Lộ Diện Thế Giới Ngoài Hành Tinh Có Cảnh Quan Y Hệt Trái Đất
Có thể bạn quan tâm
- Chính trị +
- Xây dựng Đảng
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
- Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
- Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
- Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV
- Kinh tế +
- Phòng chống thiên tai
- Giảm nghèo bền vững
- Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
- Ô tô - xe máy
- Vấn đề hôm nay
- Xã hội +
- Y tế
- Quảng cáo
- Giáo dục
- Pháp luật
- Cải cách hành chính
- Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
- Giáo dục
- Pháp luật
- Thế giới +
- Chuyện bốn phương
- Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
- Thể thao +
- Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
- Euro 2024
- Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
- Văn hóa +
- Ảnh
- Làm đẹp
- Du lịch - Lễ hội +
- Ẩm thực
- Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
- Ảnh
- Biển đảo quê hương
- Quảng cáo
- Euro 2024
Khoa học & Đời sống
Lộ diện thế giới ngoài hành tinh có cảnh quan y hệt Trái Đất
- Cập nhật: Thứ tư, 27/4/2022 | 7:18:36 AM
Nghiên cứu mô hình mới đã "vén màn" biển mây trên một trong các thế giới ngoài hành tinh được cho là có tiềm năng sở hữu sự sống nhất.
Nghiên cứu mới đã chứng minh các hình ảnh gây kinh ngạc từ tàu Cassini của NASA thực sự là một thế giới ngoài hành tinh tương tự những gì chúng ta đang nhìn thấy trên địa cầu |
Theo chuyên san khoa học PHYS, từ lâu các quan sát của NASA cho thấy mặt trăng TItan của sao Thổ có cảnh quan rất giống Trái Đất: sông ngòi quanh co, núi đồi chập chùng, biển cả được lấp đầy bởi mưa rơi qua bầu khí quyển dày đặc. Nhưng nước ở thế giới ngoài hành tinh này không phải là nước, mà là các dòng mê-tan lỏng. Câu hỏi lớn được đặt ra là làm cách nào mê-tan "điêu khắc" được cảnh quan đặc biệt đó. Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi phó giáo sư Mathieu Lapôtre từ trường Khoa học Trái đất, năng lượng và môi trường thuộc trường ĐH Stanford (Mỹ) đã tạo ra một mô hình hình thành cảnh quan để giải thích bí ẩn của Titan. Theo bài công bố trên Geophysical Research Letters, các thành phần khác của Titan có tính chất cơ học khác biệt rất lớn so với các chất dựa trên silicat tạo nên các thiên thể trầm tích khác trong hệ Mặt Trời - bao gồm Trái Đất. Tuy nhiên mô hình mới đã chỉ ra một quy trình cho phép các chất gốc hydrocarbon hình thành một dạng hạt y hệt hạt cát hay các hạt nền tảng khác của đất đai Trái Đất, di chuyển nhờ vào gió và dòng chảy để tạo thành cảnh quan. Khác với Trái Đất, sao Hỏa và sao Kim, trầm tích của Titan không được tạo thành từ vật liệu silicat mà bằng các hợp chất hữu cơ rắn, đủ nặng và bền vững để di chuyển qua cảnh quan mà không bị mài mòn quá nhiều, không bị tan rã thành bụi. Chúng mang tính chất tương tự các hạt ooids trên Trái Đất, là những hạt nhỏ, hình cầu hay xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới nông, ví dụ xung quanh Bahamas. Ooids hình thành khi canxi carbonat bị kéo ra khỏi cột nước và gắn thành từng lớp xung quanh hạt. Sự hình thành dựa trên kết tủa hóa học cho phép chúng phát triển lớn hơn, ngược lại sự xói mòn làm chúng mòn đi, nhỏ lại. Nhưng hai quá trình này vẫn đủ cân bằng để hạt giữ được kích thước vừa phải. Với giả thuyết về sự hình thành trầm tích này, các nhà khoa học đã đối chiếu với dữ liệu hiện có từ NASA về khí hậu Titan và hướng vận chuyển trầm tích, được tiết lộ qua hình ảnh của các cồn cát gần xích đạo, đồng bằng ở các vĩ độ giữa và địa hình mê cung từ các cực. Tất cả đều khớp nhau hoàn hảo. Chu kỳ trầm tích của Titan được đánh giá là giống với Trái Đất hiện đại và cũng từng xảy ra trên sao Hỏa cổ đại. Thế giới ngoài hành tinh này từng được NASA cho là một phiên bản gần như hoàn hảo của Trái Đất. Có vẻ "nước" mê-tan không phù hợp lắm với sự sống hiện tại nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chính Trái Đất sơ khai cũng có thành phần tương tự và chính sự sống - các vi sinh vật thời kỳ đầu - đã sống nhờ vào các thành phần quái dị đó và dần tạo lập nên môi trường sống ngày nay. (Theo VTC)
Các tin khác
Phát hiện mới về loại vi khuẩn liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh vô cùng nguy hiểm thường gặp ở nam giới, mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra loại vi khuẩn có liên quan đến căn bệnh này.
Kính thiên văn chụp được "vua quái vật" xuyên không 13 tỉ năm
Hình ảnh hơn 13 tỉ năm trước từ một "vị tổ tiên" của các lỗ đen quái vật đã được Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA bắt được.
Máy bay chữa cháy không người lái mang thương hiệu Việt
Máy bay được trang bị các quả đạn chữa cháy, có thể bắn xuyên kính 10mm với tầm bắn hiệu quả 30m, là sản phẩm của nhón nghiên cứu Nhà máy Z113, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Mô hình máy bay chữa cháy không người lái của Nhà máy Z113 hoạt động thử nghiệm.Mô hình máy bay chữa cháy không người lái của Nhà máy Z113 hoạt động thử nghiệm.
Đêm nay, mưa sao băng "cổ đại" lập đỉnh trên bầu trời
Lyrids là trận mưa sao băng đầu tiên mà lịch sử loài người ghi nhận tận 2.500 trước, trong cổ văn Trung Quốc.