Lở Loét Tay Chân Vì Bôi Thảo Dược “ngậm” Corticoid - Tâm Anh Hospital
Bôi thuốc “thảo dược” cho bớt ngứa da, sản phụ bị lở loét hết tay chân do biến chứng viêm da tiếp xúc dị ứng nặng.
Dị ứng do bôi thuốc người quen giới thiệu
Chị Đ.T.H. (30 tuổi, TP.HCM) cho biết ngón chân và bàn tay của chị bị ngứa, khô da, sẩn đỏ sau khi sinh. Nghe người quen giới thiệu loại sản phẩm kem bôi thảo dược chứa thành phần thiên nhiên, phù hợp với cả phụ nữ đang cho con bú nên chị đến tiệm thuốc hỏi mua. Công dụng của thuốc in trên bao bì là chuyên dùng cho các bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào, ghẻ, nước ăn chân tay, chốc lở, mẩn ngứa, nấm da, côn trùng đốt, viêm lỗ chân lông, á sừng, viêm da cơ địa,…
“Bôi thuốc vài ngày đầu, tôi thấy bớt ngứa, vùng da mẩn đỏ cũng cải thiện dần. Tôi ngạc nhiên vì thuốc thảo dược thường có tác dụng chậm hơn so với thuốc tây, nhưng vừa sinh con, không thu xếp được thời gian đi khám nên tôi vẫn tiếp tục bôi. Đến nay, con tôi gần 1 tuổi nhưng tình trạng ngứa vẫn còn, các vết lở loét lan rộng hơn sau khi ngừng bôi thuốc nên tôi quyết tâm đi khám”, chị H. chia sẻ.
Chị H. đến khám da liễu BVĐK Tâm Anh TP.HCM trong tình trạng tay chân lở loét nặng, chảy dịch, bong vảy, trên phần da bong tróc có màu đen. Đem theo hộp thuốc bôi thảo dược đến gặp bác sĩ, chị H. vẫn không hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng da. Chị đắn đo hỏi bác sĩ: “Có phải do sau sinh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên phát bệnh? Vì giai đoạn mang thai, tôi cũng được bác sĩ chẩn đoán dị ứng thai kỳ”.
Sau khi thăm khám, tiến sĩ bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM nhận định: Người bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng nặng, kèm theo những hậu quả của việc sử dụng thuốc bôi sai cách, thuốc này có chứa thành phần corticoid khiến tình trạng viêm da chuyển nặng. Thuốc chứa corticoid phải được bác sĩ kê toa với liều lượng sử dụng kỹ lưỡng, nếu không dễ rơi vào tình trạng “nghiện thuốc” do sử dụng quá lâu và bệnh nặng hơn. Chưa kể, bôi thuốc corticoid nhiều thì càng lệ thuộc thuốc, khiến da ngày càng mỏng, dễ bị kích ứng. Ngược lại, khi ngưng dùng, lở da có thể xuất hiện nhanh sau đó. Điều đáng nói, trên những vùng da đóng mài, bác sĩ còn thấy màu đen bao phủ. Gặng hỏi, người bệnh cho biết, trước đây, chị còn nghe lời giới thiệu từ người quen đến thầy lang mua cao về đắp. Tuy nhiên, sau khi đắp tình trạng viêm da trở nặng hơn.
Chị H. ngẫm lại: “5 ngày sau khi dừng bôi kem thảo dược, tôi thấy da nổi sẩn đỏ lan từ bàn chân lan lên cổ chân, bắp chân, kèm chảy dịch nặng nề hơn. Ở tay cũng lan nhanh hơn”.
Xem xét tình trạng người bệnh, bác sĩ Bích kê toa thuốc uống, thuốc bôi để khắc phục tình trạng nhiễm khuẩn, tổn thương da. Thuốc trị liệu chủ yếu là kháng sinh, kháng dị ứng, thuốc bôi kháng sinh và thay đổi cách chăm sóc da (sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, thuốc tím để vệ sinh da). Sau 1 tuần điều trị, chị H. tái khám, tình trạng viêm da giảm dần, không còn cảm giác ngứa ngáy, chấm dứt chảy dịch, da đã khô và đang bong mài. Khi da đã bớt viêm đỏ sẽ tiến hành sử dụng các sản phẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Chị H. vui vẻ chia sẻ: “Qua tình trạng của bản thân, tôi mong mọi người khi có bệnh nên đến bệnh viện, tin tưởng vào bác sĩ. Bệnh tôi nặng hơn, một phần do nghe theo những lời truyền miệng, dùng thuốc không theo chỉ định khiến bệnh trở nặng. May tôi còn được bác sĩ chữa kịp thời, mong da nhanh khỏi để tự tin mặc lại những chiếc váy xinh đẹp”.
Corticoid phải được bác sĩ chỉ định
Theo bác sĩ Bích, tình trạng da bị ảnh hưởng do corticoid được chia thành 5 cấp độ.
- Cấp độ 1, người bệnh sử dụng trong thời gian ngắn với mức độ và liều lượng thấp chỉ gặp những tổn thương nhẹ, với biểu hiện ngứa râm ran, da hơi sần ở vị trí bôi thuốc.
- Cấp độ 2, tình trạng viêm da cấp tính xảy ra với những biểu hiện nghiêm trọng hơn như xuất hiện mụn nước (khi vỡ sẽ gây đau và nhiễm trùng), vùng da xung quanh bị tổn thương, da sẩn đỏ kéo dài; vùng da bị sang thương có thể thâm sạm, khô hơn so với những vùng da khác.
- Cấp độ 3, tổn thương có thể ảnh hưởng đến mao mạch dưới da; người bệnh cảm thấy nóng ran, như bị kiến bò ở vùng da tổn thương, nhạy cảm với nhiệt độ cao.
- Cấp độ 4, tình trạng tăng tiết nhờn sẽ diễn ra, mụn nước xuất hiện nhiều và to hơn, người bệnh cảm thấy nóng rát phần da bị sang thương, kèm cảm giác khó chịu, bứt rứt.
- Cấp độ 5, đây là cấp độ cao nhất của tình trạng da nhiễm corticoid, vùng da sang thương chảy dịch vàng, nhiễm trùng, thậm chí bắt đầu hoại tử. Những biểu hiện khác bao gồm: Da đỏ tấy, đau rát, da khô hơn, đón vảy, bong tróc thành từng mảng.
Vì vậy, ngay khi có biểu hiện tai biến do corticoid ở mức độ nhẹ, người bệnh nên ngưng ngay việc sử dụng thuốc và đi khám chuyên khoa Da liễu để bác sĩ chỉ định hướng điều trị thích hợp cho mỗi cấp độ. Nếu để lâu ngày, da càng mỏng càng dễ tổn thương, trầy xước, đụng nhẹ cũng có thể gây trợt da. Khi ấy, vi trùng dễ xâm nhập, không chỉ gây ra những bệnh lý nhiễm trùng ngoài da mà còn kéo theo nhiều bệnh lý ở các bộ phận khác. Ngoài ra, hệ lụy mỏng da, đỏ da do corticoid cũng khó hồi phục, có thể mất cả năm mới hồi phục lại.
Bác sĩ Bích khuyên, thuốc về da liễu rất đa dạng, trong đó, thuốc chứa corticoid là “con dao hai lưỡi” vì chỉ hiệu quả nếu không lạm dụng, cần bác sĩ theo dõi, chỉ định dùng và thời điểm ngưng thuốc nghiêm ngặt.
Ngoài ra, người bị bệnh ngoài da cần lưu ý việc chăm sóc da tại nhà, giữ gìn sạch sẽ, tránh chà sát vùng da bị tổn thương, sử dụng các sản phẩm kem dưỡng phù hợp,… Với người có cơ địa dị ứng nên tìm hiểu kỹ càng các thành phần trong kem dưỡng trước khi sử dụng. Kem chứa corticoid, thời gian đầu khi dùng da có thể sẽ mịn màng, trắng hồng, giảm mụn,… nhưng về lâu dài có thể gây kích ứng, đỏ da, mỏng da, phát sinh những vấn đề về da và rất khó để cai thuốc bôi corticoid. Lý do, bôi thuốc thì mỏng da, đỏ da, ngứa ngáy nhưng bỏ thuốc thì lở da, chảy dịch,… khiến bệnh nhân phải lệ thuộc thuốc bôi corticoid. Do đó, cần tham vấn bác sĩ da liễu trước khi sử dụng kem bôi, thuốc bôi hay có bất cứ vấn đề gì phát sinh sau đó.
Để đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ Da Liễu thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:
- Liên hệ tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch khám riêng với chuyên gia.
- Đăng ký hẹn khám tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
- Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
- Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Từ khóa » Bò Bị Lở Loét Da
-
Bệnh Loét Da, Quăn Tai ở Bò - Người Chăn Nuôi
-
BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ
-
Bệnh Loét Da Quăn Tai ở Trâu Bò - DairyVietnam
-
Gần 1.000 Con Bò Da Lở Loét, Nổi U Cục Bất Thường, Nông Dân Lo Sốt Vó
-
Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu, Bò - Tạp Chí Chăn Nuôi Việt Nam
-
BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU BÒ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG ...
-
Cần Làm Gì Khi Bị Lở Loét Da? - Dizigone - Kháng Khuẩn Vượt Trội
-
Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu Bò Là Gì, Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Dấu Hiệu Bò Bi Nấm Da Và Ghẻ | VTC16 - YouTube
-
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
-
Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu Bò Và Một Số Biện Pháp Phòng, điều ...
-
TRÂU BÒ BỊ DÒI VÀ CÁCH CHỮA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
-
Nguy Cơ Lở Loét, Viêm Nhiễm, Viêm Da Do Tiếp Xúc Với Bọ Xít Vải, Nhãn
-
Bệnh đậu Dê Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Phúc Yên Tập Trung Phòng, Chống Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên đàn ...
-
[PDF] CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ SỮA - JICA