Lò Hơi (nồi Hơi) Tầng Sôi đốt Than, Mùn Cưa, Trấu, Dăm Bào, Vỏ Cây
Có thể bạn quan tâm
Thông tin chi tiết sản phẩm Lò hơi (nồi hơi) tầng sôi đốt than, mùn cưa, trấu, dăm bào, vỏ cây
Tóm tắt nội dung- Lò hơi (nồi hơi) tầng sôi
- 1. Đặc tính kỹ thuật lò hơi tầng sôi của Geetech
- 2. Lò hơi (nồi hơi) tầng sôi là gì?
- 3. Công nghệ lò hơi tầng sôi
- 4. Phân loại lò hơi tầng sôi
- 4.1. Phân loại theo nhiên liệu đốt:
- 4.2. Phân loại theo cách bố trí hệ thống trao đổi nhiệt:
- 4.3. Phân loại theo quá trình cháy của buồng đốt:
- 5. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò hơi tầng sôi
- 5.1. Cấu tạo của lò hơi tầng sôi
- a. Hệ thống cấp nhiên liệu tự động
- b. Buồng đốt
- c. Hệ thống sinh hơi
- d. Hệ thống tiết kiệm năng lượng
- e. Hệ thống xử lý bụi, khí thải
- f. Hệ thống gió và khói
- 5.2. Nguyên lý hoạt động của lò hơi tầng sôi
- 5.1. Cấu tạo của lò hơi tầng sôi
- 6. Các chức năng vận hành tự động và an toàn của lò hơi tầng sôi
- 7. Ưu nhược điểm của lò hơi tầng sôi
- 7.1. Ưu điểm của lò hơi tầng sôi
- 7.2. Nhược điểm của lò hơi tầng sôi
- 8. Phạm vi ứng dụng của lò hơi tầng sôi
- 9. Hình ảnh công trình lò hơi tầng sôi thực tế
- CÔNG TY TNHH GEETECH
1. Đặc tính kỹ thuật lò hơi tầng sôi của Geetech
- Công suất sinh hơi của lò hơi tầng sôi: 1 tấn hơi/giờ ÷ 50 tấn hơi/giờ
- Áp suất hơi: 5 bar ÷ 25 bar
- Nhiệt độ hơi: 165 ÷ 250oC
- Hiệu suất của lò hơi tầng sôi: trên 85%
- Tiêu hao nhiên liệu của lò hơi tầng sôi: 170 ÷ 190kg than cám/tấn hơi, 185 ÷ 205 kg trấu/tấn hơi, 200 ÷ 220kg mùn cưa/tấn hơi.
- Tiêu chuẩn phát thải của lò hơi tầng sôi: thành phần khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT
- Tiếng ồn cách nhà lò 1m nhỏ hơn 85dB, đạt QCVN 24/2016/BYT
- Chế độ vận hành của lò hơi tầng sôi: Tự động hoàn toàn hoặc bán tự động
- Nguồn điện sử dụng: 380 VAC - 3 pha - 50 Hz
- Tiêu chuẩn tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành: Theo ASME và TCVN 6413-1998, TCVN 7704-2007
- Nhiên liệu đốt của lò hơi tầng sôi: Than cám Indonesia, trấu rời, mùn cưa, dăm bào, bã mía, vỏ điều và các loại nhiên liệu Biomass khác (có thể đốt riêng lẻ hoặc trộn lẫn các nhiên liệu này với nhau)
2. Lò hơi (nồi hơi) tầng sôi là gì?
Lò hơi tầng sôi (fluidized bed boiler) hay còn gọi là Nồi hơi tầng sôi là loại Lò hơi công nghiệp sử dụng buồng đốt kiểu tầng sôi để đốt cháy nhiên liệu. Buồng đốt tầng sôi tạo ra điều kiện hòa trộn rất tốt trên toàn bộ diện tích của buồng đốt nên nhiên liệu sẽ cháy kiệt trong khi nhiệt độ buồng đốt lại không quá cao, làm giảm lượng phát thải các loại khí có hại. Nó được coi là công nghệ lò hơi (nồi hơi) giảm phát thải các khí độc hại và thân thiện với môi trường.
3. Công nghệ lò hơi tầng sôi
Đây là một công nghệ đốt được phát triển từ công nghệ lò hơi đốt trên ghi cố định. Gió cấp một (quạt thổi) được thổi từ dưới ghi lên. Khi lưu lượng, cột áp gió đủ lớn sẽ tạo ra một lực cuốn thắng được trọng lực của hạt nhiên liệu đốt, và khi đó các hạt nhiên liệu sẽ bắt đầu dịch chuyển lên trên tạo ra một lớp hạt lơ lửng. Theo đó, lớp nguyên liệu trong buồng đốt sẽ ở trạng thái giãn nở, sự tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu cũng được tăng lên rất nhiều. Các hạt chuyển động tự do và sôi giống như chất lỏng ở trạng thái này và được gọi là tầng sôi hay lớp sôi.
Chiều cao lớp sôi được giữ cố định trong một khoảng cho phép nhất định theo từng công suất của lò hơi (khoảng 0,8 m), không gian cháy chỉ chiếm một phần trong toàn bộ buồng đốt. Gió cấp vào từ quạt gió cấp một có 02 nhiệm vụ: cung cấp khí cho quá trình cháy và tạo, duy trì lớp sôi.
Trong quá trình cháy, các hạt nhiên liệu cháy kiệt sẽ bay ra khỏi lớp sôi và được quạt khói (quạt hút) hút ra ngoài buồng đốt.
Lưu ý khi điều chỉnh tốc độ quạt gió cấp một. Nếu tốc độ gió quá giới hạn trạng thái sôi (1,5 - 2,5 m/s), toàn bộ lớp sôi sẽ bị phát hủy và các hạt nhiên liệu trong lớp sôi sẽ bị bay ra ngoài. Tương tự nếu tốc độ gió quá nhỏ sẽ không đủ để nâng các hạt lên thì lớp sôi sẽ trở thành lớp cố định và gió không thể hòa trộn đều với nhiên liệu cháy.
4. Phân loại lò hơi tầng sôi
Lò hơi tầng sôi được phân loại chủ yếu theo 03 cách sau: phân loại theo nhiên liệu đốt, phân loại theo cách bố trí hệ thống trao đổi nhiệt, phân loại theo quá trình cháy.
4.1. Phân loại theo nhiên liệu đốt:
Lò hơi tầng sôi đốt đa nhiên liệu, được chia thành 2 loại chính:
- Lò hơi tầng sôi đốt than
- Lò hơi tầng sôi đốt biomass: trấu, mùn cưa, dăm bào, vỏ cây, bã mía,...
4.2. Phân loại theo cách bố trí hệ thống trao đổi nhiệt:
- Lò hơi tầng sôi ống nước (lò hơi tầng sôi 02 ba long).
- Lò hơi tầng sôi ống nước, ống lửa (lò hơi tầng sôi nằm ngang 01 ba long, pass 1 và pass 2 là ống lửa).
- Lò hơi tầng sôi ống nước, ống lò, ống lửa (lò hơi tầng sôi nằm ngang 01 balong, pass 1 là ống lò, pass 2 là ống lửa).
4.3. Phân loại theo quá trình cháy của buồng đốt:
- Lò hơi tầng sôi không tuần hoàn
- Lò hơi tầng sôi tuần hoàn
5. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò hơi tầng sôi
Nhiên liệu được cấp tự động vào buồng đốt bằng băng tải (gàu tải), vít tải liệu, quạt thổi liệu cùng với gió nóng sau khi ra khỏi bộ sấy không khí cấp dưới ghi và ngọn lửa đang cháy sẽ tạo ra quá trình đốt cháy nhiên liệu. Nhiên liệu sẽ được đốt cháy trên ghi tỏa ra năng lượng cung cấp cho các giàn ống sinh hơi để chuyển hóa nước thành hơi.
Sơ đồ nguyên lý của lò hơi tầng sôi
5.1. Cấu tạo của lò hơi tầng sôi
Cấu tạo của hệ thống lò hơi tầng sôi thông thường có 06 hệ thống con:
- Hệ thống cấp nhiên liệu tự động
- Buồng đốt
- Hệ thống sinh hơi
- Hệ thống tiết kiệm năng lượng
- Hệ thống xử lý bụi, khí thải
- Hệ thống gió và khói của lò hơi tầng sôi
a. Hệ thống cấp nhiên liệu tự động
Hệ thống cấp nhiên liệu tự động bao gồm: băng tải cấp liệu lò hơi (gàu tải cấp liệu lò hơi), vít tải liệu lò hơi, quạt thổi liệu vào buồng đốt lò hơi.
Không giống như các kiểu lò hơi cũ (lò ghi xích và ghi tĩnh), nhiên liệu cấp cho lò hơi tầng sôi đòi hỏi phải có kích thước đồng đều và độ lớn theo quy định nhằm đạt được điều kiện đốt cháy tối ưu. Đối với lò hơi tầng sôi đốt than, giới hạn kích thước là 0 ÷ 10 mm. Đối với lò hơi tầng sôi đốt biomass (trấu, mùn cưa, dăm bào, vỏ cây,…), giới hạn kích thước là 0 ÷ 50 mm.
Nhiên liệu được vận chuyển bằng băng tải, gầu tải, vít tải, … tới các silo chứa để dự trữ hoặc cấp trực tiếp đến lò hơi. Tùy theo loại nhiên liệu hoặc bố trí mặt bằng mà hệ thống cấp liệu sẽ được thiết kế tối ưu nhất. Hệ thống cấp liệu lò hơi có thể thêm các cảm biến đo khối lượng (loadcell) lắp trên các phễu chứa nhiên liệu hay lắp trên băng tải nhiên liệu để đo lường nhiên liệu cấp vào lò, phục vụ cho việc tính tiêu hao nhiên liệu đốt và hiệu suất của lò hơi.
Một số lò hơi tầng sôi đốt các loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao sẽ cần cấp thêm đá vôi để xử lý nhằm giảm phát thải khí SOx. Các chất hấp thụ này sẽ được nghiền xuống cỡ hạt khoảng 6mm và phun vào buồng đốt.
Toàn bộ hệ thống cấp liệu tự động được lập trình vận hành tự động hoàn toàn hoặc bán tự động. Với chế độ vận hành tự động hoàn toàn, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lượng nhiên liệu vào buồng đốt theo phụ tải lấy hơi của nhà máy.
Hệ thống cấp nhiên liệu tự động vào lò hơi tầng sôi
b. Buồng đốt
Một tập hợp các hạt rắn (nhiên liệu đốt, đá vôi và chất trợ sôi như cát, đá dolomit, …), chất sẽ trờ thành lớp tầng sôi khi có một lượng khí (gió cấp 1) áp suất cao được đưa vào từ mặt dưới của lớp hạt rắn và làm cho lớp hạt rắn như chất lỏng đang sôi.
Độ sôi của lớp hạt rắn phụ thuộc rất lớn vào kích thước hạt và vận tốc sôi. Vận tốc sôi của lớp hạt rắn tăng chậm hơn so với tốc độ của dòng khí đi trong đó. Sự chênh lệch tốc độ này được gọi là vận tốc trượt. Vận tốc trượt càng lớn thì khả năng hòa trộn nhiên liệu càng tốt và hiệu quả cháy sẽ càng cao.
Buồng đốt của lò hơi tầng sôi thường bao gồm một lớp nền sôi thấp và một khu vực trống bên trên. Năng lượng giải phóng từ quá trình đốt cháy nhiên liệu được phân chia giữa khu vực bên dưới và khu vực bên trên của buồng đốt theo tỷ lệ 88:12. Nghĩa là năng lượng tập trung chủ yếu ở khu vực lớp sôi. Nhiệt độ lớp sôi của lò hơi tầng sôi đốt than được duy trì khoảng 800 ÷ 900oC. Tuy nhiên đối với lò hơi tầng sôi đốt biomass (trấu, mùn cưa, dăm bào, vỏ cây,…) nhiệt độ lớp sôi phải giữ ở dưới 750oC để tránh đóng keo lớp nền trong buồng đốt, do hàm lượng chất Natri và Kali trong biomass cao sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của lớp nền.
Đối với than nhiệt lượng cao, phương pháp phổ biến để giữ nhiệt độ lớp nền trong khoảng yêu cầu là thêm chùm ống bức xạ ngâm trong lớp sôi. Chùm ống này có thể là ống sinh hơi hoặc hoặc ống quá nhiệt. Tuy nhiên vì tiếp xúc trực tiếp với các hạn rắn chuyển động nên tuổi thọ của các chùm ống này thường thấp và phải kiểm tra thay thế thường xuyên. Một số cách khách để kiểm soát nhiệt độ lớp nền là tuần hoàn xỉ với bộ bộ giải nhiệt nằm bên ngoài hay tuần hoàn khói,…
Đối với than nhiệt lượng trung bình và thấp, chùm ống bức xạ cũng có thể được sử dụng, tuy nhên, có một phương pháp khác là tăng chiêu cao sôi của lớp nền. Buồng đốt dạng này được gọi là buồng đốt sôi rối (tubulen). Loại lò hơi tầng sôi tubulen có buồng đốt được bao quanh bởi ống sinh hơi, lợi dụng độ sôi cao để hấp thụ lượng nhiệt sinh ra, từ đó kiểm soát nhiệt độ buồng đốt. Lợi ích của phương pháp này là tuổi thọ buồng đốt cao, dễ dàng thao tác vận hành và bảo trì. Tuy nhiên nhược điểm là chiều cao lò hơi tăng, cần có tuần hoàn tro khi yêu cầu hiệu suất cao.
Buồng đốt lò hơi tầng sôi yêu cầu phải có vật liệu chịu lửa bao quanh (gạch, bê tông chịu nhiệt, chịu lửa) kể cả đối với giàn ống sinh hơi (các vách ống nước, vách ướt) để đảm bảo tuổi thọ buồng đốt và bảo vệ các giàn ống không bị mài mòn và quá nhiệt. Lớp bê tông cách nhiệt của buồng đốt có thể yêu cầu dày hơn đối với nhiên liêu biomass như trấu, mùn cưa để dễ kiểm soát nhiệt độ buồng đốt hơn. Bên ngoài thể xây được bọc bảo ôn bằng bông gốm, bông thủy tinh để tránh thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, nâng cao hiệu suất lò hơi và an toàn cho công nhân vận hành.
Chiều cao lớp vật liệu nền thường từ 120 ÷ 400 mm, kích thước phổ biến của hạt rắn từ 0,8 ÷ 1,2 mm và khối lượng riêng từ 1.500 ÷ 2.400 kg/m3.
Tỷ lệ nhiên liệu đốt và vật liệu nền trong buồng đốt tầng sôi thường từ 1%÷5%. Tỷ lệ vật liệu nền trong hỗn hợp cháy rất lớn nên khả năng giữ nhiệt của lò hơi tầng sôi rất tốt. Vì vậy lò hơi tầng sôi có thể đốt được rất nhiều loại nhiên liệu như than, biomass, bùn giấy, rác thải,... với lượng phát khí độc vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Ghi lò tầng sôi
c. Hệ thống sinh hơi
Cũng giống như các lò hơi thông thường khác, hệ thống sinh hơi bao gồm: vách sinh hơi (tường nước) bao quanh buồng đốt, ống đối lưu, ống bức xạ, thân lò (ba lông).
Nước cấp được bơm vào balong sau sau khi đi qua bộ hâm nước. Tại balong nước được tiếp tục theo các ống nước xuống để đến các ống góp dưới, sau đó đi lên qua các vách ướt, đối lưu và được gia nhiệt đến nhiệt độ bay hơi sau đó về lại balong. Ở balong hơi được tách ra khỏi nước và cấp đến nhà máy, dây chuyền sử dụng hơi. Đối với lò quá nhiệt, hơi tách ra tại balong sẽ tiếp tục đi qua các ống quá nhiệt để trở thành hơi quá nhiệt để chạy tuabin hơi trong nhà máy nhiệt điện, nhà máy đồng phát điện và hơi (nhà máy giấy, mía đường, …)
Nhiệt lượng do khói nóng khi đi từ buồng đốt sẽ bị hấp thu bởi hệ thống sinh của lò hơi. Sau khi ra khỏi khu vực buồng đốt nhiệt độ khói giảm xuống khoảng 600oC, khói tiếp tục qua vùng đối lưu và truyền nhiệt cho các ống nước trong khu vực này trước khi ra khỏi lò.
Và đây là các thiết bị chính hấp thụ nhiệt của khói nói để chuyển hóa nước thành hơi. Hệ thống này được chúng tôi thiết kế tối ưu về quá trình hấp thụ nhiệt để lò hơi tầng sôi đạt hiệu suất cao nhất có thể.
Các thiết bị sinh hơi
d. Hệ thống tiết kiệm năng lượng
Hệ thống tiết kiệm năng lượng bao gồm: Bộ hâm nước lò hơi, bộ sấy không khí lò hơi.
Khói sau khi ra khỏi buồng đốt vẫn còn nhiệt độ rất cao (khoảng 250oC). Nên để tăng hiệu suất lò hơi tầng sôi và nhiệt độ khói thải sau khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn, khói nóng được đưa qua lần lượt bộ hâm nước để gia nhiệt nước cấp trước khi cấp vào lò và bộ sấy không khí để sấy khí trước khi cấp vào buồng đốt.
Hệ thống tiết kiệm năng lượng này có thể làm tăng hiệu suất của lò hơi từ 5% ÷ 10%.
Bộ hâm nước và bộ sấy không khí lò hơi
e. Hệ thống xử lý bụi, khí thải
Hệ thống xử lý bụi, khí thải bao gồm: Bộ lọc bụi Cyclone đa phần tử (Multi Cyclone) của lò hơi, bể khử bụi ướt của lò hơi hoặc lọc bụi túi vải lò hơi, và thiết bị xử lý khí độc hại như tháp xử lý SOx.
Lò hơi tầng sôi tạo ra hai loại chất thải chính: Khói và chất thải rắn. Chất thải rắn bao gồm xỉ từ nhiên liệu và sản phẩm từ các chất hấp thụ. Khói thải đóng góp rất lớn vào ô nhiễm không khí. Vì vậy hệ thống xử lý khói luôn được thiết kế với ưu tiên rất cao.
Xỉ kích thước lớn thường được lấy ra khi xả xỉ dưới buồng đốt, trong khi tro bay (xỉ kích thước nhỏ) thường bay theo khói và được lấy ra tại phễu bộ hâm nước, bộ sấy không khí và tại các thiết bị lọc bụi. Tro bay có thể được đưa đến phòng chưa bằng băng tải, vít tải hoặc hệ thống thổi tro.
Với đặc tính nhiệt độ buồng đốt dưới 900 oC, tạo được môi trường rất tốt để không sinh ra các khí thải có hại như SOx, NOx. Lò hơi tầng sôi không yêu cầu phải có các thiết bị xử lý khí thải đắt tiền nhưng vẫn đáp ứng được tất cả các thông số về tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhất.
Bộ Cyclone đa phân tử, bộ lọc bụi túi vải, bể dập bụi ướt
f. Hệ thống gió và khói
Gió cấp một (primary air) tạo lớp sôi được gia nhiệt lên khoảng 80oC khi đi qua bộ sấy không khí lò hơi và đi vào buồng đốt phân phối gió dưới đáy lò, giúp quá trình cháy trong buồng đốt xảy ra hiệu quả hơn, nhiên liệu được sấy nhanh trước khi cháy, giảm hiện tượng khói trong quá trình khởi động lò hơi. Mặt trên buồng phần phối gió có rất nhiều béc phun nhằm phần đều lượng gió cấp ra khắp bề mặt buồng đốt giúp buồng đốt sôi đều. Các béc phun cũng ngăn chặn hạt rắn trong lớp sôi lọt vào buồng cấp gió. Cho nên hệ thống phân phối gió để buồng đốt sôi đều cực kỳ quan trọng đối với lò hơi tầng sôi.
Gió cấp hai (Secondary air) sẽ được cấp vào bên trên vùng buồng đốt trống để cấp oxy nhằm đốt cháy các chất bốc bị đẩy lên cao. Tùy theo loại nhiên liệu mà gió cấp 2 có thể chiếm tỷ trọng cao hay thấp.
Quạt hút có một chức năng quan trọng là duy trì áp suất bên trong buồng đốt luôn âm, để buồng đốt không bị phì lửa hoặc khói ra ngoài buồng đốt, đảm bảo an toàn khi vận hành.
Khói nóng sau khi ra khỏi buồng đốt, hệ thống tiết kiệm năng lượng, hệ thống xử lý khói thải được quạt khói (quạt hút) hút ra ngoài đẩy lên ống khói và thải ra ngoài không khí.
5.2. Nguyên lý hoạt động của lò hơi tầng sôi
Nhiên liệu được cấp vào buồng đốt qua hệ thống cấp liệu đặt ở tường nước phía đầu buồng đốt. Lượng nhiên liệu cấp vào lò được điều chỉnh bởi tốc độ chuyển động của hệ cấp nhiên liệu vào lò.Tại buồng đốt của lò hơi tầng sôi diễn ra quá trình dao động hỗn hợp của những hạt nhiên liệu rắn (nhiên liệu than và tro, xỉ) được phân thành từng lớp theo tỉ trọng của hạt nhiên liệu và chiều cao buồng đốt. Quá trình dao động này được thực hiện chính là nhờ vận tốc của luồng gió cấp 1 được đưa vào lò từ sàn đáy của buồng đốt đủ lớn. Kết quả của gió với vận tốc lớn này tạo ra một lượng hỗn hợp các hạt nhiên liệu rắn xuôi theo dòng hỗn hợp không khí cháy đi ra khỏi buồng đốt. Trong quá trình cháy, các hạt nhiên liệu giảm dần kích thước và được hòa trộn với 1 phần xỉ (hạt nền) có sẵn trong buồng đốt tạo ra một lớp đệm nhiên liệu.
Cháy tầng sôi
Quá trình nhiên liệu cháy trong buồng đốt được phân thành từng tầng theo chiều cao của buồng đốt và tùy theo tốc độ của gió cấp 1 và cấp 2. Nhiệt từ lớp nhiên liệu cháy được truyền tới nước qua các tường nước được bố trí xung quanh buồng đốt, đỉnh buồng đốt. Khói nóng mang theo các hạt tro bay rời khỏi buồng đốt đi qua các bộ quá nhiệt (lò hơi quá nhiệt) và cuối cùng là dàn ống trao đổi nhiệt đối lưu rồi thoát ra khỏi lò.
Gió cấp 2 được đưa vào buồng đốt qua các vòi phun gió được đặt ở phía trên buổng đốt (bên trên các béc gió cấp 1) cung cấp không khí cho các lớp sôi phía trên để giảm NOx, điều chỉnh hệ số không khí thừa và điều chỉnh nhiệt độ cháy trong buồng đốt.
Sau khi thực hiện quá trình trao đổi nhiệt đối lưu ở phần đuôi lò, khói được đưa vào bộ thu hồi năng lượng, tận dụng lại nguồn nhiệt từ khói thải gia nhiệt cho nước cấp và không khí cấp vào lò. Bộ lọc bụi được bố trí đặt ở trước quạt hút, tách những hạt tro bay ra khỏi dòng khói, trước khi khói được quạt hút thải ra ngoài ống khói.
6. Các chức năng vận hành tự động và an toàn của lò hơi tầng sôi
- Hệ thống điều khiển và hiển thị PLC – SCADA
- Tự động điều chỉnh phụ tải bằng PLC lấy tín hiệu để điều chỉnh tốc độ quạt và thay đổi tốc độ băng tải cấp liệu qua biến tần
- Tự động cấp và điều chỉnh lượng nhiên liệu vào buồng đốt
- Tự động cấp nước theo mức đã ấn định.
- Hệ thống tự động kiểm soát khí thải được lập trình bằng PLC, lấy tín hiệu khói thải đầu ra qua bộ cảm biến và hiển thị oxy dư để điều khiển lượng oxy cấp vào lò và nhiệt độ buồng đốt, giảm thiểu tối lượng CO trong khói thải.
- Hệ thống màn hình và camera quan sát gồm: Quan sát kính thủy lò hơi, quan sát khói thải lò hơi, quan sát kho nhiên liệu lò hơi, quan sát tổng quan nhà lò, màn hình gắn tại phòng điều khiển lò hơi
- Hệ thống màn hình hiển thị và điều khiển HMI, điều khiển cảm ứng trên màn hình thông qua lưu đồ hiển thị
- Bảo vệ mất pha: Ngắt hệ thống
- Bảo vệ quá áp: 4 cấp
+ Cấp 1: Ngắt hệ thống qua bộ điều khiển và hiển thị áp suất tại phòng điều khiển
+ Cấp 2: Nhảy công tắc áp suất số 01
+ Cấp 3: Nhảy công tắc áp suất số 02
+ Cấp 4: Nhảy van an toàn
- Bảo vệ ngắt hệ thống khi nhiệt độ khí thải vượt mức quy đinh: 2 cấp
+ Cấp 1: Cảnh báo, hú còi
+ Cấp 2: Ngắt hệ thống
- Bảo vệ cạn nước hai mức:
+ Cấp 1: Báo động
+ Cấp 2: Ngắt hệ thống
- 02 van an toàn xả khi áp suất vượt mức quy định.
7. Ưu nhược điểm của lò hơi tầng sôi
7.1. Ưu điểm của lò hơi tầng sôi
- Lò hơi tầng sôi đốt đa nhiên liệu: Than cám, trấu rời, trấu viên, củi viên, củi băm, mùn cưa, răm bào, rác ngành giấy, và nhiều loại nhiên liệu biomass...
- Hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm chi phí vận hành nhờ lò hơi tầng sôi vận hành tự động liên tục, tận dụng nhiệt triệt để và nhiên liệu cháy kiệt hoàn toàn sau khi ra khỏi buồng đốt.
- Lò vận hành ổn định, tin cậy và đáp ứng phụ tải thay đổi linh hoạt.
- Hệ thống cấp liệu, thải xỉ tự động, dễ vận hành, tiết kiệm nhân công.
- Các chi tiết chuyển động trong lò hơi tầng sôi ít hơn nhiều so với các lò hơi sử dụng nguyên lý cũ như lò ghi xích nên bảo trì bảo dưỡng nhanh và chi phí thấp.
- Lò tầng sôi có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt mà không cần dùng đến các thiết bị xử lý đắt tiền.
- Không có hiện tượng đóng xỉ trong các giàn ống sinh hơi và bề mặt các ống nhúng chìm trong lớp sôi, giảm mức độ bám tro lên bề mặt ống trao đổi nhiệt ở phần đuôi lò.
- Tuổi thọ và độ bền cao
7.2. Nhược điểm của lò hơi tầng sôi
Bên cạnh những ưu điểm thì lò hơi tầng sôi cũng có một số hạn chế như:
- Đối với lò tầng sôi đốt than đá có tỷ lệ cốc cao, đòi hỏi phải có chùm ống ngâm trong lớp sôi để giữ cho buồng đốt không bị quá nhiệt, tuy nhiên tuổi thọ của chùm ống này thường thấp do phải chịu mài mòn liên tục.
- Lò tầng sôi chỉ đốt hiệu quả với các nhiên liệu có kích thước nhỏ và đồng đều.
- Kho chứa nhiên liệu dự trữ lớn hơn so với lò hơi ghi xích và ghi tĩnh.
8. Phạm vi ứng dụng của lò hơi tầng sôi
Lò hơi tầng sôi được ứng dụng nhiều trong các nghành công nghiệp như: chế biến thực phẩm đồ uống( bia, nước giải khát, mỳ,…), thức ăn chăn nuôi, giấy và bao bì, cao su, nhựa, dệt nhuộm, may mặc, giặt là, sản xuất đường, …
9. Hình ảnh công trình lò hơi tầng sôi thực tế
Hệ thống lò hơi tầng sôi
CÔNG TY TNHH GEETECH
Công ty TNHH Geetech là một trong số ít các đơn vị Lò hơi, nồi hơi tại Việt Nam có đủ năng lực thực hiện thiết kế, chế tạo, cung cấp, lắp đặt, sửa chữa bảo trì lò hơi, nồi hơi, lò dầu tải nhiệt và cung cấp hơi bão hòa. Với đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lò hơi và thiết bị áp lực, kết hợp với nhiều nhà cung cấp phụ kiện lò hơi uy tín, chất lượng đạt tiêu chuẩn châu Âu, G7. Chúng tôi sẽ tư vấn và cung cấp cho khách hàng các giải pháp đa dạng cả về công nghệ và nhiên liệu đốt của lò hơi, nồi hơi phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
Về lò hơi - nồi hơi đốt đa nhiên liệu có thể kể đến như: lò hơi đốt than, lò hơi đốt trấu, lò hơi đốt củi, lò hơi đốt dầu, lò hơi đốt gas, lò hơi đốt củi trấu, lò hơi đốt viên nén mùn cưa…
Về công nghệ đốt có thể kể đến như: lò hơi tầng sôi, lò hơi ghi xích, lò hơi ghi tĩnh, lò hơi đốt vòi phun cho lò đốt dầu, lo hơi đốt ghi thang…
Về lò dầu tải nhiệt (lò dầu truyền nhiệt) như: Lò dầu tải nhiệt tầng sôi, lò dầu tải nhiệt ghi xích, lò dầu tải nhiệt ghi tĩnh, lò dầu tải nhiệt ghi thang,...
Ngoài ra Lò hơi Geetech còn tư vấn thiết kế lắp đặt các loại thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị xử lý khói bụi lò hơi có hiệu quả hoạt động rất cao, đạt tiêu chuẩn về mồi trường đã và đang được ứng dụng vào các hệ thống mà chúng tôi đang cung cấp trên thị trường.
Tiêu chí của chúng tôi:
- Sản phẩm an toàn, tin cậy, giá thành hợp lý
- Dịch vụ nhanh, chính xác, hoàn hảo
- Kinh doanh trách nhiệm, bền vững
- Niềm tin của khách hàng chính là nền tảng trong các hoạt động của chúng tôi.
Với tính thần hợp tác cùng phát triển, Công ty TNHH Geetech rất mong được hợp tác cùng quý khách hàng trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GEETECH
Địa chỉ: Số 11A Ngách 28 Ngõ 207 Bùi Xương Trạch, P. Khương Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Xưởng sản xuất: Phường Châu Khê, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh.Điện thoại: 088 65 99989 – 091 146 3383.Email: geetechboiler@gmail.comWebsite: www.geetech.com.vnMST: 031 585 3072
Từ khóa » Cấu Tạo Buồng đốt Lò Hơi
-
Cấu Tạo Lò Hơi Và Nguyên Lý Làm Việc Của Lò Hơi - Lò Hơi Bách Khoa
-
Lò Hơi: Cấu Tạo & Nguyên Lý Làm Việc Của Nồi Hơi - Tuấn Hưng Phát
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Hơi, Nồi Hơi - FANSIPAN VINA
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Lò Hơi Đốt Dầu, Đốt Gas
-
Nguyên Lý Hoạt Động Nồi Hơi - Lò Hơi
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Hơi - DigiNexus Academy
-
Tìm Hiểu Về Lò Hơi - Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Phân Loại Lò Hơi
-
Lò Hơi Tầng Sôi Là Gì - Martech Boiler
-
Lò Hơi (nồi Hơi) Ghi Xích Là Gì?
-
Lò Hơi Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Hơi
-
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA LÒ HƠI - BOILER
-
Nguyên Lý Hoạt động Và Cấu Tạo Nồi Hơi đốt Củi
-
Lò Hơi đốt Than – Cấu Tạo Và Hướng Dẫn Sử Dụng – Phúc Trường Hải