Lở Miệng Phải Làm Sao? 9 Mẹo Chữa Lở Miệng Hiệu Quả Không Ngờ

Lỡ miệng hay gọi là loét miệng thường xuất hiện bên trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng, gây đau bên trong miệng. Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống, nếu tình trạng xuất hiện liên tục cần tới nha khoa gần nhất để thăm khám. Vậy bị lở miệng phải làm sao? Nha khoa Paris sẽ chia sẻ ngay sau đây.

  • 1. Tìm hiểu về bệnh lở miệng
  • 2. Lở miệng có cần gặp bác sĩ không
  • 3. Bị lở miệng phải làm sao
    • 3.1. Các loại thuốc trị lở miệng
      • 3.1.1. Thuốc kháng sinh
      • 3.1.2. Thuốc chống viêm
      • 3.1.3. Thuốc sát khuẩn
      • 3.1.4. Viên uống bổ sung sắt, kẽm và vitamin
    • 3.2. Mẹo trị lở miệng nhanh nhất tại nhà chỉ sau 1 đêm
      • 3.2.1. Cách trị lở miệng bằng nước muối
      • 3.2.2. Dùng ngay mật ong nghệ
      • 3.2.3. Oxy già chữa nhiệt miệng hiệu quả
      • 3.2.4. Thường xuyên bị lở miệng nên ăn sữa chua hàng ngày
      • 3.2.5. Dùng bã trà trị nhiệt miệng
      • 3.2.6. Dùng đá giảm đau nhiệt miệng
      • 3.2.7. Mẹo điều trị nhiệt miệng bằng cúc la mã
      • 3.2.8. Súc miệng bằng Eludril 0,12% giúp lành vết nhiệt miệng
      • 3.2.9. Xử lý lở miệng tại nhà bằng dầu dừa
      • 3.2.10. Bột sắn dây
      • 3.2.11. Dùng cam thảo
      • 3.2.12. Dùng khế chua
  • 4. Phòng tránh nhiệt miệng tái phát như thế nào
  • 5. Câu hỏi thường gặp về tình trạng lở miệng
    • 5.1. Bị lở miệng nên ăn gì và kiêng gì
    • 5.2. Lở miệng có nguy hiểm không
    • 5.3. Lở miệng thường kéo dài bao lâu
    • 5.4. Lở miệng có lây không

1. Tìm hiểu về bệnh lở miệng

Lở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng, là bệnh lý răng miệng phổ biến. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây trở ngại lớn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt (1).

Ban đầu, người bệnh xuất hiện các vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng. Sau đó, chúng trở thành các bọng nước rồi vỡ ra, tạo thành các điểm loét to có kích thước khoảng 9 đến 10 mm, gây đau rát khi ăn uống hoặc cử động cơ hàm.

Lở miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là do:

– Thói quen cắn môi

– Xước và phù nề niêm mạc lợi do nhai đồ ăn cứng

– Chải răng không đúng cách làm xước lợi, nướu

– Thói quen ăn đồ nóng, cay, đồ uống có cồn hoặc dùng các chất kích thích

– Thiếu vitamin C, acid folic và B6

– Căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Hình ảnh lở miệng

Hình ảnh lở miệng

2. Lở miệng có cần gặp bác sĩ không

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 6 đến 10 ngày. Một số trường hợp bị lở miệng không hết do nhiễm khuẩn nặng, vết loét lan rộng và gây nên các triệu chứng như sốt cao, sưng hạch,…

Người bệnh không nên chủ quan và cần đến ngay các đơn vị nha khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng xử lý kịp thời. Trong nhiều trường hợp, nhiệt miệng dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như: ung thư lưỡi, ung thư vòm họng hay các bệnh lý da liễu,…

3. Bị lở miệng phải làm sao

Nếu như các vết lở miệng là các vết lở thông thường và mới thì việc điều trị rất dễ dàng. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

3.1. Các loại thuốc trị lở miệng

Để điều trị và giải quyết nhanh tình trạng lở miệng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc gồm có: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc sát khuẩn, viên uống bổ sung sắt, kẽm và vitamin.

3.1.1. Thuốc kháng sinh

Khi bị loét miệng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cotrimoxazol chứa sulfamethoxazol và trimethoprim. Thuốc này hiệu quả cho các vết loét lớn và lâu lành, có thể kết hợp với spiramycin hoặc metronidazol.

Liều dùng cotrimoxazol:

– Người lớn: 1 viên 800mg/160mg mỗi 12 giờ

– Trẻ em 12 – 18 tuổi: 6 mg trimethoprim và 30 mg sulfamethoxazol mỗi kg/ngày, chia 2 lần

Hoặc hòa thuốc với nước cất, dùng tăm bông nhúng dịch thuốc rồi chấm lên vết loét, ngày 3 – 4 lần trong ít nhất 5 ngày.

Nếu nhiễm nấm cần uống thêm kháng nấm như fluconazol, itraconazol hoặc nystatin:

– Fluconazol: với người lớn: 200mg ban đầu, sau đó 100mg/ngày, trường hợp dai dẳng dùng 400mg/ngày. Trẻ em: 3 – 6 mg/kg ngày đầu, sau đó 3 mg/kg/ngày.

– Itraconazole: người lớn: 100mg/ngày trong 15 ngày. Bệnh nhân AIDS uống 200 mg/ngày trong 15 ngày

– Nystatin: trẻ sơ sinh: 12.500 IU x 2 lần/ngày, trẻ em: 25.000 IU x 2 lần/ngày, người lớn: 50.000 IU x 2 lần/ngày

Thuốc kháng sinh Fluconazol

Thuốc kháng sinh Fluconazol

3.1.2. Thuốc chống viêm

Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm được sử dụng rộng rãi trong điều trị loét miệng do virus gây ra, đặc biệt khi có bội nhiễm. Thuốc giúp giảm sưng đau và nhanh chóng chữa lành các ổ loét hiệu quả.

Prednisone:

– Dạng bào chế: viên uống

– Tác dụng: kháng viêm, liều lượng điều chỉnh tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh

– Liều dùng: bắt đầu từ 5 – 60 mg/ngày, có thể tăng liều để đạt hiệu quả mong muốn

Triamcinolone hoặc Hydrocortisone:

– Dạng bào chế: thuốc bôi tại chỗ

– Tác dụng: giảm rát, nóng đỏ, phồng rộp do viêm nhiễm trong khoang miệng, giảm tổn thương tại các ổ loét miệng

– Liều dùng: bôi từ 2 – 3 lần/ngày, sau bữa ăn để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc

3.1.3. Thuốc sát khuẩn

Việc súc miệng bằng các sản phẩm chứa hoạt chất sát khuẩn có thể giúp làm sạch vết loét miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm sưng đau. Một số sản phẩm thường được sử dụng trong điều trị loét miệng bao gồm:

– Nước muối sinh lý 0,9% NaCl

– Benzalkonium chloride

– Chlorhexidine gluconate hoặc Chlorhexidine fluoride

– Bạc nitrat (AgNO3)

– Bột baking soda (Natri bicarbonat – NaHCO3)

– Natri fluoride (NaF)

Những hoạt chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và hỗ trợ quá trình lành vết loét miệng một cách hiệu quả.

Nước muối sinh lý 0,9% NaCl

Nước muối sinh lý 0,9% NaCl

3.1.4. Viên uống bổ sung sắt, kẽm và vitamin

Thường xuyên bị nhiệt miệng có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin, sắt, kẽm hoặc các khoáng chất cần thiết khác. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung các dưỡng chất này thông qua viên uống bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, vitamin B, vitamin C, kẽm, sắt hoặc viên đa vitamin có thể giúp cải thiện nhiệt miệng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Thuốc điều trị nhiệt miệng có thể ở dạng thuốc bôi, nước súc miệng, viên ngậm hoặc uống. Mỗi loại thuốc có tác dụng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây loét, vì vậy cần kết hợp với việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

3.2. Mẹo trị lở miệng nhanh nhất tại nhà chỉ sau 1 đêm

Nha khoa Paris sẽ gợi ý các cách chữa lở miệng tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhanh:

3.2.1. Cách trị lở miệng bằng nước muối

Muối có tính sát khuẩn cao nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ở vết viêm loét và giảm nồng độ axit ở miệng hiệu quả. Chữa nhiệt miệng bằng muối được nhiều người áp dụng bởi cách làm đơn giản như sau:

– Bước 1: hòa tan 5g muối với 230ml nước ấm

– Bước 2: súc miệng với dung dịch nước muối pha loãng trên trong vòng 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Sau 3 đến 4 tiếng súc miệng lại 1 lần với nước muối để thấy công dụng rõ ràng

Súc miệng nước muối để trị lở miệng gây cảm giác hơi đau rát. Nhưng muối sẽ làm vết loét mau khô và nhanh lành hơn.

3.2.2. Dùng ngay mật ong nghệ

Nghệ và mật ong có tính kháng khuẩn cao và giúp vết thương mau lành. Khi kết hợp cùng nhau, hỗn hợp cho hiệu quả điều trị nhiệt miệng cao hơn.

Cách điều trị vết lở trong miệng với nghệ và mật ong như sau:

– Bước 1: Trộn nghệ và mật ong theo tỉ lệ 2:1

– Bước 2: Dùng tăm bông chấm hỗn hợp lên vết loét nhiệt miệng. Giữ nguyên trong vòng 2 đến 3 phút

– Bước 3: Làm sạch miệng lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Thực hiện 3 lần/ngày, người bệnh sẽ thấy đau nhức, sưng tấy giảm rõ rệt

Nghệ và mật ong có tính kháng khuẩn cao

Nghệ và mật ong có tính kháng khuẩn cao

3.2.3. Oxy già chữa nhiệt miệng hiệu quả

Oxy già có tác dụng làm sạch vết loét và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Để chữa viêm loét miệng bằng oxy già, thực hiện như sau (2):

– Bước 1: lấy 1 lượng vừa đủ dung dịch oxy già 3% pha loãng với 1 lượng nước sạch phù hợp

– Bước 2: thấm dung dịch vào tăm bông và thoa lên vết viêm loét. Giữ nguyên từ 3 – 5 phút

– Bước 3: làm sạch khoang miệng với nước để loại bỏ vi khuẩn

Người bệnh cũng có thể pha loãng oxy già để súc miệng khoảng 1 phút. Sau đó nhổ ra và tráng miệng lại với nước sạch. Cách làm này cũng đem lại hiệu quả rất tốt.

3.2.4. Thường xuyên bị lở miệng nên ăn sữa chua hàng ngày

Khi bị lở miệng trong má, bạn nên ăn một cốc sữa chua mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể. Bạn cũng có thể dùng một thìa nhỏ sữa chua lạnh đặt trực tiếp lên vết loét nặng. Lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng kháng viêm và giảm sưng hiệu quả, giúp nhiệt miệng nhanh chóng được cải thiện.

3.2.5. Dùng bã trà trị nhiệt miệng

Chè khô hoặc trà túi lọc có thành phần chính là lá trà xanh trong tự nhiên. Trong lá trà xanh có hàm lượng lớn chất tanin với công dụng kháng khuẩn, chống viêm cao và tuyệt đối an toàn cho mô mềm trong khoang miệng.

Người bệnh nên sử dụng bã trà đắp trực tiếp lên vùng nhiệt miệng. Mỗi ngày đắp từ 2 đến 3 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ đánh bay hết các vết loét miệng.

Bã trà trị nhiệt miệng

Bã trà trị nhiệt miệng

3.2.6. Dùng đá giảm đau nhiệt miệng

Đá lạnh có tác dụng giảm đau và sưng rất hiệu quả. Đặt một viên đá nhỏ trực tiếp lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau, giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn.

3.2.7. Mẹo điều trị nhiệt miệng bằng cúc la mã

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, cúc la mã chứa 2 hợp chất là azulene và levomenol. Chúng được chứng minh có công dụng chữa lành và giảm đau vết thương hiệu quả.

Đối với nhiệt miệng, người bệnh có thể đắp 1 túi trà hoa cúc lên khu vực vết lở hoặc súc miệng bằng trà hoa cúc. Thực hiện từ 2 đến 3 ngày, tình trạng lở miệng cải thiện rõ rệt.

3.2.8. Súc miệng bằng Eludril 0,12% giúp lành vết nhiệt miệng

Eludril 0,12% là nước súc miệng được hiệp hội nha sĩ khuyên dùng để kiểm soát viêm nhiễm vùng miệng, thúc đẩy làm lành vết thương và tránh tái phát lở loét.

Người bệnh tiến hành pha loãng nước súc miệng với nước ấm theo hướng dẫn của nha sĩ. Súc miệng bằng hỗn hợp từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, sau đánh răng 30 phút. Khi hết nhiệt miệng thì dừng hẳn.

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, Eludril 0,12% không được sử dụng như nước súc miệng hàng ngày. Súc miệng bằng Eludril 0,12% kéo dài có thể gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

3.2.9. Xử lý lở miệng tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa hàm lượng axit lauric lớn. Các nhà khoa học đã chứng minh, chất này có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và giảm sưng do nhiệt miệng gây nên.

Người bệnh chỉ cần thoa dầu dừa với một lượng vừa đủ vào vết loét 3 – 5 lần/ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn. Súc miệng với dầu dừa từ 2 – 3 lần cũng đem lại hiệu quả tương tự.

3.2.10. Bột sắn dây

Bột sắn dây từ lâu đã được biết đến như một phương pháp dân gian hiệu quả để trị nhiệt miệng trong thời gian ngắn. Với khả năng thanh nhiệt, giải độc và làm dịu các vết lở loét trong khoang miệng, bột sắn dây mang lại hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt.

Cách thực hiện:

– Pha bột sắn dây với nước ấm

– Tùy chỉnh lượng bột để điều chỉnh độ sệt của nước sao cho dễ uống

– Uống 1 – 2 cốc sắn dây mỗi ngày giúp giảm đáng kể vết loét nhiệt miệng

Bột sắn dây có tính thanh nhiệt, giải độc

Bột sắn dây có tính thanh nhiệt, giải độc

3.2.11. Dùng cam thảo

Cam thảo chứa glycyrrhizin, có khả năng giảm vi khuẩn H. pylori – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và loét miệng.

Bạn có thể đun một ít cam thảo với nước trong khoảng 30 phút, sau đó lấy nước cốt vừa đun thoa nhẹ lên vùng nhiệt miệng của bé 2 – 3 lần mỗi ngày để vết thương nhanh lành.

3.2.12. Dùng khế chua

Khế là thực phẩm giàu vitamin C, acid oxalic, canxi, sắt, natri, kali và các khoáng chất khác như vitamin A, B1, B2, P,… Do đó, ăn khế giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và chữa bệnh. Khế có khả năng loại bỏ vết loét từ bên trong, giúp chấm dứt tình trạng nhiệt miệng một cách an toàn và hiệu quả cho trẻ em.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 – 2 quả khế chua, thái mỏng rồi đun sôi với nước

– Sau khi nước khế nguội, cho trẻ súc miệng và nuốt từng ít một

– Làm như vậy sẽ giúp làm dịu cảm giác đau rát và giảm nhiệt miệng sau vài ngày

4. Phòng tránh nhiệt miệng tái phát như thế nào

Nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng tránh không hề khó. Để ngăn ngừa lở miệng tái phát, người bệnh nên (3):

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để bảo vệ niêm mạc miệng và phòng tránh các bệnh nha khoa

– Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng gây kích ứng niêm mạc miệng

– Hạn chế ăn kẹo cao su

– Chải răng nhẹ nhàng sau khi ăn, tránh làm xước niêm mạc miệng

– Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, giảm thiểu căng thẳng,…

– Đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Nên ăn nhiều rau củ, trái cây và ưu tiên các món luộc. Đồ xào, nhiều dầu mỡ cần hạn chế trong thực đơn ăn uống hàng ngày

Ăn nhiều rau củ, trái cây

Ăn nhiều rau củ, trái cây

5. Câu hỏi thường gặp về tình trạng lở miệng

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về tình trạng lở miệng cùng giải đáp chi tiết.

5.1. Bị lở miệng nên ăn gì và kiêng gì

Các nguyên nhân gây lở miệng thường liên quan đến chế độ ăn uống thiếu khoa học. Để phòng ngừa và điều trị, bạn nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, giàu vitamin và axit folic, có tính thanh nhiệt (4).

Các thực phẩm nên ăn:

– Thực phẩm mềm hoặc lỏng: súp, ngũ cốc, bột yến mạch, sữa chua, pudding, khoai tây nghiền và trái cây đóng hộp

– Rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất: cà rốt, rau chân vịt, súp lơ, cam, chanh, táo, kiwi

– Nước ép thanh nhiệt: rau má, nha đam, nước dừa, trà xanh

Các thực phẩm nên tránh:

– Thực phẩm có tính nóng hoặc kích thích: socola, đồ cay, cà phê, đậu phộng, hạnh nhân, phô mai, cà chua, bột mì

– Đồ cay, quá lạnh và thực phẩm cứng như bánh mì nướng, khoai tây chiên

– Kẹo cao su và kem đánh răng chứa natri lauryl sulphate

– Nên dùng bàn chải đánh răng mềm, đầu nhỏ

5.2. Lở miệng có nguy hiểm không

Nhiệt miệng không được xem là bệnh lý nguy hiểm và thường tự khỏi sau 1 – 2 tuần từ khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như ung thư miệng, HIV/AIDS, viêm loét đại tràng,… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên đi khám khi có các biểu hiện sau:

– Đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày

– Sốt cao đột ngột

– Vết loét miệng to bất thường

– Vết loét kéo dài quá 2 tuần không hồi phục

– Nhiệt miệng tái phát nhiều lần

Nếu không được điều trị đúng cách, nhiệt miệng có thể gây nhiễm trùng và làm hoại tử khu vực bị loét, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

5.3. Lở miệng thường kéo dài bao lâu

Viêm loét miệng lưỡi thường là những tổn thương nhỏ kéo dài khoảng một hoặc hai tuần rồi tự khỏi. Tuy nhiên, nếu do ung thư miệng hoặc nhiễm trùng virus, các vết loét sẽ không tự biến mất mà ngày càng lan rộng. Vết lở miệng ở môi thường gây đau nhất, với trung tâm màu trắng, xám hoặc vàng và viền đỏ. Khi là ung thư miệng, các vết loét thường có màu đỏ trắng pha trộn, hình dạng sần sùi và khó cạo. Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn nên mua thuốc để điều trị sớm.

5.4. Lở miệng có lây không

Nếu nhiệt miệng có mủ do vi khuẩn và nấm gây ra thì có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, thức ăn hoặc môi trường xung quanh, đặc biệt khi mủ bị vỡ. Trong trường hợp này, khả năng lây nhiễm rất cao. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng xuất phát từ nguyên nhân nội sinh (từ bên trong cơ thể), bệnh này hoàn toàn không có khả năng lây lan.

Trên đây là giải đáp về bị lở miệng phải làm sao. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để điều trị, chăm sóc cho trẻ hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám cho con, vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris.

Từ khóa » Giảm đau Lở Miệng