Lo Lắng ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Sức Khoẻ?
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay xã hội phát triển chúng ta ai cũng bị áp lực bởi nhiều thứ. Rất nhiều vấn đề ảnh hưởng trong cuộc sống khiến ai cũng phải lo lắng, thậm chí căng thẳng buồn phiền, ví dụ như: Dịch bệnh, thay đổi công việc, nơi ở, người thân qua đời, li dị, mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó hay bị chấn thương, khó khăn về tiền bạc…
Ngay cả những thay đổi tốt hơn cũng khiến chúng ta lo lắng, căng thẳng như, có con, thăng chức, đổi nhà đến chỗ tốt hơn…
Lo lắng quá mức ảnh hưởng cả sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất
Lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bạn, vấn đề này là ảnh hưởng cả tinh thần lẫn thể chất. Nếu khi chúng ta lo lắng căng thẳng về mặt tinh thần thì cơ thể sẽ bảo hiệu điều gì bất ổn xảy ra. Ví dụ nếu lo lắng thi cử quá nhiều sẽ dẫn đến đau dạ dày, nếu người thân mất đi rất có thể khiến cơn tăng huyết áp dễ xảy ra hoặc tái phát.
Một số căng thẳng hoặc căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho bạn mệt mỏi, chán ăn, đau lưng, đau ngực, khô miệng, đau nhức toàn thân, nhức đầu.. và mất ngủ, tim đập mạnh, tăng hoặc giảm cân… những rối loạn như thế này sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch kém đi sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, cảm lạnh.
Một số nghiên cứu cho thấy nếu lo lắng kéo dài và lo âu cao độ không được điều trị, nhiều khả năng có thể dẫn đến trầm cảm và thậm chí có ý tự sát. Mặc dù lo lắng này chỉ là tác động gây phản ứng.
Phản ứng cơ thể khi lo lắng, căng thẳng liên quan đến hệ thống tim và các mạch máu, miễn dịch và các tuyến tiết ra hormone. Những hormone này giúp các chức năng cơ thể, như là chức năng não và các xung thần kinh.
Chính vì lẽ đó nếu hệ thống này tương tác và bị ảnh hưởng bởi rối loạn tâm lý, sự căng thẳng đó khiến cho dễ mắc các bệnh.
Theo nghiên cứu, trong số người được hỏi thì có hơn 80% bệnh nhân có tiền sử cơn lo lắng, lo lắng quá mức, hoảng loạn, cơn trầm cảm nặng và phản ứng với thuốc chống trầm cảm khi bắt đầu điều trị.
Trên thực tế tại phòng khám, khá nhiều bệnh nhân chia sẻ rằng họ đã từng lo lắng, tập trung làm việc kém, mệt mỏi, mất ngủ, buồn phiền, giật mình lo nghĩ vô cớ, … Đặc biệt, có người còn bị hồi hộp đánh trống ngực, bứt rứt, khó thở, nặng hơn cảm giác lạnh tê tay chân và toát mồ hôi phải nhập viện cấp cứu nhưng không phát hiện bệnh lý tim mạch hay thần kinh khác.
Đối với người trẻ khi căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến cảm giác phải đi tiêu tiểu nhiều lần, nhất là khi có áp lực học hành, việc làm, hay sự kiện thay đổi ngoài ý muốn,… Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân, đặc biệt là nữ, thường kèm theo các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi khớp xương, đau cứng cổ gáy, hay cảm giác tê chạy rần rần, v.v… và hầu hết những bệnh nhân này đã được tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhưng không phát hiện bệnh gì và kết quả bình thường.
Đây có thể là những triệu chứng bệnh lý nội thần kinh từ các rối loạn căng thẳng, căng thẳng quá mức, lo âu.
Làm thế nào có thể giúp vượt qua những lo lắng quá mức?
Mặc dù lo lắng và lo lắng quá mức làm cho cơ thể mất cân bằng dẫn đến rối loạn tâm lý nhưng có nhiều cách giúp cho giải tỏa vấn đề này.
Bí quyết rất đơn giản để giải tỏa lo lắng, căng thẳng bạn cần học cách thư giãn. Để làm được điều này mỗi người lựa chọn cho mình một phương pháp, có người sử dụng đọc truyện, xem phim tình cảm, phim hài, nghe nhạc êm dịu… Hoặc đơn giản hơn là hít thở sâu bằng cơ bụng, thiền, tập môn thể thao mình yêu thích như tập Yoga, thái cực quyền…
Cần tập thể dục hàng ngày, các hoạt động trong khi tập thể dục ở mức độ vừa phải có thể rất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường các chức năng của hệ miễn dịch. Thông thường các bài tập thể dục nhịp điệu và các bài tập nâng cao thể lực cũng là 1 phương pháp hiệu quả để rèn luyện cơ thể của bạn đối phó và kiểm soát được căng thẳng.
Chế độ ăn khoa học lành mạnh, cân bằng các bữa ăn sẽ giúp phần nào để cơ thể có những sức khỏe thể chất chống chọi lại những tác nhân gây bệnh, giúp người bệnh thấy khỏe hơn. Vì nếu căng thẳng và lo lắng sẽ khiến chúng ta buồn chán, ăn không ngon, ngại ăn hoặc một số người khác thì ăn quá nhiều, hoặc là ăn những món có hại cho sức khoẻ.
Dùng đồ uống có caffeine ở mức độ vừa phải. Caffeine kích thích hệ thống thần kinh của bạn để sản xuất ra adrenaline và làm cho bạn có cảm giác bồn chồn lo sợ và dễ nổi giận.
Nếu lo lắng hoặc gặp bất thứ gì liên quan đến sức khỏe bất thường như: nhức mỏi, đau đầu, ăn kém, ngủ không ngon... hãy đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ tâm lý, bác sĩ lâm sàng sẽ tư vấn cho bạn. Sau khi khám đánh giá các bác sĩ sẽ có thể cho đơn thuốc giúp bạn kiểm soát được sự lo âu và lo lắng quá mức.Ngoài ra, hãy trò chuyện với bác sĩ tâm lý, vật lý trị liệu để được những lời khuyên, giúp cho bạn xác định loại suy nghĩ và niềm tin nào gây ra sự lo lắng và sau đó trao đổi với bạn để giảm bớt chúng.
Bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn bằng cách gợi ý những cách giúp bạn thay đổi. Nhưng bạn phải chính là người thực hiện các thay đổi. Trị liệu chỉ thành công nếu bạn thực hiện tốt, điều này sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt cả thể chất lẫn tinh thần.
Video có thể bạn quan tâm
Những nguyên nhân dẫn tới suy nhược thần kinh
Từ khóa » Hình ảnh Thể Hiện Sự Lo Lắng
-
800+ Sự Lo Lắng & ảnh Lo Lắng Miễn Phí - Pixabay
-
2000+ Lo Lắng & ảnh Buồn Miễn Phí - Pixabay
-
100.000+ ảnh đẹp Nhất Về Lo Lắng - Pexels
-
100+ Hình Ảnh Lo Lắng Hình Ảnh, 100+ Hình Ảnh Buồn Và Tâm ...
-
Tâm Trạng Và Cảm Xúc Có Kho ảnh Và Hình ảnh Miễn Phí Bản Quyền
-
Trắc Nghiệm Hình ảnh Tiết Lộ Những Lo Lắng Của Bản Thân - ELLE Man
-
Sự Lo Lắng Bị Xa Cách Và Sự Lo Lắng Khi Tiếp Xúc Với Người Lạ - Khoa Nhi
-
Rối Loạn ám ảnh Nghi Thức (OCD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Căng Thẳng Mệt Mỏi (Stress): Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và điều Trị