Lộ Nguyên Nhân Chiếc T-90M Của Nga Bị Quân đội Ukraine Bắn Cháy
- Xã hội
- Tuyển sinh
- Đọc 30s
- Soi - Xét
- Sống 4 màu
- Hỏi/Đáp
- Người tốt - Việc tốt
- Cải chính - Xin lỗi
- Kho tri thức
- Thâm cung
- Di sản
- Ta & Tây
- Giải mã
- Phong thủy
- Tri thức Việt - Toàn cầu
- Thiền
- Khoa học & Công nghệ
- Khoa học
- Công nghệ
- Kinh doanh
- Tiền - Vàng
- Nhà - Đất
- Đại gia
- Tiêu dùng
- Hàng hót
- Quân sự
- Tin tức
- Vũ khí
- Quân đội
- Quân sự Việt Nam
- Thế giới
- Thế giới 24h
- Nóng - Sâu
- Hồ sơ
- Đời sống
- Ô tô - Xe máy
- Xe
- Phụ kiện
- Dân chơi
- Đời sống
- Tin tức
- Làm đẹp - giảm cân
- Mẹ & Bé
- Ăn ngon
- Dinh dưỡng - Thuốc
- Yêu - tám
- Giải trí
- Chat Sao
- VBiz
- Showbiz ngoại
- Mốt và phong cách
- Phim - nhạc
- Cộng đồng trẻ
- Nhịp sống
- Sốt mạng
- Yêu
- Thể thao
- Chơi - Phượt
- Bạn đọc - Điều tra
Ukraine đã công bố đoạn video về trận phục kích tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga vào ngày 4/5 và làm lộ rõ những điểm yếu của Quân đội Nga.
- Truyền thông Ukraine: Phó Tư lệnh hải quân trúng tên lửa Nga
- Cuộc phục kích của Quân đội Nga trên đảo Rắn của Ukraine
Không có loại xe tăng nào trên thế giới này không thể bị phá hủy, dù là M1A2 Abrams hay T-14 Armata mới nhất; và xe tăng T-90 cũng không phải là ngoại lệ. Mới đây, Quân đội Ukraine đã công bố đoạn video về cảnh tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga vào ngày 4/5 vừa qua.Đoạn video cho thấy rõ, khoang động cơ của loại xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất, đang phục vụ trong Quân đội Nga đã bị trúng đạn. Tổ diệt tăng cơ động của Quân đội Ukraine, đã bắn trúng khoang động cơ của chiếc T-90M bằng súng không giật Carl Gustav.Về lý thuyết, đạn xuyên giáp do súng không giật Carl Gustav bắn ra, có độ xuyên sâu tối đa là 500 mm, và độ dày tối đa của giáp sau và giáp bên của xe tăng T-90M không vượt quá 300 mm; do vậy hoàn có thể bị phá hủy.Tuy nhiên, việc phá hủy khoang động lực không thể dẫn đến việc chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị phá hủy hoàn toàn, đặc biệt là khi tháp pháo bị thổi xe dịch khỏi thân xe.Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, sau đòn tấn công của súng không giật Carl Gustav, chiếc T-90M đã trúng tiếp một viên đạn xuyên giáp của xe tăng Ukraine, do đó đã kết liễu hoàn toàn chiếc xe tăng T-90M của quân Nga.Qua đoạn video có thể thấy, có rất nhiều xe tăng của Quân đội Nga đang đậu bên đường trong tình trạng hết sức chủ quan, mất cảnh giác. Đúng lúc đó, chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M này, bất ngờ bị tấn công vào phần hông xe bằng súng không giật Carl Gustaf.Với tầm bắn hiệu quả tối đa của súng Carl Gustaf là 500 mét, và trong trường hợp này, có lẽ tổ chống tăng cơ động của Ukraine, đã phục kích gần hơn khi đối đầu với đội xe tăng Nga. Do vậy phải thừa nhận rằng, Quân đội Ukraine phát động cuộc tấn công thực sự dũng cảm.Súng không giật Carl Gustaf sản xuất tại Thụy Điển và được sử dụng rộng rãi ở quân đội nhiều quốc gia. Kể từ khi ra đời năm 1946, khẩu súng không giật 84mm này không ngừng cải tiến; bên cạnh việc phát triển các loại đạn khác nhau và chính xác hơn, ngoài ra còn có thêm các loại kính ngắm mới.Vật liệu chế tạo súng Carl Gustaf cũng liên tục được nâng cấp; loại M4 mới nhất với cấu trúc hợp kim titan và sợi carbon, nên toàn bộ súng chỉ nặng 6,3 kg, nhẹ hơn mẫu M-3 đến 3 kg; giúp binh lính mang vác dễ dàng hơn trên chiến trường.Súng không giật Carl Gustaf không chỉ mang lại cho bộ binh khả năng bắn trúng các mục tiêu khác nhau, do sử dụng nhiều loại đạn, mà còn nhờ nòng súng có rãnh xoắn, nên độ chính xác của nó vượt xa hầu hết các loại súng phóng lựu phổ biến hiện nay.Ngược lại, súng không giật Carl Gustaf không phải là vũ khí chống tăng mạnh nhất mà bộ binh Ukraine sở hữu, và nó thậm chí còn không được xếp hạng và không được ưa chuộng bằng súng phóng lựu PRG-7 mà Quân đội Ukraine trang bị phổ biến.Hiện Quân đội Ukraine được trang bị các loại vũ khí chống tăng rất mạnh như Javelin (Mỹ); Brimstone, NLAW (Anh); Milan-2 (châu Âu); Stugner-P (do Ukraine sản xuất) và các loại tên lửa chống tăng khác. Thậm chí tên lửa Tekken-3 do Đức sản xuất, có độ xuyên giáp tối đa hơn 800 mm, quá đủ để đối phó với xe tăng Nga.Nhưng trường hợp chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị phá hủy hôm 4/5, một lần nữa cho thấy điểm yếu của Quân đội Nga, đó là thiếu bộ binh xung kích và không có khả năng bảo vệ hiệu quả cho xe tăng; đặc biệt là UAV che đầu.Mặc dù xe tăng có tính cơ động, giáp và hỏa lực mạnh; nhưng khả năng quan sát bên ngoài kém xa so với bộ binh; dù chỉ huy xe tăng thò người ra khỏi tháp pháo, bất kể nguy cơ bị bắn tỉa, cũng không thể bù đắp được khoảng trống về thiếu quan sát.Quân đội Nga đã mất một số lượng lớn xe tăng trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", tức là khi họ tấn công Kiev, nhiều trong số đó đã bị bị tiêu diệt bởi các đội cơ động diệt tăng Ukraine, được trang bị vũ khí chống tăng mạnh, có khả năng cơ động cao và dễ lợi dụng địa hình, địa vật cao để ẩn nấp.Nhưng vấn đề là Quân đội Nga không thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt bộ binh xung kích, trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", kể cả bộ đội đường không, bộ binh tinh nhuệ của Quân đội Nga đã được sử dụng một cách lãng phí và tiêu hao rất nhiều vũ khí trang bị.Rất nhiều tiểu đoàn chiến đấu xung kích (BTG) của Quân đội Nga hiện nay, không có đủ bộ binh xung kích, nên không phát huy được hiệu quả chiến đấu, chưa kể khi tinh thần của lực lượng này xuống thấp. Ngay cả lực lượng chủ lực của Donbass, cũng không thể giải quyết được vấn đề này.Bộ binh chưa qua đào tạo được cử đến chiến trường, chỉ là bia đỡ đạn và không thể thực hiện những nhiệm vụ khó khăn như phối hợp bộ binh-xe tăng. Ở Syria, vấn đề thiếu bộ binh còn có thể được giải quyết bằng cách sử dụng lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ và lực lượng vũ trang Iran.Nhưng ở Ukraine, Quân đội Nga hiện nay đơn giản là không thể có đủ quân để giải quyết vấn đề, chứ chưa nói đến được đào tạo bài bản. Việc thiếu bộ binh chỉ là một trong rất nhiều thiếu sót của Quân đội Nga; nên để giành chiến thắng trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”, Quân đội Nga hiện phải chịu áp lực rất lớn.
Không có loại xe tăng nào trên thế giới này không thể bị phá hủy, dù là M1A2 Abrams hay T-14 Armata mới nhất; và xe tăng T-90 cũng không phải là ngoại lệ. Mới đây, Quân đội Ukraine đã công bố đoạn video về cảnh tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga vào ngày 4/5 vừa qua. Đoạn video cho thấy rõ, khoang động cơ của loại xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất, đang phục vụ trong Quân đội Nga đã bị trúng đạn. Tổ diệt tăng cơ động của Quân đội Ukraine, đã bắn trúng khoang động cơ của chiếc T-90M bằng súng không giật Carl Gustav. Về lý thuyết, đạn xuyên giáp do súng không giật Carl Gustav bắn ra, có độ xuyên sâu tối đa là 500 mm, và độ dày tối đa của giáp sau và giáp bên của xe tăng T-90M không vượt quá 300 mm; do vậy hoàn có thể bị phá hủy. Tuy nhiên, việc phá hủy khoang động lực không thể dẫn đến việc chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị phá hủy hoàn toàn, đặc biệt là khi tháp pháo bị thổi xe dịch khỏi thân xe. Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, sau đòn tấn công của súng không giật Carl Gustav, chiếc T-90M đã trúng tiếp một viên đạn xuyên giáp của xe tăng Ukraine, do đó đã kết liễu hoàn toàn chiếc xe tăng T-90M của quân Nga. Qua đoạn video có thể thấy, có rất nhiều xe tăng của Quân đội Nga đang đậu bên đường trong tình trạng hết sức chủ quan, mất cảnh giác. Đúng lúc đó, chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M này, bất ngờ bị tấn công vào phần hông xe bằng súng không giật Carl Gustaf. Với tầm bắn hiệu quả tối đa của súng Carl Gustaf là 500 mét, và trong trường hợp này, có lẽ tổ chống tăng cơ động của Ukraine, đã phục kích gần hơn khi đối đầu với đội xe tăng Nga. Do vậy phải thừa nhận rằng, Quân đội Ukraine phát động cuộc tấn công thực sự dũng cảm. Súng không giật Carl Gustaf sản xuất tại Thụy Điển và được sử dụng rộng rãi ở quân đội nhiều quốc gia. Kể từ khi ra đời năm 1946, khẩu súng không giật 84mm này không ngừng cải tiến; bên cạnh việc phát triển các loại đạn khác nhau và chính xác hơn, ngoài ra còn có thêm các loại kính ngắm mới. Vật liệu chế tạo súng Carl Gustaf cũng liên tục được nâng cấp; loại M4 mới nhất với cấu trúc hợp kim titan và sợi carbon, nên toàn bộ súng chỉ nặng 6,3 kg, nhẹ hơn mẫu M-3 đến 3 kg; giúp binh lính mang vác dễ dàng hơn trên chiến trường. Súng không giật Carl Gustaf không chỉ mang lại cho bộ binh khả năng bắn trúng các mục tiêu khác nhau, do sử dụng nhiều loại đạn, mà còn nhờ nòng súng có rãnh xoắn, nên độ chính xác của nó vượt xa hầu hết các loại súng phóng lựu phổ biến hiện nay. Ngược lại, súng không giật Carl Gustaf không phải là vũ khí chống tăng mạnh nhất mà bộ binh Ukraine sở hữu, và nó thậm chí còn không được xếp hạng và không được ưa chuộng bằng súng phóng lựu PRG-7 mà Quân đội Ukraine trang bị phổ biến. Hiện Quân đội Ukraine được trang bị các loại vũ khí chống tăng rất mạnh như Javelin (Mỹ); Brimstone, NLAW (Anh); Milan-2 (châu Âu); Stugner-P (do Ukraine sản xuất) và các loại tên lửa chống tăng khác. Thậm chí tên lửa Tekken-3 do Đức sản xuất, có độ xuyên giáp tối đa hơn 800 mm, quá đủ để đối phó với xe tăng Nga. Nhưng trường hợp chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị phá hủy hôm 4/5, một lần nữa cho thấy điểm yếu của Quân đội Nga, đó là thiếu bộ binh xung kích và không có khả năng bảo vệ hiệu quả cho xe tăng; đặc biệt là UAV che đầu. Mặc dù xe tăng có tính cơ động, giáp và hỏa lực mạnh; nhưng khả năng quan sát bên ngoài kém xa so với bộ binh; dù chỉ huy xe tăng thò người ra khỏi tháp pháo, bất kể nguy cơ bị bắn tỉa, cũng không thể bù đắp được khoảng trống về thiếu quan sát. Quân đội Nga đã mất một số lượng lớn xe tăng trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", tức là khi họ tấn công Kiev, nhiều trong số đó đã bị bị tiêu diệt bởi các đội cơ động diệt tăng Ukraine, được trang bị vũ khí chống tăng mạnh, có khả năng cơ động cao và dễ lợi dụng địa hình, địa vật cao để ẩn nấp. Nhưng vấn đề là Quân đội Nga không thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt bộ binh xung kích, trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", kể cả bộ đội đường không, bộ binh tinh nhuệ của Quân đội Nga đã được sử dụng một cách lãng phí và tiêu hao rất nhiều vũ khí trang bị. Rất nhiều tiểu đoàn chiến đấu xung kích (BTG) của Quân đội Nga hiện nay, không có đủ bộ binh xung kích, nên không phát huy được hiệu quả chiến đấu, chưa kể khi tinh thần của lực lượng này xuống thấp. Ngay cả lực lượng chủ lực của Donbass, cũng không thể giải quyết được vấn đề này. Bộ binh chưa qua đào tạo được cử đến chiến trường, chỉ là bia đỡ đạn và không thể thực hiện những nhiệm vụ khó khăn như phối hợp bộ binh-xe tăng. Ở Syria, vấn đề thiếu bộ binh còn có thể được giải quyết bằng cách sử dụng lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ và lực lượng vũ trang Iran. Nhưng ở Ukraine, Quân đội Nga hiện nay đơn giản là không thể có đủ quân để giải quyết vấn đề, chứ chưa nói đến được đào tạo bài bản. Việc thiếu bộ binh chỉ là một trong rất nhiều thiếu sót của Quân đội Nga; nên để giành chiến thắng trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”, Quân đội Nga hiện phải chịu áp lực rất lớn.Tin tài trợ
-
Chủ công viên Đầm Sen nhận 12 quyết định cưỡng chế thuế
Gilimex bị Cục thuế TP.HCM phạt hơn 3,6 tỷ đồng
Phong Điện Yang Trung chi 650 tỷ mua trước hạn toàn bộ trái phiếu
-
Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm tại CIENCO4
2 gói thầu tiền tỷ của cấp nước Đồng Nai về tay Viwaseen11 chỉ trong 10 ngày
Cổ phiếu MWG được khuyến nghị mua, kỳ vọng tăng 27,9%
-
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam lãi 191 tỷ mỗi tháng
Chứng khoán BOS bị xử phạt 175 triệu đồng vì báo cáo sai lệch
Công ty Fico dùng hóa đơn bất hợp pháp bị phạt 539 triệu
Tin tức Quân sự mới nhất
-
X-44 MANTA: Máy bay chiến đấu tàng hình chưa bao giờ cất cánh
-
Sức mạnh “sát thủ” T-90M, xe tăng số 1 của Nga
-
Nga đóng cửa một phần không phận, sắp có chuyện lớn xảy ra
-
Tiêm kích F-16 bị vô hiệu hóa, Ukraine thiệt hại nặng nề
-
Nga phóng tên lửa, 40 chuyên gia nước ngoài ở Ukraine thiệt mạng
-
Trận chiến Kursk đến giờ phút quyết định, Nga gây áp lực 24/24
Tin hình ảnh mới
-
Tử vi 12 cung hoàng đạo 1/12/2024: Ma Kết khó khăn
-
TWR Supercat - huyền thoại Jaguar XJS "tái sinh" bán 6,76 tỷ đồng
-
Tên không tặc bí ẩn nhất nước Mỹ
-
Hoảng hồn bị lợn rừng tấn công ngay trong sân nhà
-
Độ giàu có của bạn trai “nữ hoàng dao kéo” Phi Thanh Vân
-
Tử vi tháng Chạp: Tuổi nào tràn ngập công danh, ai rước Thần Tài?
-
Trend “tomboy hoàn lương” hot nhất Tiktok gây tranh cãi
-
Ford Ranger MS-RT 2025 - đậm chất xe đua từ 1,29 tỷ đồng
-
Cuộc sống của Lily Chen trong biệt thự 70 tỷ to như cung điện
-
Danh tính hot girl diện mốt không nội y bên xe đồ ăn đêm
-
X-44 MANTA: Máy bay chiến đấu tàng hình chưa bao giờ cất cánh
-
Hot girl Sài thành khoe vòng eo bé xíu cùng cơ bụng cực phẩm
Từ khóa » T90 Bị Bắn Cháy ở Ukraine
-
Xe Tăng T-90M Proryv-3 Của Nga Nghi Bị Bắn Cháy ở Ukraine
-
Xe Tăng T-90M Của Nga Có Thể Sống Sót Trước Tên Lửa Javelin Trên ...
-
Ukraine: Xe Tăng Siêu Hiện đại T-90M Của Nga Bị Phá Hủy Chỉ Vài ...
-
Ukraine Công Bố Loại Vũ Khí Phá Hủy Xe Tăng T-90M Nga - VnExpress
-
Ukraine Dùng Tên Lửa Javelin Bắn Cháy Xe Tăng T-90 Hiện đại Bậc ...
-
Ukraine Tung Video Phá Hủy "xe Tăng T-90” - Tin Thế Giới - 24H
-
Khả Năng Sống Sót Của Xe Tăng T-90M Trước Tên Lửa Javelin ở ... - VOV
-
Nga Có Thể đã Mất Xe Tăng T-90M đầu Tiên ở Chiến Trường Ukraine
-
Siêu Tăng T-90A Nga Bị Tên Lửa NLAW Ukraine Hạ Gục
-
Ukraine Tung Video Phá Hủy “xe Tăng T-90” - Dân Việt
-
Tên Lửa Chống Tăng Bắn Cháy Xe Tăng Nga Tại Ukraine - Việt Báo
-
T-90 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nga Có Thể đã Mất Siêu Tăng Hiện đại Nhất Kho Vũ Khí ở Ukraine
-
'Độc Bản' Xe Tăng T-80UM2 Của Nga Bị Bắn Cháy Tại Ukraine?
-
Khoảnh Khắc Siêu Tăng Quái Vật T-90 Của Nga Bị Nổ Tung
-
Từ Xe Tăng T-90 Bị Tên Lửa TOW Bắn, Nghĩ Về Nhãn Quan Quân Sự Nga
-
Chiếc Tăng T-90 đầu Tiên Bị IS Bắn Cháy ở Syria - Tiền Phong
-
Xe Tăng T-90 Việt Nam Mua Về Từ Nga Có Chống được Drone? - BBC