Lô Hội (Nha đam): Dược Liệu Dân Dã Cần Cho Mọi Nhà - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Vài nét về Lô hội
- 2. Mô tả dược liệu
- 3. Thành phần
- 4. Công dụng của Lô hội
- 5. Các nghiên cứu khoa học về Lô hội
- 6. Những điều cần lưu ý
Lô hội (nha đam) là một cây thuốc phổ biến đã được sử dụng trong y học trong hàng ngàn năm. Được biết đến nhiều nhất để điều trị chấn thương da, lô hội cũng có một số tác dụng có lợi khác cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về loại thảo dược này.
1. Vài nét về Lô hội
Tên gọi khác: Nha đam, Lưỡi hổ, Hổ thiệt, Tượng can, Aloe vera…
Tên khoa học: Aloe sp..
Họ: Lô hội (Asphodelaceae).
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Đây là cây thuốc phổ biến được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm.
Ở Việt Nam, cây được trồng ở nhiều nơi vì những giá trị của nó. Lá cây chứa một chất giống như gel, trong đó gồm nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe.
2. Mô tả dược liệu
Dịch từ cây Lô hội được cô đặc tạo thành tinh thể không nhất định. Khối màu nâu đen óng ánh, khi khô thì giòn. Dịch này tan trong rượu, tan hoàn toàn trong nước sôi, vị đắng. Hai loại thường dùng làm thuốc là Aloe vera L. gọi là Lão Lô hội, loại của cây Aloe ferox Mill. gọi là Tân Lô hội.
Dược liệu có mùi hơi đặc biệt, vị đắng.
3. Thành phần
Lô hội chứa hơn 75 hợp chất khác nhau, bao gồm: anthraquinone (aloin và emodin), vitamin (vitamin A, C, E và B12), enzyme (amylase, catalase và peroxidase…), các khoáng chất (kẽm, đồng, selen và canxi), đường, acid béo, hormone (auxins và gibberellins), một số chất khác như acid salicylic, lignin và saponins.
4. Công dụng của Lô hội
Theo y học dân gian, cây thuốc này đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như vết thương và viêm da nhẹ. Đặc biệt, Lô hội có thể dùng cho bỏng da độ 1 và 2 do nhiệt. Gel Lô hội còn được dùng ngoài chữa trĩ, táo bón, trứng cá, viêm da tăng tiết bã nhờn và nấm, côn trùng đốt, mẫn ngứa do Zona.
Ngoài ra, thảo dược này còn cho thấy vai trò tiềm năng trong chống ung thư, chống oxy hóa, chống đái tháo đường, bảo vệ tim mạch…
5. Các nghiên cứu khoa học về Lô hội
5.1. Chống oxy hóa, kháng khuẩn
Chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với sức khỏe. Gel Lô hội chứa chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm alcaloid, glycoside, hợp chất phenolic, flavonoid và saponin.
Các hợp chất trên, cùng với một số hợp chất khác trong thảo dược này, có thể giúp ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở người. Ngoài ra, nó có thể giúp kháng viêm, chống oxy hóa tế bào gan trên động vật.
5.2. Chữa lành vết bỏng
Lô hội được sử dụng phổ biến nhất như một loại thuốc bôi lên da. Từ lâu, đây đã được biết đến như là một cách điều trị cho vết loét, đặc biệt là bỏng, bao gồm cả cháy nắng.
Trên thực tế, lần đầu tiên FDA chấp thuận thuốc mỡ Aloe vera là một loại thuốc không kê đơn để trị bỏng da vào năm 1959. Các nghiên cứu cho thấy đây là một phương pháp điều trị tại chỗ hiệu quả đối với bỏng độ 1 và độ 2.
Một đánh giá của 4 nghiên cứu thực nghiệm cho thấy Lô hội có thể làm giảm thời gian lành vết bỏng khoảng 9 ngày so với thuốc thông thường.
5.3. Cải thiện da, ngăn ngừa vết nhăn
Một số bằng chứng ban đầu cho thấy gel Lô hội tại chỗ có thể làm chậm lão hóa da. Đã có nghiên cứu chứng minh việc sử dụng loại gel bôi ngoài da này làm tăng sản xuất axit hyaluronic, collagen và cải thiện độ đàn hồi của da, giúp ngăn ngừa vết nhăn.
Các nghiên cứu này đã tiết lộ rằng Lô hội và các hợp chất chính của nó (aloesin, aloin và emodin) bảo vệ làn da chủ yếu thông qua các cơ chế chống oxy hóa và kháng viêm.
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy thảo dược này có thể điều trị các tình trạng da như bệnh vẩy nến và viêm da phóng xạ. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm ở bài viết Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?
5.4. Giảm viêm nha chu, loét miệng
Viêm nha chu là một bệnh nghiêm trọng và phổ biến trong nha khoa. Trong đó, nướu bị nhiễm trùng và viêm, gây tổn thương răng. Viêm nướu là giai đoạn đầu của viêm nha chu và được gây ra bởi mảng bám răng.
Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng quan trọng đã chứng minh gel Lô hội có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị viêm nướu và viêm nha chu. Chúng giúp giảm mảng bám trên răng, giảm tổn thương nướu và tăng cường tái tạo tổn thương răng. Lô hội đã được chứng minh là có hiệu quả như các phương pháp điều trị thông thường khác như chlorhexidine, alendronate và chlorine dioxide.
Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm đau, nóng rát liên quan đến loét miệng hay do ảnh hưởng hóa xạ trị ung thư.
5.5. Giảm táo bón
Lô hội thường được sử dụng để điều trị táo bón. Ngoài tác dụng nhuận tràng, nó còn giúp giảm đau, giảm xuất huyết sau khi đi tiêu.
5.6. Tác dụng bảo vệ dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ra triệu chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác.
Một nghiên cứu sử dụng 10 ml thảo dược này mỗi ngày, trong 4 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy Lô hội giúp làm giảm tần suất các triệu chứng của bệnh bao gồm ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và trào ngược dịch vị mà không gây ra tác dụng phụ trên dạ dày.
5.7. Tác dụng hạ đường huyết
Lô hội đôi khi được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh đái tháo đường. Nó được cho là có thể tăng cường độ nhạy insulin, giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện tế bào beta tụy.
Một số nghiên cứu trên động vật và bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin đã thật sự tìm thấy kết quả đầy hứa hẹn từ thảo dược này. Bạn cũng có thể đọc thêm Những điểm cần lưu ý trong chế độ ăn ở người đái tháo đường.
5.8. Tác dụng bảo vệ tim mạch
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy các thành phần trong thảo dược này giúp giảm tình trạng thiếu máu cơ tim, bằng cách:
- Tăng hoạt động các enzyme chống oxy hóa.
- Giảm tình trạng mất cân bằng oxy hóa cơ tim.
- Giảm tình trạng viêm, phù nề, xuất huyết.
Ngoài ra, Lô hội còn giúp ổn định mỡ máu trên động vật bằng việc làm giảm lượng Cholesterol toàn phần, LDL và Triglyceride trong máu.
5.9. Tác dụng chống ung thư
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các nghiên cứu in vitro và in vivo. Kết quả cho thấy Lô hội có khả năng chống ung thư. Nó giảm tăng sinh tế bào và tăng quá trình chết chu trình của tế bào khối u.
6. Những điều cần lưu ý
Lô hội an toàn và được dung nạp tốt cho hầu hết mọi người khi sử dụng ngoài da. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi nên tránh sử dụng.
Tác dụng nhuận tràng từ nhựa của thảo dược này có khả năng gây tiêu chảy và đau quặn bụng. Những tác dụng này có thể ức chế sự hấp thụ của thuốc uống và làm giảm hiệu quả.
Bài viết đã tóm tắt một số công dụng và những lưu ý về Lô hội. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở các bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Từ khóa » Hoa Lô Hội Có Tác Dụng Gì
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Cây Lô Hội - Tin Tức Sự Kiện
-
Hoa Lô Hội: Nguồn Gốc Và Công Dụng Tuyệt Vời Không Phải Ai ...
-
Nha đam (lô Hội): 10 Công Dụng Khỏe đẹp Toàn Diện - Hello Bacsi
-
Lô Hội: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ | Vinmec
-
Lô Hội (nha đam): Những Tác Dụng Trong Trị Bệnh, Làm đẹp
-
Lô Hội (Aloe Vera): Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ Của Lô Hội
-
Lô Hội: Dược Liệu Làm đẹp Quen Thuộc Có Tác Dụng Trị Bệnh
-
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA LÔ HỘI - NỆM KIM CƯƠNG
-
Công Dụng Làm đẹp Và Chống Viêm Kỳ Diệu Của Lô Hội
-
TÁC DỤNG CỦA LÔ HỘI TRONG VIỆC LÀM ĐẸP
-
Tác Dụng Của Lô Hội Mà Người Dùng Không Thể Bỏ Qua
-
Hoa Nha đam - ý Nghĩa, Nguồn Gốc Và Công Dụng Của Cây
-
27+ Tác Dụng Của Cây Lô Hội Khiến Chị Em Phải BẤT NGỜ
-
Lợi ích Tuyệt Vời Của Lô Hội đối Với Sức Khỏe Và Sắc đẹp