo viên và học viên, bao gồm:

  • Giúp giáo viên theo dõi hoạt động học tập của học viên: Các hoạt động của học viên khi sử dụng hệ thống sẽ được ghi lại và theo dõi chi tiết. Giáo viên có thể giám sát kết quả và đánh giá lực học của học viên trong từng kỳ học, khóa học.
  • Học viên có thể học ở bất kỳ đâu mà mình muốn. Chỉ cần một thiết bị điện tử có internet thì dù bạn đang đi du lịch hay ngồi ở nhà tránh nóng, bạn vẫn có thể hoàn thành bài học đúng chương trình. Học viên có thể trao đổi, tương tác với giảng viên và bạn bè ở bất kỳ nơi đâu
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nếu như bạn cần bỏ ra vài triệu để đăng ký một khóa học tại các trung tâm luyện thi, thì nay bạn chỉ cần bỏ ra một khoảng tiền thấp hơn chục lần số tiền đó. Bạn có thể học nhiều bài giảng liên tục mà không cần phải đợi đến ngày hôm sau cô giáo mới giảng. Bạn cũng có thể tìm học, cập nhật nhiều tài liệu tham khảo mới nhất.
  • Thu hẹp khoảng cách địa lý: Khi mở một cơ sở đào tạo mới tại một thành phố khác hoặc ở một đất nước khác, bạn cần bỏ ra rất nhiều tiền để chi trả. Với việc sử dụng đào tạo trực tuyến qua phần mềm LMS, chi phí bạn phải bỏ ra rất ít và nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Linh hoạt, nhanh chóng: Học viên có thể dễ dàng tiếp nhận nội dung mới giảng viên đưa ra, đồng thời cập nhập các thay đổi được thông báo ngay vào tài khoản của mình
  • Môi trường học tập năng động, không gò bó: học viên hoàn toàn có thể chat video với giảng viên trong khóa học trực tuyến. Nếu như với nền giáo dục truyền thống, học sinh ngại giao tiếp với thầy cô thì hệ thống học online hoàn toàn khác. Học viên và giảng viên trao đổi với nhau cởi mở hơn và không còn quá nhiều khoảng cách như lối học cũ nữa.
Học tập hiệu quả và thuận tiện
Học tập hiệu quả và thuận tiện hơn rất nhiều nhờ việc áp dụng hệ thống quản lý LMS

Các loại LMS hiện nay và tiêu chí phân loại LMS

Các loại LMS

Có nhiều loại LMS khác nhau, được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như:

  • Phân loại theo tính năng: LMS được phân loại thành LMS đơn giản, LMS phức tạp và LMS tùy chỉnh.
  • LMS đơn giản: LMS đơn giản chỉ cung cấp các chức năng cơ bản như quản lý người học, quản lý nội dung học tập và quản lý quá trình học tập.
  • LMS phức tạp: LMS phức tạp cung cấp nhiều chức năng hơn LMS đơn giản, chẳng hạn như phân tích dữ liệu học tập, tạo báo cáo, tích hợp với các hệ thống khác,…
  • LMS tùy chỉnh: LMS tùy chỉnh được xây dựng theo yêu cầu cụ thể của từng tổ chức, doanh nghiệp.
  • Phân loại theo đối tượng sử dụng: LMS được phân loại thành LMS cho doanh nghiệp, LMS cho giáo dục, LMS cho đào tạo,…
  • LMS cho doanh nghiệp: LMS cho doanh nghiệp được sử dụng để đào tạo nhân viên của doanh nghiệp. LMS cho doanh nghiệp thường tập trung vào các nội dung học tập liên quan đến công việc, chẳng hạn như đào tạo sản phẩm, đào tạo quy trình,…
  • LMS cho giáo dục: LMS cho giáo dục được sử dụng để giảng dạy và học tập trong các trường học. LMS cho giáo dục thường cung cấp nhiều nội dung học tập phong phú, đa dạng, bao gồm bài giảng, tài liệu, bài tập,…
  • LMS cho đào tạo: LMS cho đào tạo được sử dụng để đào tạo nhân viên, học viên bên ngoài doanh nghiệp hoặc tổ chức. LMS cho đào tạo thường tập trung vào các nội dung học tập chuyên sâu, chẳng hạn như đào tạo kỹ năng, đào tạo kiến thức,…
  • Phân loại theo mô hình kinh doanh: LMS được phân loại thành LMS miễn phí, LMS trả phí và LMS theo nhu cầu.
  • LMS miễn phí: LMS miễn phí cung cấp các chức năng cơ bản và được sử dụng miễn phí.
  • LMS trả phí: LMS trả phí cung cấp nhiều chức năng hơn LMS miễn phí và được sử dụng với phí thành viên.
  • LMS theo nhu cầu: LMS theo nhu cầu cung cấp các chức năng tùy chỉnh và được sử dụng với phí theo nhu cầu sử dụng.

các loại lms

Lựa chọn loại LMS phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng tổ chức, doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Top 7 phần mềm đọc PDF miễn phí – đọc file PDF được sử dụng nhiều

Tiêu chí phân loại LMS

  • Phân loại theo tính năng: LMS được phân loại thành LMS đơn giản, LMS phức tạp và LMS tùy chỉnh.
  • LMS đơn giản: LMS đơn giản chỉ cung cấp các chức năng cơ bản như quản lý người học, quản lý nội dung học tập và quản lý quá trình học tập.
  • LMS phức tạp: LMS phức tạp cung cấp nhiều chức năng hơn LMS đơn giản, chẳng hạn như phân tích dữ liệu học tập, tạo báo cáo, tích hợp với các hệ thống khác,…
  • LMS tùy chỉnh: LMS tùy chỉnh được xây dựng theo yêu cầu cụ thể của từng tổ chức, doanh nghiệp.
  • Phân loại theo đối tượng sử dụng: LMS được phân loại thành LMS cho doanh nghiệp, LMS cho giáo dục, LMS cho đào tạo,…
  • LMS cho doanh nghiệp: LMS cho doanh nghiệp được sử dụng để đào tạo nhân viên của doanh nghiệp. LMS cho doanh nghiệp thường tập trung vào các nội dung học tập liên quan đến công việc, chẳng hạn như đào tạo sản phẩm, đào tạo quy trình,…
  • LMS cho giáo dục: LMS cho giáo dục được sử dụng để giảng dạy và học tập trong các trường học. LMS cho giáo dục thường cung cấp nhiều nội dung học tập phong phú, đa dạng, bao gồm bài giảng, tài liệu, bài tập,…
  • LMS cho đào tạo: LMS cho đào tạo được sử dụng để đào tạo nhân viên, học viên bên ngoài doanh nghiệp hoặc tổ chức. LMS cho đào tạo thường tập trung vào các nội dung học tập chuyên sâu, chẳng hạn như đào tạo kỹ năng, đào tạo kiến thức,…
  • Phân loại theo mô hình kinh doanh: LMS được phân loại thành LMS miễn phí, LMS trả phí và LMS theo nhu cầu.
  • LMS miễn phí: LMS miễn phí cung cấp các chức năng cơ bản và được sử dụng miễn phí.
  • LMS trả phí: LMS trả phí cung cấp nhiều chức năng hơn LMS miễn phí và được sử dụng với phí thành viên.
  • LMS theo nhu cầu: LMS theo nhu cầu cung cấp các chức năng tùy chỉnh và được sử dụng với phí theo nhu cầu sử dụng.

Lựa chọn loại LMS phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng tổ chức, doanh nghiệp.

Khách hàng của hệ thống LMS là ai?

Bất cứ ai đang sử dụng eLearning làm một công cụ học tập đều sử dụng LMS, bao gồm:

  • Các doanh nghiệp giáo dục lớn với hàng nghìn học viên: Giúp quản lý học viên dễ dàng. LMS giúp cung cấp các nội dung, kiểm soát học viên đăng ký tham gia các khóa học, theo dõi, đánh giá hiệu suất của học viên thông qua điểm danh, điểm số,…
  • Các doanh nghiệp giáo dục nhỏ: có ít nguồn nhân lực, LMS giúp tăng năng suất, đáp ứng được nhu cầu học viên. Ngoài cung cấp các công cụ tổ chức, nó còn tăng sự linh hoạt tối đa trong cách bạn cung cấp bài học đến học viên.
  • Các doanh nghiệp giáo dục có ít kinh phí: thường sử dụng trong hệ thống giáo dục có quy mô cấp trường hoặc một tổ chức nhỏ với lượng người tham gia không quá lớn (khoảng vài trăm học viên).

Hiện nay trên thị trường có không ít phần mềm LMS chuyên quản lý giáo dục, trung tâm, cơ sở dạy học, nhưng 1 sản phẩm tiêu biểu về phần mềm quản lý trung tâm bạn có thể tham khảo tại: https://mona.media/phan-mem-quan-ly-trung-tam-ngoai-ngu/.

Phần mềm Mona eLMS

>> Xem thêm: Top 5 phần mềm dạy học online, app dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay

Hy vọng với những chia sẻ của SQLadvice bạn có thể hiểu sâu phần mềm LMS trong mảng giáo dục và sử dụng vận hành nó đúng cách. Chúc bạn thành công.

Từ khóa » Phần Mềm Dạy Học Trực Tuyến Lms