Lô đề Có Phải Hoạt động Phạm Pháp Không?

“Sau 6h30 chưa biết ai giàu hơn ai”; là câu cửa miệng của những dân chơi lô đề. Vậy; thú chơi lô đề có gì mà khiến người ta tự tin đến như vậy, thậm chí bất chấp cả luật pháp? Và lô đề có phải hoạt động phạm pháp không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nghị định 78/2012/NĐ-CP

Lô đề là gì?

Lô đề là cách gọi chung của lô và đề; đều là hình thức cá độ dựa trên kết quả xổ số kiến thiết (thường có vào lúc 6h30 hằng ngày); tuy nhiên lại có sự khác nhau về cách đặt cược và tỷ lệ cược.

Đề là cách chơi xuất hiện trước và đơn giản nhất. Theo đó; người tham gia chỉ cần dự đoán hai số cuối cùng của giải đặc biệt. Tỷ lệ đặt cược thông thường của đề 1/80; nghĩa là cứ đặt 1.000 đồng thì ăn 80.000 đồng.

Đề có nhiều biến thể; nhưng tỷ lệ trả thưởng lớn nhất là loại hình dự đoán 3 hoặc 4 số cuối của giải đặc biệt; với mức trả thưởng lần lượt là 1/960 và 1/8880.

Lô xuất hiện sau; nhưng được “yêu thích” không kém vì có tỷ lệ trúng thưởng cao hơn, do việc dự đoán dựa trên hai số cuối của tất cả các giải, chứ không riêng gì giải đặc biệt.

Tỷ lệ trả thưởng của lô thường là 22/80 hoặc 23/80, nếu một số xuất hiện nhiều lần thì nhân lên số tiền tương ứng.

Cá biệt, có tồn tại hình thức dự đoán nhiều con số khác nhau, nếu xuất hiện đủ cả 2-3-4 số thì tỷ lệ trả thưởng sẽ tăng tương ứng là 1/10, 1/40 và 1/100.

Lô đề có phải hoạt động phạm pháp không?

Về bản chất; thắng thua trong lô đề dựa hoàn toàn trên may rủi, do đó người chơi thường phải đổ rất nhiều tiền bạc để “nuôi” số với hy vọng đổi đời, thậm chí là đi vay nặng lãi nếu cần. Hệ quả tất yếu là không ít kẻ đã rơi vào cảnh tán gia bại sản.

Với những hệ lụy tiêu cực như vậy thì không lạ gì khi Nhà nước lại xếp lô đề vào một trong các hình thức cờ bạc bị nghiêm cấm. Tùy theo mức độ mà có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xử phạt hành chính

Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định người nào có hành vi mua số lô; đề thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng (khoản 1). Những người tổ chức ghi số đề; tổ chức đường dây số đề hoặc tổ chức sản xuất; phát hành bảng đề; ấn phẩm khác phục vụ việc chơi lô đề thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng (khoản 5).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 321 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định người nào đặt cược thông qua hình thức lô đề ít nhất 5.000.000 đồng hoặc thấp hơn nhưng đã từng bị phạt hành chính do chơi lô đề hoặc ghi số (tổ chức chơi) lô đề thì bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.

Đối với những người tổ chức ghi lô đề mức phạt như thế nào theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015

Riêng với những người tổ chức ghi lô đề; thì mức phạt tối đa quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 là 300.000.000 đồng; hoặc ngồi tù 10 năm.

Trong những năm gần đây; vụ án nổi tiếng nhất liên quan đến lô đề có lẽ là vụ việc của Ngô Bá Khá (còn gọi là Khá “Bảnh”) vào năm 2019.

Tại phiên xét xử sơ thẩm; TAND thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tuyên phạt Khá tổng cộng 10 năm 6 tháng tù với tội danh là Đánh bạc (4 năm tù) và Tổ chức đánh bạc (6 năm 6 tháng tù) trong một đường dây lô đề có trị giá 5 tỷ đồng.

Muốn tố cáo những người ghi lô đề với cơ quan chức năng phải làm như thế nào ?

Trước hết; vì chưa chắc chắn được là công dân đó ghi lô đề đã đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; nên có thể trình báo đến cơ quan hành chính ở địa phương là UBND xã; hoặc công an để tiến hành xử lý về mặt hành chính. Hành vi ghi lô đề sẽ bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Trường hợp hành vi của người ghi lô đề này nếu đủ cấu thành tôi phạm hình sự; có quyền tố giác tội phạm tại Cơ quan công an điều tra quận/huyện; bởi tố giác tội phạm là quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân; tổ chức.

Tại sao xổ số kiến thiết được cho phép, còn lô đề lại không?

Điểm cốt yếu nằm ở việc, hoạt động kinh doanh xổ số hiện nay được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước bằng pháp luật, như: Nghị định 30/2007/NĐ-CP, Nghị định 78/2012/NĐ-CP, Nghị định 151/2018/NĐ-CP, Luật doanh nghiệp 2020, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013…

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 78/2012/NĐ-CP; đã xác định rõ xổ số là ngành nghề kinh doanh có điều kiện; chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để “đảm bảo đáp ứng nhu cầu giải trí của một bộ phận người dân có thu nhập chính đáng và đảm bảo an ninh; trật tự và an toàn xã hội.”

Trên cơ sở đó; thu nhập từ hoạt động kinh doanh xổ số ngoài chi trả tiền thưởng cho người tham gia, trả lương cho nhân viên và “hoa hồng” cho đội ngũ phân phối, thì còn được đóng góp vào ngân sách nhà nước để chi dùng cho lợi ích công cộng.

Chưa kể; bản thân người trúng thưởng cũng phải nộp lại một phần khoản thưởng của mình dưới danh nghĩa thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Trong khi ấy; hoạt động ghi và chơi lô đề lại mang tính tự phát; tỷ lệ ăn thua cao đến bất thường; luật chơi có quá nhiều biến thể phức tạp; thường kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực; mà nhất là “tín dụng đen”.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Công chức viên chức tham gia đánh bạc xử lý ra sao?

Đường dây đánh bạc qua mạng 1.500 tỷ đồng – Người chơi cũng có tội

Hành vi tụ tập đánh bạc trong vùng đỏ Covid-19 bị xử lý như thế nào?

Trên đây; là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Lô đề có phải hoạt động phạm pháp không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Đánh bạc online có bị phạt tù không?

Hành vi đánh bài online là hành vi đánh bạc trái phép khi chơi được, thua bằng tiền, hiện vật; sẽ bị truy cứu trách nhiệm với các mức phạt tù căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 về tội đánh bạc trái phép.

Thế nào là đánh bạc ?

Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác; tội phạm này được quy định trong Luật hình sự Việt Nam. Đánh bạc thể hiện ở việc tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác).

Cho người khác đánh bài tại nhà mình bị xử lý thế nào?

Người nào sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bài trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bài trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bài trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Cách Ghi Lô đề Hợp Pháp